Hôm nay, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết liên minh sẽ cho phép bố trí một hệ thống phòng thủ phi đạn ở Thổ Nhĩ Kỳ “trong vài tuần nữa” để đáp lại tình hình bạo động liên tục ở Syria và lo ngại chính phủ ở đó có thể sử dụng vũ khí hóa học. Tổng Thư Ký Anders Fogh Rasmussen đưa ra lời tiên đoán khi ông đi dự một loạt các cuộc họp với các bộ trưởng trong liên minh, cũng như các quốc gia đối tác và Nga. Từ Brussels, thông tín viên VOA Al Pessin gửi về bài tường thuật sau đây.
Tổng thư ký Rasmussen nói các bộ trưởng trong khối NATO sẽ “chứng tỏ quyết tâm ngăn chặn mọi đe doạ” đối với đường biên giới phía đông nam của liên minh. Ðường biên giới đo là biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, với cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài hơn 1 năm ở phía bên kia.
Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu sự trợ giúp của NATO sau khi chính phủ Syria pháo kích gần biên giới trúng vào một số khu vực bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo dự kiến, liên minh sẽ bố trí các dàn phòng thủ phi đạn Patriot của Mỹ ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng ông Rasmussen nói các quyết định cụ thể sẽ được dành cho từng quốc gia. Hệ thống Patriot được thiết kế để nghênh cản các phi đạn đi vào, chứ không nhắm tấn công các mục tiêu trên bộ.
Nhưng Nga lo ngại về mọi sự bố trí phi đạn của NATO, cho dù các phi đạng chỉ có tính cách phòng vệ. Ông Rasmussen nói ông đã tìm cách trấn an Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến thăm ông và cũng sẽ làm như thế khi ông Lavrov gặp các bộ trưởng ngoại giao NATO vào ngày hôm nay.
Ông Rasmussen nói: “Ðây là một biện pháp mang tính cách phòng vệ thuần tuý. Chúng tôi không có ý định chuẩn bị các hoạt động tấn công. Do đó mục đích của việc có thể bố trí này là để bảo đảm cho việc phòng vệ và bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ một cách hữu hiệu.”
Tổng thư ký Rasmussen gọi kho dự trữ vũ khí hóa học của Syria là “một vấn đề gây quan tâm lớn,” thêm vào sự khẩn trương phải bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn ở Thổ Nhĩ kỳ. Ông gọi bất cứ việc sử dụng vũ khí hóa học nào đều “hoàn toàn không thể chấp nhận được,” và nói nó sẽ đưa đến “một phản ứng tức thời.”
Các vị bộ trưởng của NATO cũng dự kiến sẽ thảo luận về sứ mạng đang tiếp diễn ở Afghanistan. Hôm qua, tổng thư ký NATO đã nói với các phóng viên đến thăm nước này rằng sự cam kết của liên minh đối với Afghanistan sẽ tiếp tục ngay cả sau khi vai trò tác chiến của NATO chấm dứt trong 2 năm nữa.
Nhưng ông nói chính phủ Afghanistan cũng phải hoàn thành các cam kết với cộng đồng quốc tế là cải thiện chính quyền, chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền, kể cả quyền phụ nữ, và tổ chức bầu cử khả tín và minh bạch vào các năm 2014 và 2015.
Tổng thư ký Rasmussen cho biết ông dự kiến lực lượng an ninh Afghanistan sẽ có khả năng đảm nhận toàn bộ trách nhiệm cho nước này trước cuối năm 2014 như đã định, và ông nhắc lại rằng vai trò của NATO sẽ chuyển qua chỉ có hỗ trợ và huấn luyện không thôi vào lúc đó. Ông nói đó sẽ là một trọng điểm của cuộc họp các ngoại trưởng, cùng với những phương sách bảo đảm tài trợ tiếp tục cho lực lượng Afghanistan.
Tổng thư ký Rasmussen nói các bộ trưởng trong khối NATO sẽ “chứng tỏ quyết tâm ngăn chặn mọi đe doạ” đối với đường biên giới phía đông nam của liên minh. Ðường biên giới đo là biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, với cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài hơn 1 năm ở phía bên kia.
Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu sự trợ giúp của NATO sau khi chính phủ Syria pháo kích gần biên giới trúng vào một số khu vực bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo dự kiến, liên minh sẽ bố trí các dàn phòng thủ phi đạn Patriot của Mỹ ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng ông Rasmussen nói các quyết định cụ thể sẽ được dành cho từng quốc gia. Hệ thống Patriot được thiết kế để nghênh cản các phi đạn đi vào, chứ không nhắm tấn công các mục tiêu trên bộ.
Ông Rasmussen nói: “Ðây là một biện pháp mang tính cách phòng vệ thuần tuý. Chúng tôi không có ý định chuẩn bị các hoạt động tấn công. Do đó mục đích của việc có thể bố trí này là để bảo đảm cho việc phòng vệ và bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ một cách hữu hiệu.”
Tổng thư ký Rasmussen gọi kho dự trữ vũ khí hóa học của Syria là “một vấn đề gây quan tâm lớn,” thêm vào sự khẩn trương phải bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn ở Thổ Nhĩ kỳ. Ông gọi bất cứ việc sử dụng vũ khí hóa học nào đều “hoàn toàn không thể chấp nhận được,” và nói nó sẽ đưa đến “một phản ứng tức thời.”
Các vị bộ trưởng của NATO cũng dự kiến sẽ thảo luận về sứ mạng đang tiếp diễn ở Afghanistan. Hôm qua, tổng thư ký NATO đã nói với các phóng viên đến thăm nước này rằng sự cam kết của liên minh đối với Afghanistan sẽ tiếp tục ngay cả sau khi vai trò tác chiến của NATO chấm dứt trong 2 năm nữa.
Nhưng ông nói chính phủ Afghanistan cũng phải hoàn thành các cam kết với cộng đồng quốc tế là cải thiện chính quyền, chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền, kể cả quyền phụ nữ, và tổ chức bầu cử khả tín và minh bạch vào các năm 2014 và 2015.
Tổng thư ký Rasmussen cho biết ông dự kiến lực lượng an ninh Afghanistan sẽ có khả năng đảm nhận toàn bộ trách nhiệm cho nước này trước cuối năm 2014 như đã định, và ông nhắc lại rằng vai trò của NATO sẽ chuyển qua chỉ có hỗ trợ và huấn luyện không thôi vào lúc đó. Ông nói đó sẽ là một trọng điểm của cuộc họp các ngoại trưởng, cùng với những phương sách bảo đảm tài trợ tiếp tục cho lực lượng Afghanistan.