WASHINGTON —
Ngày 1 tháng Giêng năm 2013 đang nhanh chóng đến gần và vẫn chưa có thỏa thuận giữa Tổng thống Barack Obama và đảng Cộng hòa tại Quốc hội để tránh tăng thuế 500 tỉ đô la và cắt giảm chi tiêu, có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới. Các chuyên viên phân tích chính trị của Mỹ cho rằng sự phân cực chính trị làm cho hai bên xa cách nhau.
Các chuyên gia chính trị nói cách đây 20 hay 30 năm, Quốc hội và Tổng thống có nhiều thời gian để đạt thỏa hiệp dễ dàng đối với điều được gọi là “bờ vực tài chính,” vì hai đảng thường hợp tác với nhau.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự phân cực chính trị và tinh thần đảng phái ngày càng leo thang, khiến cho việc đạt thỏa hiệp khó khăn hơn. Ông Larry Sabato, nhà phân tích thuộc trường đại học Virginia nhận xét:
“Điều này phản ánh sự phân cực sâu sắc hiện hữu tại Hoa Kỳ và phản ánh sự kiện hai đảng ít có điểm chung. Đây không phải tranh chấp cá nhân giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện Boehner. Mà đây là việc cả hai ông đại diện cho hai triết lý khác biệt rõ ràng về điều hành chính phủ và rất khó thỏa hiệp về những nguyên tắc căn bản.”
Ông Thomas Mann thuộc Viện nghiên cứu Brookings không nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi sau kết quả bầu cử tháng 11 vừa qua. Ông nói:
“Sẽ là một sự hoang tưởng nếu nghĩ rằng sự chia rẽ đảng phái tại Quốc hội sẽ giảm bớt. Chẳng những thế, sự chia rẽ này còn nặng thêm sau cuộc bầu cử vừa qua. Những người nắm các chức vụ được bầu lên và công chúng Mỹ hết sức chia rẽ.”
Ông William Galston, nhà phân tích của viện Brookings cho rằng những chia rẽ chính trị làm lu mờ ước muốn của quần chúng, muốn thấy hai đảng hợp tác với nhau. Ông Galston giải thích:
“Ngay chính quần chúng Mỹ cũng chia rẽ. Nhưng quần chúng Mỹ không chia rẽ nhiều như hai đảng và sự chia rẽ của quần chúng dễ được hàn gắn, dễ đạt thỏa hiệp hơn là sự chia rẽ của những người cầm quyền tại thủ đô Washington.”
Nhiều nhà làm luật của đảng Cộng hòa dường như sợ rằng nếu thỏa hiệp nhiều quá, họ sẽ bị các cử tri có lập trường bảo thủ bỏ rơi trong các cuộc bầu cử tương lai.
Nhà phân tích Larry Sabato nói đó là lý do chính giải thích tại sao nhiều nhà làm luật của đảng Cộng hòa vẫn chống lại bất kỳ biện pháp tăng thuế nào.
“Vì các cử tri trong đơn vị của họ không muốn họ thỏa hiệp về thuế. Chúng ta cần hiểu những đơn vị bầu cử của họ là gì. Đa số những nhà làm luật của đảng Cộng hòa đắc cử là nhờ đơn vị bầu cử của họ có nhiều cử tri Cộng hòa, và họ chỉ có thể bị đánh bại khi gặp một ứng cử viên Cộng hòa nào có lập trường bảo thủ hơn họ. Đó là mấu chốt của toàn bộ vấn đề.”
Một số nhà làm luật của đảng Dân chủ cũng không chịu thỏa hiệp nếu họ cảm thấy ngân sách bị cắt giảm quá mạnh, nhất là việc cắt giảm này liên quan đến những chương trình của chính phủ được ưa chuộng, ví dụ như hệ thống Hưu bổng An sinh Xã hội hay những chương trình bảo hiểm sức khỏe cho những người Mỹ lớn tuổi.
Quan sát viên chính trị kỳ cựu Tom DeFrank thuộc báo New York Daily News tin là có những hậu quả tiêu cực đối với cả hai đảng nếu không đạt được thỏa thuận. Ông cho biết:
“Tôi đồng ý là đảng Cộng hòa và Tổng thống Obama đều thiệt hại bởi vì kết quả thực sự trong cuộc bầu cử vừa qua cho thấy là người dân Mỹ muốn có người nào đó ra tay để chính quyền hoạt động hiệu quả trở lại.”
Những cuộc thăm dò mới đây cho thấy công chúng sẵn sàng đổ lỗi cho đảng Cộng hòa về chuyện ngân sách bế tắc.
Cuộc thăm dò mới nhất do Reuters và Ipsos cùng thực hiện cho thấy 27% đổ lỗi cho đảng Cộng hòa tại Quốc hội, 16% đổ lỗi cho Tổng thống. Có 6% cho là đảng Dân chủ trong Quốc hội phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên tỉ lệ lớn nhất, 31% đổ lỗi cho tất cả các thành phần nêu trên.
Các chuyên gia chính trị nói cách đây 20 hay 30 năm, Quốc hội và Tổng thống có nhiều thời gian để đạt thỏa hiệp dễ dàng đối với điều được gọi là “bờ vực tài chính,” vì hai đảng thường hợp tác với nhau.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự phân cực chính trị và tinh thần đảng phái ngày càng leo thang, khiến cho việc đạt thỏa hiệp khó khăn hơn. Ông Larry Sabato, nhà phân tích thuộc trường đại học Virginia nhận xét:
“Điều này phản ánh sự phân cực sâu sắc hiện hữu tại Hoa Kỳ và phản ánh sự kiện hai đảng ít có điểm chung. Đây không phải tranh chấp cá nhân giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện Boehner. Mà đây là việc cả hai ông đại diện cho hai triết lý khác biệt rõ ràng về điều hành chính phủ và rất khó thỏa hiệp về những nguyên tắc căn bản.”
Ông Thomas Mann thuộc Viện nghiên cứu Brookings không nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi sau kết quả bầu cử tháng 11 vừa qua. Ông nói:
“Sẽ là một sự hoang tưởng nếu nghĩ rằng sự chia rẽ đảng phái tại Quốc hội sẽ giảm bớt. Chẳng những thế, sự chia rẽ này còn nặng thêm sau cuộc bầu cử vừa qua. Những người nắm các chức vụ được bầu lên và công chúng Mỹ hết sức chia rẽ.”
Ông William Galston, nhà phân tích của viện Brookings cho rằng những chia rẽ chính trị làm lu mờ ước muốn của quần chúng, muốn thấy hai đảng hợp tác với nhau. Ông Galston giải thích:
“Ngay chính quần chúng Mỹ cũng chia rẽ. Nhưng quần chúng Mỹ không chia rẽ nhiều như hai đảng và sự chia rẽ của quần chúng dễ được hàn gắn, dễ đạt thỏa hiệp hơn là sự chia rẽ của những người cầm quyền tại thủ đô Washington.”
Nhiều nhà làm luật của đảng Cộng hòa dường như sợ rằng nếu thỏa hiệp nhiều quá, họ sẽ bị các cử tri có lập trường bảo thủ bỏ rơi trong các cuộc bầu cử tương lai.
Nhà phân tích Larry Sabato nói đó là lý do chính giải thích tại sao nhiều nhà làm luật của đảng Cộng hòa vẫn chống lại bất kỳ biện pháp tăng thuế nào.
“Vì các cử tri trong đơn vị của họ không muốn họ thỏa hiệp về thuế. Chúng ta cần hiểu những đơn vị bầu cử của họ là gì. Đa số những nhà làm luật của đảng Cộng hòa đắc cử là nhờ đơn vị bầu cử của họ có nhiều cử tri Cộng hòa, và họ chỉ có thể bị đánh bại khi gặp một ứng cử viên Cộng hòa nào có lập trường bảo thủ hơn họ. Đó là mấu chốt của toàn bộ vấn đề.”
Một số nhà làm luật của đảng Dân chủ cũng không chịu thỏa hiệp nếu họ cảm thấy ngân sách bị cắt giảm quá mạnh, nhất là việc cắt giảm này liên quan đến những chương trình của chính phủ được ưa chuộng, ví dụ như hệ thống Hưu bổng An sinh Xã hội hay những chương trình bảo hiểm sức khỏe cho những người Mỹ lớn tuổi.
Quan sát viên chính trị kỳ cựu Tom DeFrank thuộc báo New York Daily News tin là có những hậu quả tiêu cực đối với cả hai đảng nếu không đạt được thỏa thuận. Ông cho biết:
“Tôi đồng ý là đảng Cộng hòa và Tổng thống Obama đều thiệt hại bởi vì kết quả thực sự trong cuộc bầu cử vừa qua cho thấy là người dân Mỹ muốn có người nào đó ra tay để chính quyền hoạt động hiệu quả trở lại.”
Những cuộc thăm dò mới đây cho thấy công chúng sẵn sàng đổ lỗi cho đảng Cộng hòa về chuyện ngân sách bế tắc.
Cuộc thăm dò mới nhất do Reuters và Ipsos cùng thực hiện cho thấy 27% đổ lỗi cho đảng Cộng hòa tại Quốc hội, 16% đổ lỗi cho Tổng thống. Có 6% cho là đảng Dân chủ trong Quốc hội phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên tỉ lệ lớn nhất, 31% đổ lỗi cho tất cả các thành phần nêu trên.