Hoa Kỳ đã dỡ bỏ lệnh cấm kéo dài suốt 25 năm qua, ngăn không cho các tàu hải quân New Zealand cập vào các cảng quân sự của Mỹ. Đây là một bước đi quan trọng tiến tới việc khôi phục quan hệ quân sự giữa hai quốc gia.
Trong chuyến thăm tới Auckland hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng Washington cũng sẽ dỡ bỏ các hạn chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để tổ chức các cuộc diễn tập quân sự và các cuộc thảo luận an ninh.
Kể từ khi New Zealand cấm vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình năm 1985, các tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân và có trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ đã không thể tiến vào lãnh hải của New Zealand. Ngay sau đó, Mỹ đình chỉ hiệp ước quốc phòng với New Zealand.
Tại một cuộc họp báo chung hôm nay với người đồng nhiệm New Zealand Jonathan Coleman, ông Panetta đã thừa nhận rằng ‘sự khác biệt về quan điểm’ vẫn còn tồn tại ‘trong một số lĩnh vực nhất định’. Tuy nhiên, ông cho biết rằng cả hai bên đã quyết định không để cho những sự khác biệt ‘cản trở quá trình giao tiếp sâu rộng hơn’.
Theo chính sách mới, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ có thể cho phép các chuyến thăm cá biệt của các tàu New Zealand tới các cơ sở của Bộ Quốc phòng hay Lực lượng tuần duyên Mỹ trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, ông Coleman nói rằng lệnh cấm vũ khí hạt nhân của New Zealand, vốn vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, vẫn sẽ được duy trì, đồng thời nói rằng Hoa Kỳ đã chấp nhận điều đó và hai nước quyết định sẽ tiến về phía trước.
Quan hệ quân sự giữa Wellington và Washington đã cải thiện trong những năm gần đây, với việc New Zealand gửi quân tới chiến đấu trong cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo tại Afghanistan và Iraq.
Trong chuyến thăm tới Auckland hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng Washington cũng sẽ dỡ bỏ các hạn chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để tổ chức các cuộc diễn tập quân sự và các cuộc thảo luận an ninh.
Kể từ khi New Zealand cấm vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình năm 1985, các tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân và có trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ đã không thể tiến vào lãnh hải của New Zealand. Ngay sau đó, Mỹ đình chỉ hiệp ước quốc phòng với New Zealand.
Tại một cuộc họp báo chung hôm nay với người đồng nhiệm New Zealand Jonathan Coleman, ông Panetta đã thừa nhận rằng ‘sự khác biệt về quan điểm’ vẫn còn tồn tại ‘trong một số lĩnh vực nhất định’. Tuy nhiên, ông cho biết rằng cả hai bên đã quyết định không để cho những sự khác biệt ‘cản trở quá trình giao tiếp sâu rộng hơn’.
Theo chính sách mới, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ có thể cho phép các chuyến thăm cá biệt của các tàu New Zealand tới các cơ sở của Bộ Quốc phòng hay Lực lượng tuần duyên Mỹ trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, ông Coleman nói rằng lệnh cấm vũ khí hạt nhân của New Zealand, vốn vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, vẫn sẽ được duy trì, đồng thời nói rằng Hoa Kỳ đã chấp nhận điều đó và hai nước quyết định sẽ tiến về phía trước.
Quan hệ quân sự giữa Wellington và Washington đã cải thiện trong những năm gần đây, với việc New Zealand gửi quân tới chiến đấu trong cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo tại Afghanistan và Iraq.