Các giới chức của Nga hôm thứ Tư tố giác một nhà ngoại giao Mỹ định tuyển mộ một nhân viên tình báo Nga, nhưng cho rằng vụ này không ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ Nga-Mỹ.
Hồi đầu tuần, nhà chức trách Nga đã tạm giam trong thời gian ngắn một nhân viên đại sứ quán Mỹ bị tố giác là định tuyển một gián điệp Nga làm cho CIA. Nhà ngoại giao đã bị trục xuất ngay sau đó.
2013 – Nga tố nhân viên Ðại sứ quán Mỹ Ryan Fogle hoạt động gián điệp và trục xuất.
2013 – Binh sĩ quân cảnh Mỹ William Colton Millay bị buộc tội bán bí mật quân sự của Mỹ cho một đặc vụ FBI giả làm gián điệp người Nga.
2012 – Sĩ quan Hải quân Mỹ đã về hưu, Robert Patrick Hoffman, bị bắt vì tìm cách cung cấp thông tin mật cho những đặc vụ FBI giả làm gián điệp Nga.
2010 - Mỹ bắt giữ 10 người Nga trong đó có cô Anna Chapman và cáo buộc họ là gián điệp nằm vùng, nhưng sau đó được trả về Nga trong một phi vụ trao đổi gián điệp.
2010 – Nga tống giam Gennady Sipachev vì tội bán bí mật cho Mỹ.
2001 - Ðặc vụ FBI Robert Hanson bị bắt vì bán bí mật cho Nga.
2000 – Nga buộc ông Edmond Pope, doanh nhân và cựu sĩ quan tình báo hải quân Mỹ Mỹ về tội gián điệp. Ông này sau đó được ân xá và được trả về Mỹ.
1996 - Mỹ buộc tội đặc vụ FBI Earl Edwin Pitts vì cung cấp thông tin mật cho Moscow lấy tiền.
1996 - Harold James Nicholson, nhân viên CIA kỳ cựu bị buộc tội bán lý lịch một số nhân viên tình báo Mỹ ở Nga.
1994 – Nhân phản gián của Mỹ Aldrich Ames và vợ nhận tội làm gián điệp cho Nga từ năm 1985.
Ông Dmitry Peskov, Phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin nói với Thông tấn xã Itar-Tass hôm thứ Tư rằng vụ này “không góp phần làm giảm nhẹ sự tin cậy giữa Mỹ và Nga và nâng quan hệ hai nước lên một tầm mới.”
Ông Yuri Ushakov, Cố vấn chính sách ngoại giao của Tổng thống Putin gọi đây là một vụ tuyển mộ “thô thiển và vụng về” giữa lúc hai nước đều hứa cải thiện hợp tác. Tuy nhiên, ông cũng không nghĩ vụ này ảnh hưởng đến sự hợp tác hai nước.
Cũng trong hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov triệu tập Đại sứ Mỹ Michael McFaul để nói về vụ nhà ngoại giao Mỹ bị bắt tối thứ Hai. Sau buổi triệu tập, Đại sứ McFaul không chịu đưa ra nhận xét nào.
Cơ quan an ninh FSS của Nga xác nhận tên nhà ngoại giao Mỹ là Ryan Fogle và cho biết ông này đã cải trang, mang nhiều thiết bị, tiền bạc và hướng dẫn bằng văn bản cho người Nga mà ông ta định tuyển.
FSS cho biết ông Fogle thuộc bộ phận chính trị của đại sứ quán Mỹ và cũng làm cho CIA.
Hồi đầu tuần, nhà chức trách Nga đã tạm giam trong thời gian ngắn một nhân viên đại sứ quán Mỹ bị tố giác là định tuyển một gián điệp Nga làm cho CIA. Nhà ngoại giao đã bị trục xuất ngay sau đó.
Những vụ gián điệp Nga-Mỹ
Những vụ gián điệp Nga-Mỹ2013 – Nga tố nhân viên Ðại sứ quán Mỹ Ryan Fogle hoạt động gián điệp và trục xuất.
2013 – Binh sĩ quân cảnh Mỹ William Colton Millay bị buộc tội bán bí mật quân sự của Mỹ cho một đặc vụ FBI giả làm gián điệp người Nga.
2012 – Sĩ quan Hải quân Mỹ đã về hưu, Robert Patrick Hoffman, bị bắt vì tìm cách cung cấp thông tin mật cho những đặc vụ FBI giả làm gián điệp Nga.
2010 - Mỹ bắt giữ 10 người Nga trong đó có cô Anna Chapman và cáo buộc họ là gián điệp nằm vùng, nhưng sau đó được trả về Nga trong một phi vụ trao đổi gián điệp.
2010 – Nga tống giam Gennady Sipachev vì tội bán bí mật cho Mỹ.
2001 - Ðặc vụ FBI Robert Hanson bị bắt vì bán bí mật cho Nga.
2000 – Nga buộc ông Edmond Pope, doanh nhân và cựu sĩ quan tình báo hải quân Mỹ Mỹ về tội gián điệp. Ông này sau đó được ân xá và được trả về Mỹ.
1996 - Mỹ buộc tội đặc vụ FBI Earl Edwin Pitts vì cung cấp thông tin mật cho Moscow lấy tiền.
1996 - Harold James Nicholson, nhân viên CIA kỳ cựu bị buộc tội bán lý lịch một số nhân viên tình báo Mỹ ở Nga.
1994 – Nhân phản gián của Mỹ Aldrich Ames và vợ nhận tội làm gián điệp cho Nga từ năm 1985.
Ông Yuri Ushakov, Cố vấn chính sách ngoại giao của Tổng thống Putin gọi đây là một vụ tuyển mộ “thô thiển và vụng về” giữa lúc hai nước đều hứa cải thiện hợp tác. Tuy nhiên, ông cũng không nghĩ vụ này ảnh hưởng đến sự hợp tác hai nước.
Cũng trong hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov triệu tập Đại sứ Mỹ Michael McFaul để nói về vụ nhà ngoại giao Mỹ bị bắt tối thứ Hai. Sau buổi triệu tập, Đại sứ McFaul không chịu đưa ra nhận xét nào.
Cơ quan an ninh FSS của Nga xác nhận tên nhà ngoại giao Mỹ là Ryan Fogle và cho biết ông này đã cải trang, mang nhiều thiết bị, tiền bạc và hướng dẫn bằng văn bản cho người Nga mà ông ta định tuyển.
FSS cho biết ông Fogle thuộc bộ phận chính trị của đại sứ quán Mỹ và cũng làm cho CIA.