Chi tiết thỏa thuận về nợ công
Chi tiết thỏa thuận về nợ công-Mở lại và cấp ngân khoản cho chính phủ cho đến ngày 15 tháng 1, 2014.
-Nâng mức trần nợ lên cho đến ngày 7 tháng 2, 2014.
-Ðòi hỏi chính phủ xác nhận điều kiện của những người được hưởng trợ cấp chính phủ theo Bộ luật chăm sóc sức khỏe với giá phải chăng.
-Thành lập ủy ban thương lượng để khai triển kế hoạch ngân sách dài hạn.
-Cung cấp tiền lương trả chậm cho công nhân viên liên bang bị cho nghỉ việc trong thời gian chính phủ đóng cửa.
Tác động đầy đủ của việc chính phủ đóng cửa đối với nền kinh tế vẫn chưa được tính toán với những con số ước tính khác nhau.
Nhưng công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s cho biết vụ đóng cửa khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới mất ít nhất 24 tỉ đô la và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô Macroeconomic Advisers ước tính thiệt hại khoảng 12 tỉ đô la.
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Năm nói vụ bế tắc về chi tiêu chính phủ và quyền vay nợ của chính quyền đã "gây ra những thiệt hại hoàn toàn không đáng có" cho nền kinh tế Mỹ.
Dù 800.000 công chức chính phủ bị cho nghỉ việc sẽ được lãnh lương hồi tố, các nhà kinh tế nói một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi vụ đóng cửa sẽ không thể bù đắp được thiệt hại.
Vụ chính phủ đóng cửa kéo theo việc đóng cửa những công viên quốc gia, khiến những doanh nghiệp gần đó bị lỗ khi khách hàng hủy bỏ những chuyến du lịch. Những doanh nghiệp và nông dân khác không được chính phủ duyệt cho vay, hoặc phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay ngân hàng ngắn hạn.
Thỏa thuận tối thứ Tư ở Washington chỉ cho phép chính phủ chi tiêu tới ngày 15 tháng 1 năm 2014 và gia hạn quyền vay nợ của chính phủ tới ngày 7 tháng 2 năm 2014. S&P nói thỏa thuận ngắn hạn, và khả năng lại xảy ra một bế tắc khác trong vài tháng nữa, có thể tác động tiêu cực tới niềm tin tiêu dùng trong mùa mua sắm dịp lễ vào tháng 11 và tháng 12.
Kinh tế Jgia oel Prakken của Macroeconomics Advisers nói Mỹ đã lảo đảo hết từ cuộc khủng hoảng tài chính này tới cuộc khủng hoảng khác trong vài năm qua, khiến đất nước mất đi 1 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế hàng năm từ cuối năm 2009.
Ông Prakken cho rằng tranh cãi ngân sách của Washington bắt nguồn từ cuộc tranh cãi bấy lâu nay về vai trò của chính phủ trong đời sống ở Mỹ, kích cỡ to lớn thế nào thì được và chính phủ nên làm những gì.