Năm 2012 vừa qua có nhiều sự kiện nổi bật ở Việt Nam. Chắc chắn sẽ có nhiều nhà báo tổng kết các sự kiện nổi bật ấy. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc đến một sự kiện, với tôi, quan trọng nhất và cũng tiêu biểu nhất: Đó là năm mở màn cho cuộc chiến trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản thường nói là đảng của họ rất đoàn kết. Đó chỉ là một huyền thoại. Ngay từ lúc mới thành lập vào năm 1930, đã có những cuộc đấu đá nội bộ ở những cấp cao nhất. Sau này, ở miền Bắc, ngay trong thời chiến tranh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng bất hòa với nhau; và họ cũng không thèm giấu giếm sự bất hòa ấy ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh. Trong cuốn hồi ký của mình, Hoàng Tùng (1920-2010), nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân và Giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, kể:
“Tôi được biết từ năm 1966, cứ mỗi chiều thứ bảy, Bác lại cho làm cơm và nói: ‘Mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hết ra, không nên để bụng’. Anh Nguyễn Chí Thanh làm thư ký cho những cuộc gặp đó cho đến khi anh đi vào Nam. Sau anh Lê Văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương. Trên mà đã đoàn kết rồi thì cần gì nói đến cơ sở nữa. Trên đoàn kết mà dưới không thì lôi thôi to, các ông trị cho chết. Chính vì thế mà Bác rất buồn. Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác, Bác biết hết, nhưng Bác không quan tâm.”
Ghét đến độ không thèm nói chuyện với nhau, nhưng trước công chúng, họ vẫn giả vờ làm như là họ rất đoàn kết. Bởi vậy, suốt cả mấy chục năm, hầu như chỉ có một số người trong giới lãnh đạo mới biết các xích mích giữa họ. Còn quần chúng thì không.
Sau này, cũng vậy. Từ lâu người ta đã biết trong giới lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng có những sự hiềm khích trầm trọng. Được chú ý nhiều nhất là sự hiềm khích giữa hai nhà lãnh đạo gốc miền Nam: Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng) và Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước). Mối hiềm khích ấy đã manh nha từ cả chục năm trước lúc hai người còn làm việc ở cấp thành phố. Sau đó, nó cứ kéo dài và có vẻ như càng lúc càng nặng nề thêm. Lâu lâu lại rộ lên tin đồn ông này cho bắt người của ông kia vì tội này hay tội khác. Hoặc ngược lại. Tuy nhiên, đó chỉ là tin đồn. Hơn nữa, các ngón đòn thù của họ thường không nhắm vào nhau. Mà vào tay chân thuộc hạ của nhau.
Từ cuối năm 2012 tình hình khác hẳn.
Khác ở hai điểm chính. Một, các ngón đòn thù nhắm vào tay chân thuộc hạ của nhau càng lúc càng dữ dội (tiêu biểu nhất là vụ bãi nhiệm chức Đại biểu Quốc Hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến và vụ bắt Nguyễn Đức Kiên – Bầu Kiên – và vụ truy đuổi Dương Chí Dũng). Hai, lần đầu tiên những người lãnh đạo cao nhất nước đối đầu nhau một cách công khai. Hội nghị Trung ương 6 được tổ chức tại Hà Nội vào nửa đầu tháng 10 được xem là một màn tỉ thí kịch liệt giữa hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Cuối cùng, cả hai phe hoà nhau. Không ai thắng ai cả. Tuy nhiên, ở đây, lại có ba sự kiện quan trọng:
Thứ nhất, người ta không hề giấu giếm chuyện ấy, hoặc nếu muốn, cũng không thể giấu được. Mọi người dân đều biết mục tiêu của hội nghị là để kỷ luật “một đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị” theo đề nghị của Bộ Chính trị (hoặc một số thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị), nhưng, Ban Chấp hành Trung ương đã không thống nhất ý kiến về đề nghị ấy. Nhờ đó, “đồng chí” ấy được thoát nạn.
Thứ hai, ngay sau hội nghị, khi các uỷ viên Bộ Chính trị tiếp xúc với cử tri, nhiều người, đặc biệt là Trương Tấn Sang, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, tiếp tục tấn công Nguyễn Tấn Dũng, người được biết dưới mật danh “đồng chí X”. Dĩ nhiên, Trương Tấn Sang không nói thẳng. Nhưng ông cũng không hề cố tình giấu giếm. Ông úp úp mở mở vừa đủ để bất cứ ai, khi nghe ông nói hay đọc bài tường thuật về các buổi nói chuyện ấy, đều hiểu rõ những khác biệt giữa ông và Nguyễn Tấn Dũng: Một, khi ông “khoe” ông chỉ có một căn nhà duy nhất do nhà nước cấp trong cương vị Chủ tịch nước, và căn nhà ấy chỉ có hơn 50 mét vuông, người ta không thể không liên tưởng đến ngôi nhà thờ họ đồ sộ của Nguyễn Tấn Dũng (cũng như vô số đất đai và nhà cửa khác của ông, con cháu ông và dòng họ ông). Hai, khi Trương Tấn Sang nói đến chuyện sẵn sàng từ chức nếu không làm được việc, người ta không thể không nghĩ đến Nguyễn Tấn Dũng, kẻ cứ khăng khăng bám giữ chiếc ghế Thủ tướng dù bị các “đồng chí” của mình hạch tội tham nhũng, bao che tham nhũng và bất lực trong việc điều hành đất nước trong các phiên họp kéo dài nhiều ngày của cả Bộ Chính trị lẫn Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ba, trong khi Trường Tấn Sang muốn đóng vai trò kẻ tiên phong trong trận tuyến bắt “sâu” tham nhũng, ông cũng không ngần ngại gợi liên tưởng đến Nguyễn Tấn Dũng, dưới mật danh “đồng chí X”, như một con sâu đầu đàn đang dung dưỡng cả một “tập đoàn sâu” tàn phá đất nước.
Thứ ba, qua các cuộc công kích của Trương Tấn Sang, người ta cũng có thể thấy, ít nhất một phần, chiến lược huy động lực lượng của ông trong thời gian tới: Nếu lực lượng của Nguyễn Tấn Dũng chủ yếu là những quan chức trong chính quyền và các “đại gia” đang hưởng lợi từ các tập đoàn kinh tế quốc doanh do ông lãnh đạo, lực lượng của Trương Tấn Sang, ngoài các cán bộ vốn theo ông từ trước, sẽ là quần chúng và các cựu chiến binh, những người thuộc thành phần thua thiệt trong cuộc chạy đua giành giật những chiếc bánh cuối cùng của chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, Trương Tấn Sang cũng đang cố gắng giành phần thắng trước công luận như một kẻ đi đầu trong trận chiến chống tham nhũng và cứu vãn đất nước.
Không ai có thể biết cuộc chiến này sẽ dẫn đến đâu. Chỉ có hai điều gần như chắc chắn:
Một, nó không thể hoá giải và hoà giải được nữa. Những mâu thuẫn âm ỉ kéo dài nhiều thập niên mà không thể giải quyết được, khi đã nổ ra một cách công khai trước mặt của cả mấy trăm uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lại càng không hy vọng gì giải quyết nổi.
Hai, tuy Trương Tấn Sang chưa có ưu thế gì so với Nguyễn Tấn Dũng, nhưng về phương diện công luận, ông đã ghi được một bàn thắng rực rỡ qua việc biến Nguyễn Tấn Dũng thành một “đồng chí X” lố bịch, như một tâm điểm của mọi sự đàm tiếu trong xã hội. Khi mức độ lố bịch hoá này được lan rộng và ăn sâu trong quần chúng, nó sẽ biến thành một sự khinh bỉ, và một lúc nào đó, trở thành một sự phản kháng. Lúc ấy, để tự cứu mình, có khi các uỷ viên trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng phải quyết tâm thay thế Nguyễn Tấn Dũng để tân trang bộ mặt của đảng. Dĩ nhiên, Nguyễn Tấn Dũng cũng có thể ra tay trừ khử Trương Tấn Sang, ít nhất về mặt chính trị, trước khi khả năng này biến thành hiện thực. Ở khía cạnh này, có thể sẽ có thêm một lực lượng khác, từ bên ngoài, tiếp tay: Trung Quốc.
Cuối cùng, theo tôi, cuộc chiến nổi bật nhất trong năm 2013 cũng vẫn là cuộc chiến giữa hai nhân vật được xem là có nhiều quyền lực nhất Việt Nam hiện nay. Riêng chuyện ai thắng ai thua thì, ở thời điểm hiện nay, may ra, chỉ có…Trời biết.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản thường nói là đảng của họ rất đoàn kết. Đó chỉ là một huyền thoại. Ngay từ lúc mới thành lập vào năm 1930, đã có những cuộc đấu đá nội bộ ở những cấp cao nhất. Sau này, ở miền Bắc, ngay trong thời chiến tranh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng bất hòa với nhau; và họ cũng không thèm giấu giếm sự bất hòa ấy ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh. Trong cuốn hồi ký của mình, Hoàng Tùng (1920-2010), nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân và Giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, kể:
“Tôi được biết từ năm 1966, cứ mỗi chiều thứ bảy, Bác lại cho làm cơm và nói: ‘Mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hết ra, không nên để bụng’. Anh Nguyễn Chí Thanh làm thư ký cho những cuộc gặp đó cho đến khi anh đi vào Nam. Sau anh Lê Văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương. Trên mà đã đoàn kết rồi thì cần gì nói đến cơ sở nữa. Trên đoàn kết mà dưới không thì lôi thôi to, các ông trị cho chết. Chính vì thế mà Bác rất buồn. Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác, Bác biết hết, nhưng Bác không quan tâm.”
Ghét đến độ không thèm nói chuyện với nhau, nhưng trước công chúng, họ vẫn giả vờ làm như là họ rất đoàn kết. Bởi vậy, suốt cả mấy chục năm, hầu như chỉ có một số người trong giới lãnh đạo mới biết các xích mích giữa họ. Còn quần chúng thì không.
Sau này, cũng vậy. Từ lâu người ta đã biết trong giới lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng có những sự hiềm khích trầm trọng. Được chú ý nhiều nhất là sự hiềm khích giữa hai nhà lãnh đạo gốc miền Nam: Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng) và Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước). Mối hiềm khích ấy đã manh nha từ cả chục năm trước lúc hai người còn làm việc ở cấp thành phố. Sau đó, nó cứ kéo dài và có vẻ như càng lúc càng nặng nề thêm. Lâu lâu lại rộ lên tin đồn ông này cho bắt người của ông kia vì tội này hay tội khác. Hoặc ngược lại. Tuy nhiên, đó chỉ là tin đồn. Hơn nữa, các ngón đòn thù của họ thường không nhắm vào nhau. Mà vào tay chân thuộc hạ của nhau.
Từ cuối năm 2012 tình hình khác hẳn.
Khác ở hai điểm chính. Một, các ngón đòn thù nhắm vào tay chân thuộc hạ của nhau càng lúc càng dữ dội (tiêu biểu nhất là vụ bãi nhiệm chức Đại biểu Quốc Hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến và vụ bắt Nguyễn Đức Kiên – Bầu Kiên – và vụ truy đuổi Dương Chí Dũng). Hai, lần đầu tiên những người lãnh đạo cao nhất nước đối đầu nhau một cách công khai. Hội nghị Trung ương 6 được tổ chức tại Hà Nội vào nửa đầu tháng 10 được xem là một màn tỉ thí kịch liệt giữa hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Cuối cùng, cả hai phe hoà nhau. Không ai thắng ai cả. Tuy nhiên, ở đây, lại có ba sự kiện quan trọng:
Thứ nhất, người ta không hề giấu giếm chuyện ấy, hoặc nếu muốn, cũng không thể giấu được. Mọi người dân đều biết mục tiêu của hội nghị là để kỷ luật “một đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị” theo đề nghị của Bộ Chính trị (hoặc một số thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị), nhưng, Ban Chấp hành Trung ương đã không thống nhất ý kiến về đề nghị ấy. Nhờ đó, “đồng chí” ấy được thoát nạn.
Thứ hai, ngay sau hội nghị, khi các uỷ viên Bộ Chính trị tiếp xúc với cử tri, nhiều người, đặc biệt là Trương Tấn Sang, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, tiếp tục tấn công Nguyễn Tấn Dũng, người được biết dưới mật danh “đồng chí X”. Dĩ nhiên, Trương Tấn Sang không nói thẳng. Nhưng ông cũng không hề cố tình giấu giếm. Ông úp úp mở mở vừa đủ để bất cứ ai, khi nghe ông nói hay đọc bài tường thuật về các buổi nói chuyện ấy, đều hiểu rõ những khác biệt giữa ông và Nguyễn Tấn Dũng: Một, khi ông “khoe” ông chỉ có một căn nhà duy nhất do nhà nước cấp trong cương vị Chủ tịch nước, và căn nhà ấy chỉ có hơn 50 mét vuông, người ta không thể không liên tưởng đến ngôi nhà thờ họ đồ sộ của Nguyễn Tấn Dũng (cũng như vô số đất đai và nhà cửa khác của ông, con cháu ông và dòng họ ông). Hai, khi Trương Tấn Sang nói đến chuyện sẵn sàng từ chức nếu không làm được việc, người ta không thể không nghĩ đến Nguyễn Tấn Dũng, kẻ cứ khăng khăng bám giữ chiếc ghế Thủ tướng dù bị các “đồng chí” của mình hạch tội tham nhũng, bao che tham nhũng và bất lực trong việc điều hành đất nước trong các phiên họp kéo dài nhiều ngày của cả Bộ Chính trị lẫn Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ba, trong khi Trường Tấn Sang muốn đóng vai trò kẻ tiên phong trong trận tuyến bắt “sâu” tham nhũng, ông cũng không ngần ngại gợi liên tưởng đến Nguyễn Tấn Dũng, dưới mật danh “đồng chí X”, như một con sâu đầu đàn đang dung dưỡng cả một “tập đoàn sâu” tàn phá đất nước.
Thứ ba, qua các cuộc công kích của Trương Tấn Sang, người ta cũng có thể thấy, ít nhất một phần, chiến lược huy động lực lượng của ông trong thời gian tới: Nếu lực lượng của Nguyễn Tấn Dũng chủ yếu là những quan chức trong chính quyền và các “đại gia” đang hưởng lợi từ các tập đoàn kinh tế quốc doanh do ông lãnh đạo, lực lượng của Trương Tấn Sang, ngoài các cán bộ vốn theo ông từ trước, sẽ là quần chúng và các cựu chiến binh, những người thuộc thành phần thua thiệt trong cuộc chạy đua giành giật những chiếc bánh cuối cùng của chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, Trương Tấn Sang cũng đang cố gắng giành phần thắng trước công luận như một kẻ đi đầu trong trận chiến chống tham nhũng và cứu vãn đất nước.
Không ai có thể biết cuộc chiến này sẽ dẫn đến đâu. Chỉ có hai điều gần như chắc chắn:
Một, nó không thể hoá giải và hoà giải được nữa. Những mâu thuẫn âm ỉ kéo dài nhiều thập niên mà không thể giải quyết được, khi đã nổ ra một cách công khai trước mặt của cả mấy trăm uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lại càng không hy vọng gì giải quyết nổi.
Hai, tuy Trương Tấn Sang chưa có ưu thế gì so với Nguyễn Tấn Dũng, nhưng về phương diện công luận, ông đã ghi được một bàn thắng rực rỡ qua việc biến Nguyễn Tấn Dũng thành một “đồng chí X” lố bịch, như một tâm điểm của mọi sự đàm tiếu trong xã hội. Khi mức độ lố bịch hoá này được lan rộng và ăn sâu trong quần chúng, nó sẽ biến thành một sự khinh bỉ, và một lúc nào đó, trở thành một sự phản kháng. Lúc ấy, để tự cứu mình, có khi các uỷ viên trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng phải quyết tâm thay thế Nguyễn Tấn Dũng để tân trang bộ mặt của đảng. Dĩ nhiên, Nguyễn Tấn Dũng cũng có thể ra tay trừ khử Trương Tấn Sang, ít nhất về mặt chính trị, trước khi khả năng này biến thành hiện thực. Ở khía cạnh này, có thể sẽ có thêm một lực lượng khác, từ bên ngoài, tiếp tay: Trung Quốc.
Cuối cùng, theo tôi, cuộc chiến nổi bật nhất trong năm 2013 cũng vẫn là cuộc chiến giữa hai nhân vật được xem là có nhiều quyền lực nhất Việt Nam hiện nay. Riêng chuyện ai thắng ai thua thì, ở thời điểm hiện nay, may ra, chỉ có…Trời biết.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.