Nạn rắn ở Bangkok, Thái Lan

Anh Khun Pinyo xử lý một con rắn hổ mang có nọc độc, ngày 28 tháng 2 năm 2016. (Z. Aung / VOA)

Bangkok có vấn đề về rắn.

Thủ đô Thái được nhắc nhở điều đó mỗi khi xảy ra một vụ rắn xuất hiện được đưa lên hàng đầu tin tức, chẳng hạn như khi người ta quay video được cảnh một con trăn đang nuốt chửng một con chó lớn. Hay khi cách đây vài năm, một người phụ nữ bước ra khỏi bồn tắm bị một con trăn cắn; con vật thò đầu từ bồn cầu sau đó lại còn tìm cách kéo bà xuống theo.

Tổng kết, mỗi năm có hàng ngàn cú gọi qua đường dây nóng 199 của Sở Cứu hỏa Bangkok yêu cầu gửi gấp một người bắt rắn.

Trong thời gian 12 năm hành nghề, nhân viên cứu hỏa Pinyo Pookpinyo đã phụ trách việc trừ khử hơn 10 ngắn con rắn trong thành phố.

Vào một lần được kêu cứu mới đây, anh Pinyo đã nắm được một cách tài tình một con trăn dài 3 mét, làm nhẹ hẳn gánh lo chủ một căn nhà ở Bangkok mà còn rắn này đã trườn được vào vườn.

Anh Pinyo nói: “Chúng tôi muốn cảnh báo mọi người trông thấy những con rắn này là chớ nên tìm cách tự ý bắt chúng. Chúng thường hay bò vào những căn nhà có nuôi những thú vật như gà, chim, hay có chuột. Vì thế nên giữ nhà cho sạch sẽ và rào chắn các con thú cưng cẩn thận bởi vì rắn sẽ ăn thịt chúng.”

Vào lúc trời mát mẻ thì ít rắn hơn, nhưng các cú gọi cho số 199 gia tăng vào mùa mưa.

80 phần trăm trong những lần gọi kêu cứu là để trừ những con rắn đang đi kiếm ăn. Gần như tất cả đều thuộc loại rắn hình mặt lưới, tức là loài bò sát dài nhất thế giới, thỉnh thoảng có loại rắn Miến Điện hiền hơn.

Kể từ khi anh Pinyo làm nghề bắt rắn, số rắn ở Bangkok, thường nằm trên mặt bằng sình với những hố phủ lá cây nhiệt đới, đã “giảm hẳn” – theo ông một phần lớn là nhờ mình anh bắt được rất nhiều.

Vụ khiến anh Pinyo sợ hãi nhất lúc mới vào nghề là khi anh bị cắn khi thả một con rắn cực độc, với khả năng tấn công rất nhanh. Thực may mắn cho nhân viên cứu hỏa này là anh đã được chở bằng xe đạp ngay đến một bệnh viện chỉ cách có vài kilomet để chích thuốc giải độc.

Nhiều năm trong nghề bắt rắn đã khiến anh rất thuần thục khi phải đối phó với những con rắn này. Nhưng chính anh cũng vẫn rất có thể bị nạn, vì mới đây đã bị thương khi một con trăn tìm cách cắn vào bàn tay trái của anh.

Những người chuyên vật lộn với rắn nói rằng thường thì người dân thường không cần phải hốt hoảng khi nhìn thấy rắn. Đa số những con rắn trong thành phố không nguy hiểm nhưng một vài con sẽ cắn nếu cảm thấy bị những người hoảng hốt đe dọa.

Anh Khun Pinyo giải thích cho người dân về con rắn không có nọc bị bắt trong khu nhà cô, ngày 28 tháng 2 năm 2016. (Z. Aung/VOA)

Anh nói, “Gần như tất cả những vết rắn căn là do người bất cẩn.”

Thông thường mỗi năm có từ 7 đến 9 ngàn người Thái bị rắn cắn, và có khoảng vài chục người chết, chủ yếu là ở những vùng nông thôn nơi có những loài rắn độc và nạn nhân không kịp được chữa trị kịp thời.

Ngoài những loài rắn độc, rắn hổ mang và rắn xanh là những loài rắn ghê gớm nhất ở Thái Lan có thể cắn chết người.

Loài rắn hổ mang một mắt được tìm thấy ở khắp Thái Lan và Đông nam Á. Nó thường tấn công khi nhiệt độ trên 35 độ bách phân và vết cắn có thể gây chết người nhanh chóng.

Anh Pinyo nói, “Nọc độc của nó chỉ để đi săn mồi, chứ không phải để tự vệ. Ta có thể bị cắn mà không bị truyền nọc độc, nhưng tất cả nạn nhân phải được chữa trị ngay bởi vì chỉ một lượng nhỏ nọc độc cũng có thể gây chết người trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Kém nguy hiểm hơn một chút là loại mãng xà vương, di chuyển rất nhanh và có thể dài gần 6 mét. Chúng được biết có thể giết những con voi nhưng lại thích ăn những loài rắn khác hơn.

Nhân viên cứu hỏa này khuyên những người chủ nhà: “Hãy giữ nhà sạch sẽ và tỉa cây để khỏi bị rắn núp vào.”

Những người chuyên bắt rắn rất kiên nhẫn giáo dục những người Thái chớ nên tin vào những thứ như xịt nước chanh để tránh rắn vào.

Một điều mê tín khác nữa là những sợi dây làm bằng cây chuối có thể làm cho rắn dịu bớt.

Cách tốt nhất để tránh những vụ đụng độ giữa người và rắn là giữ chúng ở một khoảng cách xa.

Một số những loài vật bị bắt, như rắn bắt chuột, thường được thả rông ở địa phương, nơi chúng giúp chống lại nạn chuột bọ. Nhưng đa số được thả ở những vùng nông thôn.

Chủ nhật vừa qua, anh Pinyo đã thả hơn 50 con rắn, 3 con trăn, một cặp rắn độc và một con rắn hơi độc vào rừng ở tỉnh Phetchburi, cách thủ đô hơn 100 kilomet về hướng tây nam gần biên giới giáp với Myanmar.

Vào lúc con cuối cùng trong những vật bò sát trườn về một cái hồ rộng, anh Pinyo bày tỏ sự hài lòng khi làm phần việc của mình để làm nhẹ bớt nạn rắn ở Bangkok.

Anh giải thích: “Tại Thái Lan, một nước theo đạo Phật, gây khó khăn, ngay cả cho những loài vật, là gây nghiệp xấu. Vì thế tôi thuyết phục mọi người đồng ý rằng thả những con rắn ra như thế này tốt hơn là giết chúng. Thực sự đó là cách tốt nhất.