Hoa Kỳ đã lên án vụ tấn công khủng bố vào một cơ sở dầu khí ở Algeria do một nhóm có liên hệ với al-Qaida thực hiện, và việc bắt giữ các con tin nước ngoài, trong đó có cả người Mỹ. Ngoại trưởng Clinton nói vụ tấn công chứng tỏ thách thức trong việc đối đầu với các tổ chức khủng bố.
Ngoại trưởng Clinton đã đề cập đến tình hình chết chóc ở Algeria trong một buổi gặp gỡ giới truyền thông cùng với Tổng thống Somalia đang đi thăm Hoa Kỳ.
Tòa Bạch Ốc trước đó đã lên án vụ tấn công vào cơ sở dầu khí của Algeria mà thủ phạm dường như là một đồng bọn với al-Qaida, đã nói là để trả thù sự hợp tác của Algeria với các cuộc hành quân của Pháp ở Mali.
Ngoại trưởng Clinton nói:
“Vụ việc này sẽ đuợc giải quyết, chúng tôi hy vọng với sự tổn thất sinh mạng tối thiểu, nhưng khi đối phó với các phần tử khủng bố ngoan cố này, thì bọn chúng không coi trọng đời sống một chút nào. Khi sự cố này rốt cuộc kết thúc chúng ta biết là chúng ta đứng trước một vấn đề còn kéo dài liên tục.”
Ðề cập đến tình hình ở Mali, bà Clinton nói Hoa Kỳ sẽ làm tất cả mọi thứ có thể được để hợp tác với các đối tác ở Bắc Phi chống lại và đẩy lùi nhóm al-Qaida trong vùng Maghreb Hồi giáo.
Tại Mali, bà nói việc này bao gồm hỗ trợ dành cho quân đội Pháp, và giúp các binh sĩ Phi châu đang được phái tới, kể các việc bố trí sớm việc huấn luyện và các kế hoạch hỗ trợ.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói các giới chức Algeria, trong đó có Thủ tướng Abdelmalek Sellal mà Ngoại trưởng Clinton đã nói chuyện, đồng ý để ngỏ mọi kênh thông tin liên lạc.
Tại Tòa Bạch Ồc, phát ngôn viên Jay Carney cho hay Tổng thống Obama đang được ban an ninh quốc gia của ông báo cáo tin tức cập nhật thường xuyên.
Ðề cập đến tin tức về việc có thể có tổn thất sinh mạng, ông Carney nói:
Ðiều không may là thông tin tốt nhất mà chúng tôi có được cho đến giờ này, như tôi nói, cho thấy có các công dân Hoa Kỳ nằm trong số các con tin nhưng đến thời điểm này, chúng tôi chưa có chi tiết gì thêm để thông báo với quý vị. Chắc chắn là chúng tôi rất quan ngại về các báo cáo tổn thất sinh mạng, và chúng tôi đang chờ chính phủ Algeria làm sáng tỏ.”
Tin cho hay một số con tin không rõ là bao nhiêu đã bị sát hại. Ông Carney nói Hoa Kỳ chưa xác nhận hay phủ nhận các báo cáo về liên hệ giữa tổ chức khủng bố ở Algeria và al-Qaida, nhưng ông nói tìm ra ai là thủ phạm là một ưu tiên.
Ông nói Hoa Kỳ và các đồng minh rất tích cực trong các nỗ lực đang tiếp diễn chống lại các chi nhánh của al-Qaida, kể cả al-Qaida trong vùng Maghreb Hồi giáo, tức AQIM. Gọi các nhóm này là một con quái vật nhiều đầu, ông nói chúng đề ra các mối đe dọa cho các lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực.
Ông John Campbell, thành viên kỳ cựu chuyên nghiên cứu chính sách châu Phi trong Hội đồng Ðối ngoại, nói rằng thách thức chống khủng bố nay đòi hỏi các nỗ lực thống nhất chống lại các nhóm lẻ tẻ có thể có liên hệ với al-Qaida.
“Cơ bản sách lược của chính quyền là dùng các giải pháp Phi châu cho các vấn đề của châu Phi. Và điều đó có nghĩa là khai triển khả năng của các quốc gia Phi châu để tự vệ chống lại các mạng lưới tội phạm và khủng bố.”
Trong các nhận định hôm thứ năm, Ngoại trưởng Clinton gọi các nỗ lực chống khủng bố là công tác khó khăn nhưng cấp thiết, có liên quan đến các vị trí hẻo lánh.
Ðứng cạnh tân tổng thống của Somalia, bà Clinton tuyên bố Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên cam kết với công tác liên tục chống chủ nghĩa khủng bố tàn bạo, cũng như đã tìm cách ổn định hóa tình hình ở Somalia.
Ngoại trưởng Clinton đã đề cập đến tình hình chết chóc ở Algeria trong một buổi gặp gỡ giới truyền thông cùng với Tổng thống Somalia đang đi thăm Hoa Kỳ.
Tòa Bạch Ốc trước đó đã lên án vụ tấn công vào cơ sở dầu khí của Algeria mà thủ phạm dường như là một đồng bọn với al-Qaida, đã nói là để trả thù sự hợp tác của Algeria với các cuộc hành quân của Pháp ở Mali.
Ngoại trưởng Clinton nói:
“Vụ việc này sẽ đuợc giải quyết, chúng tôi hy vọng với sự tổn thất sinh mạng tối thiểu, nhưng khi đối phó với các phần tử khủng bố ngoan cố này, thì bọn chúng không coi trọng đời sống một chút nào. Khi sự cố này rốt cuộc kết thúc chúng ta biết là chúng ta đứng trước một vấn đề còn kéo dài liên tục.”
Ðề cập đến tình hình ở Mali, bà Clinton nói Hoa Kỳ sẽ làm tất cả mọi thứ có thể được để hợp tác với các đối tác ở Bắc Phi chống lại và đẩy lùi nhóm al-Qaida trong vùng Maghreb Hồi giáo.
Tại Mali, bà nói việc này bao gồm hỗ trợ dành cho quân đội Pháp, và giúp các binh sĩ Phi châu đang được phái tới, kể các việc bố trí sớm việc huấn luyện và các kế hoạch hỗ trợ.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói các giới chức Algeria, trong đó có Thủ tướng Abdelmalek Sellal mà Ngoại trưởng Clinton đã nói chuyện, đồng ý để ngỏ mọi kênh thông tin liên lạc.
Tại Tòa Bạch Ồc, phát ngôn viên Jay Carney cho hay Tổng thống Obama đang được ban an ninh quốc gia của ông báo cáo tin tức cập nhật thường xuyên.
Ðề cập đến tin tức về việc có thể có tổn thất sinh mạng, ông Carney nói:
Ðiều không may là thông tin tốt nhất mà chúng tôi có được cho đến giờ này, như tôi nói, cho thấy có các công dân Hoa Kỳ nằm trong số các con tin nhưng đến thời điểm này, chúng tôi chưa có chi tiết gì thêm để thông báo với quý vị. Chắc chắn là chúng tôi rất quan ngại về các báo cáo tổn thất sinh mạng, và chúng tôi đang chờ chính phủ Algeria làm sáng tỏ.”
Tin cho hay một số con tin không rõ là bao nhiêu đã bị sát hại. Ông Carney nói Hoa Kỳ chưa xác nhận hay phủ nhận các báo cáo về liên hệ giữa tổ chức khủng bố ở Algeria và al-Qaida, nhưng ông nói tìm ra ai là thủ phạm là một ưu tiên.
Ông nói Hoa Kỳ và các đồng minh rất tích cực trong các nỗ lực đang tiếp diễn chống lại các chi nhánh của al-Qaida, kể cả al-Qaida trong vùng Maghreb Hồi giáo, tức AQIM. Gọi các nhóm này là một con quái vật nhiều đầu, ông nói chúng đề ra các mối đe dọa cho các lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực.
Ông John Campbell, thành viên kỳ cựu chuyên nghiên cứu chính sách châu Phi trong Hội đồng Ðối ngoại, nói rằng thách thức chống khủng bố nay đòi hỏi các nỗ lực thống nhất chống lại các nhóm lẻ tẻ có thể có liên hệ với al-Qaida.
“Cơ bản sách lược của chính quyền là dùng các giải pháp Phi châu cho các vấn đề của châu Phi. Và điều đó có nghĩa là khai triển khả năng của các quốc gia Phi châu để tự vệ chống lại các mạng lưới tội phạm và khủng bố.”
Trong các nhận định hôm thứ năm, Ngoại trưởng Clinton gọi các nỗ lực chống khủng bố là công tác khó khăn nhưng cấp thiết, có liên quan đến các vị trí hẻo lánh.
Ðứng cạnh tân tổng thống của Somalia, bà Clinton tuyên bố Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên cam kết với công tác liên tục chống chủ nghĩa khủng bố tàn bạo, cũng như đã tìm cách ổn định hóa tình hình ở Somalia.