GENEVA — Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết con số người Iraq rời bỏ tỉnh Anbar vì chiến tranh ngày càng tăng. Cao ủy Tị nạn LHQ nói tình hình an ninh suy giảm tại vùng bất ổn này gây khó khăn cho các cơ quan cứu trợ tiếp cận những người đang cần đến sự giúp đỡ.
Cuộc tấn công ngày thứ Bảy của các phần tử chủ chiến Iraq vào trường đại học Anbar trong thành phố Ramadi là vụ mới nhất trong 3 ngày bạo động của các phần tử chủ chiến. Vụ này xảy ra tiếp sau những vụ tấn công vào các thành phố Mosul và Samarra. Cuộc tấn công của các phần tử chủ chiến tại Ramadi làm 3 bảo vệ thiệt mạng và bắt hơn một chục sinh viên làm con tin cho thấy tình hình xáo trộn bao trùm lên tỉnh Anbar trong nhiều tháng nay.
Cơ quan tị nạn LHQ nói bạo động ngày càng tăng tại tỉnh có đa số người Sunni cư ngụ đã gây nên cuộc khủng hoảng về việc di tản. LHQ ước đoán có gần nửa triệu người phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi những cuộc giao tranh giữa các lực lượng do chính phủ người Shia lãnh đạo và phe nổi dậy Sunni tại miền đông Anbar leo thang vào tháng 1 năm nay.
Phát ngôn viên Cao ủy Tị nạn LHQ Adrian Edwards nói người dân lánh nạn vì làn sóng giao tranh chuyển hướng. Ông nói chẳng hạn như trong tháng trước có khoảng 72.000 người Iraq buộc phải rời bỏ nhà cửa khi các phần tử chủ chiến cố ý phá vỡ một con đập tại quận Abu Ghraib thuộc Anbar.
“Nước lụt đã rút xuống và người dân đang trở về nhà. Hiện nay có những lo ngại về sức khỏe và phục hồi. Tiếp cận được nước sạch là một vấn đề khẩn cấp vì nước lụt đã làm hư hại nhà máy xử lý nước. Các giới chức địa phương nói 28 xe bồn chứa đầy nước uống đã được đưa tới khu vực này mỗi ngày, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.”
Ông Edwards nói Cao ủy đang chuẩn bị việc di tản có thể xảy ra từ thành phố Fallujah vừa mới bị pháo kích. Ông nói vụ pháo kích này trúng một bệnh viện và một nhà máy nước, làm cho đời sống trong thành phố rất khó khăn.
Các nhân viên cứu trợ LHQ báo cáo có hàng chục ngàn người Iraq rời bỏ tỉnh Anbar và đi đến các vùng khác trên toàn quốc. Các nhân viên này cho biết thêm là số người di tản tập trung đông đảo nhất tại Salah al-Din, một vùng do người Sunni quản lý tự trị ở phía bắc Baghdad. Những vùng khác là Erbil, Kirkuk, Sulaymaniyah ở Kurdistan, và ở thủ đô Baghdad.
Ông Edwards nói nhiều người di tản đang phải chật vật đối phó với tình cảnh khốn cùng.
“Những người may mắn hơn sống với bạn bè và thân nhân, những người khác sống trong các lều trại, trường học, những tòa nhà xây dang dở, những nơi tạm trú của cộng đồng. Tại Anbar không thôi, hầu hết hai phần ba trong số 300.000 người di tản sống trong các trường học. Những người di tản nói với chúng tôi là nhà cửa có hạn và đang trở nên ngày càng đắt đỏ. Hầu hết người dân di tản không có thu nhập. Nhiều người phải vay nợ để chi trả cho các nhu cầu cần thiết. Các gia đình nói việc có nhà ở và thức ăn là ưu tiên hàng đầu của họ."
Ông Edwards nói Cao ủy Tị nạn LHQ đã cung cấp những hộp cứu trợ khẩn cấp và những vật dụng khác cho hơn 40.000 người cũng như trợ cấp tiền mặt cho 2500 người cần đến nhất. Tuy nhiên ông nói đây chỉ là một phần nhỏ của những gì người tị nạn cần đến.
Ông nói cơ quan tị nạn LHQ muốn gia tăng các hoạt động nhân đạo, nhưng không thể làm được vì cơ quan chỉ nhận được 12% trong số 26,4 triệu đô la cơ quan kêu gọi.
Cuộc tấn công ngày thứ Bảy của các phần tử chủ chiến Iraq vào trường đại học Anbar trong thành phố Ramadi là vụ mới nhất trong 3 ngày bạo động của các phần tử chủ chiến. Vụ này xảy ra tiếp sau những vụ tấn công vào các thành phố Mosul và Samarra. Cuộc tấn công của các phần tử chủ chiến tại Ramadi làm 3 bảo vệ thiệt mạng và bắt hơn một chục sinh viên làm con tin cho thấy tình hình xáo trộn bao trùm lên tỉnh Anbar trong nhiều tháng nay.
Cơ quan tị nạn LHQ nói bạo động ngày càng tăng tại tỉnh có đa số người Sunni cư ngụ đã gây nên cuộc khủng hoảng về việc di tản. LHQ ước đoán có gần nửa triệu người phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi những cuộc giao tranh giữa các lực lượng do chính phủ người Shia lãnh đạo và phe nổi dậy Sunni tại miền đông Anbar leo thang vào tháng 1 năm nay.
Phát ngôn viên Cao ủy Tị nạn LHQ Adrian Edwards nói người dân lánh nạn vì làn sóng giao tranh chuyển hướng. Ông nói chẳng hạn như trong tháng trước có khoảng 72.000 người Iraq buộc phải rời bỏ nhà cửa khi các phần tử chủ chiến cố ý phá vỡ một con đập tại quận Abu Ghraib thuộc Anbar.
“Nước lụt đã rút xuống và người dân đang trở về nhà. Hiện nay có những lo ngại về sức khỏe và phục hồi. Tiếp cận được nước sạch là một vấn đề khẩn cấp vì nước lụt đã làm hư hại nhà máy xử lý nước. Các giới chức địa phương nói 28 xe bồn chứa đầy nước uống đã được đưa tới khu vực này mỗi ngày, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.”
Ông Edwards nói Cao ủy đang chuẩn bị việc di tản có thể xảy ra từ thành phố Fallujah vừa mới bị pháo kích. Ông nói vụ pháo kích này trúng một bệnh viện và một nhà máy nước, làm cho đời sống trong thành phố rất khó khăn.
Các nhân viên cứu trợ LHQ báo cáo có hàng chục ngàn người Iraq rời bỏ tỉnh Anbar và đi đến các vùng khác trên toàn quốc. Các nhân viên này cho biết thêm là số người di tản tập trung đông đảo nhất tại Salah al-Din, một vùng do người Sunni quản lý tự trị ở phía bắc Baghdad. Những vùng khác là Erbil, Kirkuk, Sulaymaniyah ở Kurdistan, và ở thủ đô Baghdad.
Ông Edwards nói nhiều người di tản đang phải chật vật đối phó với tình cảnh khốn cùng.
“Những người may mắn hơn sống với bạn bè và thân nhân, những người khác sống trong các lều trại, trường học, những tòa nhà xây dang dở, những nơi tạm trú của cộng đồng. Tại Anbar không thôi, hầu hết hai phần ba trong số 300.000 người di tản sống trong các trường học. Những người di tản nói với chúng tôi là nhà cửa có hạn và đang trở nên ngày càng đắt đỏ. Hầu hết người dân di tản không có thu nhập. Nhiều người phải vay nợ để chi trả cho các nhu cầu cần thiết. Các gia đình nói việc có nhà ở và thức ăn là ưu tiên hàng đầu của họ."
Ông Edwards nói Cao ủy Tị nạn LHQ đã cung cấp những hộp cứu trợ khẩn cấp và những vật dụng khác cho hơn 40.000 người cũng như trợ cấp tiền mặt cho 2500 người cần đến nhất. Tuy nhiên ông nói đây chỉ là một phần nhỏ của những gì người tị nạn cần đến.
Ông nói cơ quan tị nạn LHQ muốn gia tăng các hoạt động nhân đạo, nhưng không thể làm được vì cơ quan chỉ nhận được 12% trong số 26,4 triệu đô la cơ quan kêu gọi.