Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam và Nga hôm qua thảo luận để nâng các quan hệ quốc phòng lên một tầm cao mới. Sau cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết Nga sẽ tiếp tay với Việt Nam trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội và đặc biệt, hải quân Việt Nam. Diễn tiến này có ảnh hưởng gì tới chính sách quay trở lại Châu Á của Hoa Kỳ? Một chuyên gia về các quan hệ quốc tế, Tiến sĩ Charles E. Morrisson, Chủ tịch Hội Đông-Tây, một viện nghiên cứu chính sách tại Châu Á - Thái bình dương, nhận định rằng việc Nga và Việt Nam nối lại các quan hệ quân sự đã có trước đây, phản ánh quyền lợi quốc gia của cả hai nước tại thời điểm này:
“Việt Nam thì cảm thấy cần phải củng cố lực lượng hải quân của mình, trong khi Nga tìm cách phục hồi lại vai trò của họ sau một thời gian vắng mặt tại khu vực Châu Á-Thái bình dương.”
Trang mạng Pravda.ru hôm qua đăng một bài viết tựa đề “Nga trở lại Việt Nam”, việc này có hệ quả gì đối với chính sách đối ngoại của Tổng Thống Obama xoay trục sang Châu Á? Tiến sĩ Morrison nói chính sách xoay trục của Mỹ là nhằm mục đích tăng sự chú ý của các nhà làm chính sách vào tầm quan trọng của khu vực châu Âu, và ông tin rằng đó cũng là chính sách của Nga:
“Chính sách của Nga cũng tương tự như vậy. Nga cũng hiểu rằng Châu Á rất quan trọng cho tương lai của nước Nga, nhưng theo tôi nghĩ, điều đó không có hệ quả tiêu cực nào đối với Hoa Kỳ hay các quốc gia khác cũng có ý định củng cố quan hệ với Việt Nam và các nước khác trong khu vực Châu Á-Thái bình dương.”
Tiến sĩ Morrison nói không có sự cạnh tranh giữa Nga và Mỹ, mà mỗi nước đều có những bước hành động phù hợp với lối diễn giải của riêng mình về quyền lợi quốc gia. Theo ông, lý tưởng nhất là sự hợp tác đa phương qua trung gian các diễn đàn khu vực, chẳng hạn như APEC, vốn đặt nặng hợp tác kinh tế, và Diễn Đàn An ninh Khu vực, đặt nặng hợp tác về an ninh, mà cả Nga và Mỹ cùng các nước khác có thể tham gia.
Trong cuộc họp hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí và thiết bị quân sự của Nga, trong khi trước đây Hà nội đã tìm cách vận động Washington cung cấp vũ khí hiện đại nhưng bị Washington từ chối vì thành tích nhân quyền của Việt Nam. Được hỏi liệu Mỹ có nên thay đổi chính sách liên kết nhân quyền với vũ khí hay không, Tiến sĩ Morrison nói:
“Tôi nghĩ rằng nhân quyền là một phần rất quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước Á Châu. Tôi nghĩ dù trong lĩnh vực này, Hoa Kỳ phải cạnh tranh phần nào với các nước khác, những một phần sức mạnh của Hoa Kỳ là nhờ vào chính sách ủng hộ nhân quyền, thành thử trong trường hợp này, cạnh tranh để bán vũ khí không mấy quan trọng.”
Về tương lai quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Tiến sĩ Morrison nhận định:
“Chúng ta có thể tiên đoán một tương lai rạng rỡ cho quan hệ Việt-Mỹ. Thật đáng kinh ngạc, xét quá trình lịch sử, rằng quan hệ hai nước ngày nay rất nồng ấm. Hai nước đang xúc tiến rất nhiều hoạt động, kể cả việc thương thuyết thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái bình dương rất quan trọng, vì đây là thỏa thuận về một khu vực thương mại tự do trong thế kỷ 21. Nhưng cùng lúc cũng có một số vấn đề, như vấn đề nhân quyền mà cô vừa đề cập, vấn đề về các công ty do nhà nước sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vv… ”
Thế Hoa Kỳ nghĩ gì về việc Hà nội có thể cho phép Nga sử dụng cảng Cam Ranh trở lại?
Tiến sĩ Morrison nói các căn cứ quân sự theo nghĩa truyền thống không phải là điều mà Hoa Kỳ hay cả Nga, cần trong lúc này. Mà điều cần thiết là tàu bè được ra vào các bến cảng, là các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp, chia sẻ các thông tin quốc phòng, đó là những vấn đề thiết yếu trong sự hợp tác giữa các nước.
Tiến sĩ Charles Morrisson bảo vệ luận án Tiến sĩ về quan hệ quốc tế của ông tại Đại học John Hopkins. Ông hiện là Chủ tịch Hội Đông-Tây, một trong những viện nghiên cứu chính sách lớn nhất khu vực Châu Á-Thái bình dương.
Nguồn: Interview with Dr. Charles E. Morrisson President East-West Center; The New Indian Express
http://www.youtube.com/embed/rAY-3GV72rg?list=PL231429C17BE39E34
“Việt Nam thì cảm thấy cần phải củng cố lực lượng hải quân của mình, trong khi Nga tìm cách phục hồi lại vai trò của họ sau một thời gian vắng mặt tại khu vực Châu Á-Thái bình dương.”
Trang mạng Pravda.ru hôm qua đăng một bài viết tựa đề “Nga trở lại Việt Nam”, việc này có hệ quả gì đối với chính sách đối ngoại của Tổng Thống Obama xoay trục sang Châu Á? Tiến sĩ Morrison nói chính sách xoay trục của Mỹ là nhằm mục đích tăng sự chú ý của các nhà làm chính sách vào tầm quan trọng của khu vực châu Âu, và ông tin rằng đó cũng là chính sách của Nga:
“Chính sách của Nga cũng tương tự như vậy. Nga cũng hiểu rằng Châu Á rất quan trọng cho tương lai của nước Nga, nhưng theo tôi nghĩ, điều đó không có hệ quả tiêu cực nào đối với Hoa Kỳ hay các quốc gia khác cũng có ý định củng cố quan hệ với Việt Nam và các nước khác trong khu vực Châu Á-Thái bình dương.”
Tiến sĩ Morrison nói không có sự cạnh tranh giữa Nga và Mỹ, mà mỗi nước đều có những bước hành động phù hợp với lối diễn giải của riêng mình về quyền lợi quốc gia. Theo ông, lý tưởng nhất là sự hợp tác đa phương qua trung gian các diễn đàn khu vực, chẳng hạn như APEC, vốn đặt nặng hợp tác kinh tế, và Diễn Đàn An ninh Khu vực, đặt nặng hợp tác về an ninh, mà cả Nga và Mỹ cùng các nước khác có thể tham gia.
Trong cuộc họp hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí và thiết bị quân sự của Nga, trong khi trước đây Hà nội đã tìm cách vận động Washington cung cấp vũ khí hiện đại nhưng bị Washington từ chối vì thành tích nhân quyền của Việt Nam. Được hỏi liệu Mỹ có nên thay đổi chính sách liên kết nhân quyền với vũ khí hay không, Tiến sĩ Morrison nói:
“Tôi nghĩ rằng nhân quyền là một phần rất quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước Á Châu. Tôi nghĩ dù trong lĩnh vực này, Hoa Kỳ phải cạnh tranh phần nào với các nước khác, những một phần sức mạnh của Hoa Kỳ là nhờ vào chính sách ủng hộ nhân quyền, thành thử trong trường hợp này, cạnh tranh để bán vũ khí không mấy quan trọng.”
Về tương lai quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Tiến sĩ Morrison nhận định:
“Chúng ta có thể tiên đoán một tương lai rạng rỡ cho quan hệ Việt-Mỹ. Thật đáng kinh ngạc, xét quá trình lịch sử, rằng quan hệ hai nước ngày nay rất nồng ấm. Hai nước đang xúc tiến rất nhiều hoạt động, kể cả việc thương thuyết thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái bình dương rất quan trọng, vì đây là thỏa thuận về một khu vực thương mại tự do trong thế kỷ 21. Nhưng cùng lúc cũng có một số vấn đề, như vấn đề nhân quyền mà cô vừa đề cập, vấn đề về các công ty do nhà nước sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vv… ”
Thế Hoa Kỳ nghĩ gì về việc Hà nội có thể cho phép Nga sử dụng cảng Cam Ranh trở lại?
Tiến sĩ Morrison nói các căn cứ quân sự theo nghĩa truyền thống không phải là điều mà Hoa Kỳ hay cả Nga, cần trong lúc này. Mà điều cần thiết là tàu bè được ra vào các bến cảng, là các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp, chia sẻ các thông tin quốc phòng, đó là những vấn đề thiết yếu trong sự hợp tác giữa các nước.
Tiến sĩ Charles Morrisson bảo vệ luận án Tiến sĩ về quan hệ quốc tế của ông tại Đại học John Hopkins. Ông hiện là Chủ tịch Hội Đông-Tây, một trong những viện nghiên cứu chính sách lớn nhất khu vực Châu Á-Thái bình dương.
Nguồn: Interview with Dr. Charles E. Morrisson President East-West Center; The New Indian Express
http://www.youtube.com/embed/rAY-3GV72rg?list=PL231429C17BE39E34