Đại sứ quán Mỹ và Anh đã phối hợp tổ chức buổi chiếu bộ phim tư liệu có tựa đề “Cuộc chiến tranh săn bắt” để nâng cao nhận thức về nhu cầu bảo vệ tê giác và voi trên thế giới ở Việt Nam nhân Ngày Tê Giác Thế Giới 22/9.
Gần 130 đại diện của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức bảo tồn, phái đoàn ngoại giao, và sinh viên đã tham dự buổi chiếu.
Ông Joakim Parker, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam, phát biểu: “Việc buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp vào Việt Nam và qua Việt Nam - nơi con tê giác Javan cuối cùng đã bị săn bắn vào năm 2010 - đe doạ an ninh biên giới và làm suy yếu chế độ pháp quyền”.
Trong khi đó, đại sứ Anh, Tiến sỹ Antony Stokes, nói: “Việt Nam thực sự có cơ hội gây ảnh hưởng tới sự tồn tại lâu dài của loài tê giác. Tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ nắm bắt cơ hội để kéo dài sự tồn tại của loài vật tuyệt vời này”.
Đại Sứ quán Hoa Kỳ và Anh đã nhiều lần kêu gọi các công dân Việt Nam dừng mua sừng tê giác vì sừng tê giác không có giá trị về mặt y học.
Việt Nam được coi là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn thứ hai trên thế sau Trung Quốc.
Mới đây, một phái đoàn từ Việt Nam đã sang chứng kiến tình trạng săn bắn tê giác lấy sừng ở Nam Phi – nơi sinh sống của phần lớn số tê giác hoang dã còn sót lại trên thế giới.
Năm 2012, gần 700 con tê giác đã bị giết hại ở nước này, và năm nay con số dự tính sẽ tăng lên gần 1,000 con.
Sừng của các con tê giác này sau đó được tuồn sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, do có nhiều người lầm tưởng rằng sừng tê giác có thể chữa bệnh và là thứ có thể chứng tỏ sự giàu sang.
Hôm 17/9, một người đàn ông quốc tịch Việt Nam vừa bị bắt giữ tại sân bay quốc tế ở Kenya vì tìm cách đưa 5 chiếc sừng tê giác nặng hơn 20kg ra khỏi nước này.
Nguồn: US Embassy, VOA, Standard Media
Gần 130 đại diện của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức bảo tồn, phái đoàn ngoại giao, và sinh viên đã tham dự buổi chiếu.
Ông Joakim Parker, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam, phát biểu: “Việc buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp vào Việt Nam và qua Việt Nam - nơi con tê giác Javan cuối cùng đã bị săn bắn vào năm 2010 - đe doạ an ninh biên giới và làm suy yếu chế độ pháp quyền”.
Trong khi đó, đại sứ Anh, Tiến sỹ Antony Stokes, nói: “Việt Nam thực sự có cơ hội gây ảnh hưởng tới sự tồn tại lâu dài của loài tê giác. Tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ nắm bắt cơ hội để kéo dài sự tồn tại của loài vật tuyệt vời này”.
Đại Sứ quán Hoa Kỳ và Anh đã nhiều lần kêu gọi các công dân Việt Nam dừng mua sừng tê giác vì sừng tê giác không có giá trị về mặt y học.
Việt Nam được coi là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn thứ hai trên thế sau Trung Quốc.
Mới đây, một phái đoàn từ Việt Nam đã sang chứng kiến tình trạng săn bắn tê giác lấy sừng ở Nam Phi – nơi sinh sống của phần lớn số tê giác hoang dã còn sót lại trên thế giới.
Năm 2012, gần 700 con tê giác đã bị giết hại ở nước này, và năm nay con số dự tính sẽ tăng lên gần 1,000 con.
Sừng của các con tê giác này sau đó được tuồn sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, do có nhiều người lầm tưởng rằng sừng tê giác có thể chữa bệnh và là thứ có thể chứng tỏ sự giàu sang.
Hôm 17/9, một người đàn ông quốc tịch Việt Nam vừa bị bắt giữ tại sân bay quốc tế ở Kenya vì tìm cách đưa 5 chiếc sừng tê giác nặng hơn 20kg ra khỏi nước này.
Nguồn: US Embassy, VOA, Standard Media
Your browser doesn’t support HTML5