5 nghi can Hồi giáo bị dẫn độ từ Anh trong đêm vừa qua, trong đó có giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Abu Hamza al-Masri, dự kiến sẽ ra trước tòa án Mỹ trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Hai chiếc máy bay Mỹ đã tới Hoa Kỳ sáng sớm hôm nay, sau khi cất cánh từ một căn cứ Không quân Hoàng gia Anh ngay sau khi Tòa Thượng thẩm bác bỏ các đơn kháng án giờ chót của ông Hamza và những người khác.
5 nghi can này đã nêu những vấn đề pháp lý về nhân quyền và điều kiện nhà giam mà họ sẽ đối mặt ở Mỹ. Nhưng tòa án Anh đã bác đơn với lý do là việc dẫn độ phù hợp với quyền lợi quan trọng của công chúng.
Ông Hamza bị Hoa Kỳ truy nã về tội âm mưu lập một trại huấn luyện khủng bố ở tiểu bang Oregon. Ông cũng bị tố cáo là đã dự phần trong việc bắt cóc 16 con tin, trong đó có hai người Mỹ, ở Yemen năm 1998. 4 người thiệt mạng trong vụ bắt con tin đó.
Hai nghi can khác là Adel Abdul Bary và Khaled al-Fawaz bị truy nã vì dính líu tới những vụ đánh bom hai sứ quán Mỹ ở đông Phi năm 1998. Al-Fawaz đối mặt với hơn 260 cáo trạng sát nhân.
Hai nghi can còn lại là Babar Ahmad và Syed Talha Ahsan bị giới hữu trách Mỹ truy tố về tội điều hành một trang web dùng để hỗ trợ cho các phần tử khủng bố.
Những người chỉ trích phán quyết dẫn độ nói rằng hai nghi can này nên ở lại nước Anh vì họ là công dân Anh và điều hành trang web đó ở nước Anh.
Trước khi đơn kháng án của những nghi can này bị tòa Thượng thẩm Anh bác bỏ, các tòa án Anh và Âu châu đã tán đồng quyết định dẫn độ của giới hữu trách Anh.
Hai chiếc máy bay Mỹ đã tới Hoa Kỳ sáng sớm hôm nay, sau khi cất cánh từ một căn cứ Không quân Hoàng gia Anh ngay sau khi Tòa Thượng thẩm bác bỏ các đơn kháng án giờ chót của ông Hamza và những người khác.
5 nghi can này đã nêu những vấn đề pháp lý về nhân quyền và điều kiện nhà giam mà họ sẽ đối mặt ở Mỹ. Nhưng tòa án Anh đã bác đơn với lý do là việc dẫn độ phù hợp với quyền lợi quan trọng của công chúng.
Ông Hamza bị Hoa Kỳ truy nã về tội âm mưu lập một trại huấn luyện khủng bố ở tiểu bang Oregon. Ông cũng bị tố cáo là đã dự phần trong việc bắt cóc 16 con tin, trong đó có hai người Mỹ, ở Yemen năm 1998. 4 người thiệt mạng trong vụ bắt con tin đó.
Hai nghi can khác là Adel Abdul Bary và Khaled al-Fawaz bị truy nã vì dính líu tới những vụ đánh bom hai sứ quán Mỹ ở đông Phi năm 1998. Al-Fawaz đối mặt với hơn 260 cáo trạng sát nhân.
Hai nghi can còn lại là Babar Ahmad và Syed Talha Ahsan bị giới hữu trách Mỹ truy tố về tội điều hành một trang web dùng để hỗ trợ cho các phần tử khủng bố.
Những người chỉ trích phán quyết dẫn độ nói rằng hai nghi can này nên ở lại nước Anh vì họ là công dân Anh và điều hành trang web đó ở nước Anh.
Trước khi đơn kháng án của những nghi can này bị tòa Thượng thẩm Anh bác bỏ, các tòa án Anh và Âu châu đã tán đồng quyết định dẫn độ của giới hữu trách Anh.