Năm 2013 chứng kiến một chiến dịch tăng cường đàn áp khắc nghiệt đối với các ký giả, blogger, và công dân mạng tại Việt Nam, theo báo cáo điểm lại tình hình cuối năm của hai tổ chức bảo vệ ký giả uy tín trên thế giới.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) trụ sở chính ở Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách top 10 quốc gia cầm tù ký giả tệ hại nhất trên thế giới. Trong danh sách này năm nay, Việt Nam hiện xếp thứ 5, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc, và Eritrea.
Theo thống kê của CPJ, số nhà báo bị Hà Nội tống giam hiện là 18 người, tức tăng lên so với con số 14 của năm trước.
Dẫn đầu danh sách là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cùng các nhà hoạt động như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, các nhà báo tự do gồm Lư Văn Bảy, Lê Thanh Tùng, Phạm Nguyễn Thanh Bình, các blogger như Đặng Xuân Diệu, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, và những ký giả làm việc cho nhà nước như Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, Võ Thanh Tùng của tờ Pháp luật TPHCM.
Trong khi đó, tổ chức Ký giả Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong năm qua liệt kê Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên toàn cầu đối với các cư dân mạng, với 34 netizen đang bị giam cầm, chỉ sau con số 70 của quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc.
Phát biểu với VOA Việt ngữ, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách Ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc RSF, nhấn mạnh:
“Năm 2013 cho thấy sự tăng cường đàn áp của nhà nước đối với những ngòi bút và những nguồn cung cấp thông tin độc lập tại Việt Nam. Trong số này phải kể đến việc chính phủ ban hành thêm các quy định mới siết chặt quyền tự do bày tỏ ý kiến của công dân như Nghị định 72 rồi tới Nghị định 174. Thêm vào đó là tình trạng tiếp tục đàn áp bạo lực, dùng an ninh thường phục tấn công không chỉ các blogger mà cả thân nhân của họ. Năm nay củng cố xu hướng đàn áp của Hà Nội bắt nguồn từ khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lên đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Dưới thời ông Trọng, số ký giả-blogger tự do bị bắt không ngừng gia tăng.”
Blogger Hành Nhân, một ngòi bút độc lập trong nước, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhận xét tình hình trong năm qua:
“Trong năm qua đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, đã có nhiều người vượt qua được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh lên. Người ta lập hội này hội nọ, bày tỏ chính kiến trên mạng nhiều hơn. Tuy là có đàn áp, nhưng cũng có những niềm hy vọng, những điểm tích cực để mình hy vọng.”
Người đang tham gia chiến dịch quốc tế vận yêu cầu Việt Nam hủy bỏ điều luật 258 về ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ mà Hà Nội dùng để nhắm tới các blogger nói với các tín hiệu lạc quan cho thấy người dân ngày càng mạnh dạn bày tỏ chính kiến nhiều hơn, anh hy vọng tình hình trong năm tới sẽ khả quan.
Blogger Hành Nhân:
“Người ta chia sẻ với nhau, lập nên các phong trào xã hội dân sự để bảo vệ nhau. Hơn nữa, Việt Nam mới gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng là cơ hội để nhiều người nói lên tiếng nói của mình. [Vào Hội đồng], Việt Nam cũng phải cải thiện bộ mặt nhân quyền của mình trước thế giới. Nếu họ đàn áp mạnh hơn, họ sẽ chứng tỏ bộ mặt thật của mình. Cho nên, tôi nghĩ mọi việc đang đi theo hướng mọi người mong mỏi. Hy vọng sẽ có một xã hội tốt đẹp hơn.”
Quan điểm này được ông Benjamin Ismail từ tổ chức Phóng viên Không biên giới tán thành:
“Tôi lạc quan tin tưởng tình hình sắp tới sẽ tích cực hơn nhờ vào sự huy động, hoạt động của giới blogger trong nước. Chúng tôi tin Phong trào Con đường Việt Nam do các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định khởi xướng đang phát triển đúng hướng. Sự thành lập các tổ chức dân sự như Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và việc Hà Nội trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định quốc tế. Chúng tôi mong với những áp lực gia tăng đó, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam sẽ khá hơn.”
Ông Ismail nói tổ chức Phóng viên Không biên giới sẽ tiếp tục dùng các kênh vận động quốc tế thúc đẩy Việt Nam phóng thích các ngòi bút bị tù đày và tôn trọng nhân quyền của người dân.
RSF cho biết sẽ tận dụng mọi cơ hội trong năm 2014, Năm Việt Nam tại Pháp, để yêu cầu chính phủ Pháp hỗ trợ trong áp lực đòi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) trụ sở chính ở Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách top 10 quốc gia cầm tù ký giả tệ hại nhất trên thế giới. Trong danh sách này năm nay, Việt Nam hiện xếp thứ 5, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc, và Eritrea.
Theo thống kê của CPJ, số nhà báo bị Hà Nội tống giam hiện là 18 người, tức tăng lên so với con số 14 của năm trước.
Xu hướng đàn áp của Hà Nội bắt nguồn từ khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lên đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Dưới thời ông Trọng, số ký giả-blogger tự do bị bắt không ngừng gia tăng...Ông Benjamin Ismail, RSF.
Trong khi đó, tổ chức Ký giả Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong năm qua liệt kê Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên toàn cầu đối với các cư dân mạng, với 34 netizen đang bị giam cầm, chỉ sau con số 70 của quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc.
Phát biểu với VOA Việt ngữ, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách Ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc RSF, nhấn mạnh:
Blogger Hành Nhân, một ngòi bút độc lập trong nước, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhận xét tình hình trong năm qua:
“Trong năm qua đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, đã có nhiều người vượt qua được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh lên. Người ta lập hội này hội nọ, bày tỏ chính kiến trên mạng nhiều hơn. Tuy là có đàn áp, nhưng cũng có những niềm hy vọng, những điểm tích cực để mình hy vọng.”
Trong năm qua (2013) đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, có nhiều người vượt qua được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh lên...Blogger Hành Nhân.
Blogger Hành Nhân:
“Người ta chia sẻ với nhau, lập nên các phong trào xã hội dân sự để bảo vệ nhau. Hơn nữa, Việt Nam mới gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng là cơ hội để nhiều người nói lên tiếng nói của mình. [Vào Hội đồng], Việt Nam cũng phải cải thiện bộ mặt nhân quyền của mình trước thế giới. Nếu họ đàn áp mạnh hơn, họ sẽ chứng tỏ bộ mặt thật của mình. Cho nên, tôi nghĩ mọi việc đang đi theo hướng mọi người mong mỏi. Hy vọng sẽ có một xã hội tốt đẹp hơn.”
...việc Hà Nội trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định quốc tế. Chúng tôi mong với những áp lực gia tăng đó, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam sẽ khá hơn...Ông Benjamin Ismail.
“Tôi lạc quan tin tưởng tình hình sắp tới sẽ tích cực hơn nhờ vào sự huy động, hoạt động của giới blogger trong nước. Chúng tôi tin Phong trào Con đường Việt Nam do các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định khởi xướng đang phát triển đúng hướng. Sự thành lập các tổ chức dân sự như Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và việc Hà Nội trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định quốc tế. Chúng tôi mong với những áp lực gia tăng đó, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam sẽ khá hơn.”
Your browser doesn’t support HTML5
RSF cho biết sẽ tận dụng mọi cơ hội trong năm 2014, Năm Việt Nam tại Pháp, để yêu cầu chính phủ Pháp hỗ trợ trong áp lực đòi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.