Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ mở rộng cửa cho những cuộc thảo luận mới với Iran và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình PBS được phát đi tối thứ Hai, Tổng thống Obama nói Iran phải hiểu rõ là những chế tài quốc tế vẫn tồn tại cho đến khi Iran giải tỏa được những mối quan tâm về việc nước này đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Iran nhất mực cho rằng chương trình hạt nhân của Tehran nhằm mục đích hòa bình.
Tổng thống Obama cũng nói việc bầu giáo sĩ ôn hòa Hassan Rowhani làm Tổng thống kế tiếp của Iran cho thấy nhân dân Iran “muốn tiến theo một hướng khác” và giao tiếp với cộng đồng quốc tế theo một đường lối tích cực hơn.
Sáng sớm ngày thứ Hai, Tổng thống Obama nói ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin lạc quan dè dặt là ông Rowhani sẽ thúc đẩy những tiến bộ trong những cuộc thảo luận về hạt nhân.
Ông Rowhani phát biểu tại một cuộc họp báo ngày thứ Hai là Iran muốn chứng tỏ những hoạt động hạt nhân của nước này hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Rowhani nói thêm là chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn minh bạch, và Iran sẵn sàng cho thấy minh bạch hơn nữa.
Ông Rowhani nói: “Chúng tôi sẽ cứu xét hai việc rõ rệt để cho phép chúng tôi bãi bỏ và giải quyết vấn đề chế tài Iran. Việc đầu tiên là đi về hướng gia tăng sự minh bạch trong chương trình hạt nhân của Iran. Dĩ nhiên trên bản chất, chương trình hạt nhân của chúng tôi hoàn toàn minh bạch. Tuy nhiên chúng tôi sẵn sàng cho thấy thêm nhiều minh bạch hơn nữa và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng những hoạt động hạt nhân của Iran hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ quốc tế. Thứ hai, chúng tôi sẽ cổ vũ cho sự tăng cường tin cậy lẫn nhau giữa Iran và các nước khác. Mỗi khi sự tin cậy hỗ tương này bị đe dọa, chúng tôi sẽ có những nỗ lực để củng cố sự tin cậy hỗ tương này. Theo quan điểm của tôi, con đường tiến tới chỗ chấm dứt những chế tài chống lại Iran là qua sự tin cậy lẫn nhau và minh bạch hơn nữa trong khuôn khổ của những luật lệ quốc tế.”
Hoa Kỳ và đồng minh phươngTây nghi ngờ Iran đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân, và đã giúp thực thi nhiều đợt chế tài đối với Iran, làm thiệt hại cho nền kinh tế nước này.
Ông Rowhani nói ông sẽ theo đuổi con đường ôn hòa và công lý chứ không phải cực đoan. Ông cũng hứa làm sống lại điều ông gọi là sự giao tiếp xây dựng với thế giới, và giúp chấn hưng nền kinh tế đang yếu kém của Iran.
Được hỏi về mối quan hệ với Hoa Kỳ, ông Rowhani nói vấn đề này phức tạp và gọi đây là “một vết thương cũ cần được chữa lành”.
Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình PBS được phát đi tối thứ Hai, Tổng thống Obama nói Iran phải hiểu rõ là những chế tài quốc tế vẫn tồn tại cho đến khi Iran giải tỏa được những mối quan tâm về việc nước này đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Iran nhất mực cho rằng chương trình hạt nhân của Tehran nhằm mục đích hòa bình.
Tổng thống Obama cũng nói việc bầu giáo sĩ ôn hòa Hassan Rowhani làm Tổng thống kế tiếp của Iran cho thấy nhân dân Iran “muốn tiến theo một hướng khác” và giao tiếp với cộng đồng quốc tế theo một đường lối tích cực hơn.
Sáng sớm ngày thứ Hai, Tổng thống Obama nói ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin lạc quan dè dặt là ông Rowhani sẽ thúc đẩy những tiến bộ trong những cuộc thảo luận về hạt nhân.
Ông Rowhani phát biểu tại một cuộc họp báo ngày thứ Hai là Iran muốn chứng tỏ những hoạt động hạt nhân của nước này hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Rowhani nói thêm là chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn minh bạch, và Iran sẵn sàng cho thấy minh bạch hơn nữa.
Ông Rowhani nói: “Chúng tôi sẽ cứu xét hai việc rõ rệt để cho phép chúng tôi bãi bỏ và giải quyết vấn đề chế tài Iran. Việc đầu tiên là đi về hướng gia tăng sự minh bạch trong chương trình hạt nhân của Iran. Dĩ nhiên trên bản chất, chương trình hạt nhân của chúng tôi hoàn toàn minh bạch. Tuy nhiên chúng tôi sẵn sàng cho thấy thêm nhiều minh bạch hơn nữa và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng những hoạt động hạt nhân của Iran hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ quốc tế. Thứ hai, chúng tôi sẽ cổ vũ cho sự tăng cường tin cậy lẫn nhau giữa Iran và các nước khác. Mỗi khi sự tin cậy hỗ tương này bị đe dọa, chúng tôi sẽ có những nỗ lực để củng cố sự tin cậy hỗ tương này. Theo quan điểm của tôi, con đường tiến tới chỗ chấm dứt những chế tài chống lại Iran là qua sự tin cậy lẫn nhau và minh bạch hơn nữa trong khuôn khổ của những luật lệ quốc tế.”
Hoa Kỳ và đồng minh phươngTây nghi ngờ Iran đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân, và đã giúp thực thi nhiều đợt chế tài đối với Iran, làm thiệt hại cho nền kinh tế nước này.
Ông Rowhani nói ông sẽ theo đuổi con đường ôn hòa và công lý chứ không phải cực đoan. Ông cũng hứa làm sống lại điều ông gọi là sự giao tiếp xây dựng với thế giới, và giúp chấn hưng nền kinh tế đang yếu kém của Iran.
Được hỏi về mối quan hệ với Hoa Kỳ, ông Rowhani nói vấn đề này phức tạp và gọi đây là “một vết thương cũ cần được chữa lành”.