TÒA BẠCH ỐC —
Chính phủ Nga cho biết đã soạn thảo xong các đề nghị để giảm thiểu những mối căng thẳng của vụ khủng hoảng Ukraina, nhưng chính phủ Mỹ nói rằng Moscow cần phải chứng tỏ là muốn hòa bình. Từ Tòa Bạch Ốc, thông tín viên Luis Ramirez của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Các lực lượng Nga hôm thứ hai tiếp tục củng cố sự hiện diện ở bán đảo Crimea qua việc chiếm quyền kiểm soát một quân y viện.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình – ủng hộ Nga và chống Nga, vẫn tiếp diễn.
Tại Washington, các giới chức Mỹ tiếp tục tìm cách thúc đẩy để cho Nga lùi bước và giúp cho tình hình bớt căng thẳng.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney phát biểu như sau.
"Các binh sĩ đó phải trở về căn cứ của họ. Nga nên chủ động giao tiếp với chính phủ Ukraina trong cuộc đối thoại có sự tham gia của cộng đồng quốc tế."
Mặt khác, liên minh NATO cho biết họ sẽ phái máy bay trinh sát bay trên không phận Ba Lan và Rumanie để theo dõi tình hình ở Ukraina. Hoa Kỳ cũng tăng cường sự hiện diện ở Ba Lan với việc điều động thêm máy bay và nhân viên tới quốc gia Đông âu này.
Mặc dù vậy, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu châu nhấn mạnh họ không muốn giải quyết vụ khủng hoảng bằng sức mạnh.
Những mối hy vọng về việc có được một giải pháp ngoại giao đã xuất hiện trong ngày hôm qua sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông có một số đề nghị để giảm thiểu những mối căng thẳng của vụ khủng hoảng.
Tuy nhiên, Washington nói rằng họ cần có bằng chứng cho thấy Nga muốn có hòa bình, và điều đó bao gồm việc thực hiện một cuộc đối thoại với chính phủ Ukraina, một chính phủ mà Moscow không thừa nhận.
Tổng thống Barack Obama đã mời Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk đến thăm Tòa Bạch Ốc trong những ngày tới đây. Phát ngôn viên Jay Carney nói rằng lời mời này là một thông điệp rõ ràng.
"Chúng ta đang làm cho chính phủ mới ở Ukraina biết rõ là chúng tôi ủng hộ họ."
Hoa Kỳ khẳng định cuộc trưng cầu dân ý do Nga bảo trợ về việc Crimea có sáp nhập vào Nga hay không là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Washington không cho biết sẽ thực hiện thêm những biện pháp nào khác, ngoài những hạn chế về thị thực nhập cảnh và những biện pháp chế tài tài chánh mà họ đã loan báo.
Các lực lượng Nga hôm thứ hai tiếp tục củng cố sự hiện diện ở bán đảo Crimea qua việc chiếm quyền kiểm soát một quân y viện.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình – ủng hộ Nga và chống Nga, vẫn tiếp diễn.
Tại Washington, các giới chức Mỹ tiếp tục tìm cách thúc đẩy để cho Nga lùi bước và giúp cho tình hình bớt căng thẳng.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney phát biểu như sau.
"Các binh sĩ đó phải trở về căn cứ của họ. Nga nên chủ động giao tiếp với chính phủ Ukraina trong cuộc đối thoại có sự tham gia của cộng đồng quốc tế."
Mặt khác, liên minh NATO cho biết họ sẽ phái máy bay trinh sát bay trên không phận Ba Lan và Rumanie để theo dõi tình hình ở Ukraina. Hoa Kỳ cũng tăng cường sự hiện diện ở Ba Lan với việc điều động thêm máy bay và nhân viên tới quốc gia Đông âu này.
Mặc dù vậy, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu châu nhấn mạnh họ không muốn giải quyết vụ khủng hoảng bằng sức mạnh.
Những mối hy vọng về việc có được một giải pháp ngoại giao đã xuất hiện trong ngày hôm qua sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông có một số đề nghị để giảm thiểu những mối căng thẳng của vụ khủng hoảng.
Tuy nhiên, Washington nói rằng họ cần có bằng chứng cho thấy Nga muốn có hòa bình, và điều đó bao gồm việc thực hiện một cuộc đối thoại với chính phủ Ukraina, một chính phủ mà Moscow không thừa nhận.
Tổng thống Barack Obama đã mời Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk đến thăm Tòa Bạch Ốc trong những ngày tới đây. Phát ngôn viên Jay Carney nói rằng lời mời này là một thông điệp rõ ràng.
"Chúng ta đang làm cho chính phủ mới ở Ukraina biết rõ là chúng tôi ủng hộ họ."
Hoa Kỳ khẳng định cuộc trưng cầu dân ý do Nga bảo trợ về việc Crimea có sáp nhập vào Nga hay không là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Washington không cho biết sẽ thực hiện thêm những biện pháp nào khác, ngoài những hạn chế về thị thực nhập cảnh và những biện pháp chế tài tài chánh mà họ đã loan báo.