Mỹ tính tạm thời điều 1.500 binh sĩ tới biên giới với Mexico

Binh sĩ Vệ binh Quốc gia bang Texas canh gác ở bờ sông Rio Bravo, biên giới giữa Mỹ và Mexico.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tạm thời điều thêm 1.500 binh sĩ để hỗ trợ công tác bảo vệ biên giới Hoa Kỳ-Mexico, một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters hôm thứ Ba 2/5, đó là một phần trong quá trình chuẩn bị trước khả năng lượng di dân bất hợp pháp sẽ gia tăng khi các biện pháp hạn chế biên giới vì COVID sẽ được bãi bỏ trong những ngày tới của tháng này.

Các biện pháp hạn chế, có tên là Quy định số 42, sẽ được bãi bỏ vào ngày 11/5. Quy định này cho phép chính quyền Hoa Kỳ nhanh chóng trục xuất những di dân không phải là người Mexico tới Mexico và họ sẽ không có cơ hội xin tị nạn.

Ông Biden, đảng viên Dân chủ có kế hoạch tranh cử vào năm 2024, đã chật vật với số lượng di dân kỷ lục bị bắt khi vượt biên trái phép qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021. Đảng Cộng hòa đã chỉ trích ông Biden vì đã bỏ bớt các các chính sách cứng rắn của cựu Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa. Ông Trump hiện là nhân vật dẫn đầu bên đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua để được đề cử là ứng cử viên chính thức.

Các binh sĩ tại ngũ sẽ đóng vai trò bổ sung trong công việc của Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ nhưng họ không thực hiện bất kỳ hoạt động thực thi pháp luật nào, quan chức giấu tên cho biết. Thay vào đó, họ sẽ thực hiện các hoạt động giám sát và nhập dữ liệu trên mặt đất để các sĩ quan Tuần tra Biên giới rảnh tay hoạt động, quan chức này nói thêm.

Lực lượng này sẽ tăng cường cho việc triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia đang diễn ra.

Các binh sĩ quân đội Hoa Kỳ đã được điều động để giúp bảo vệ biên giới trong các chính quyền của các tổng thống trước đây, bao gồm thời các ông George W. Bush của đảng Cộng hòa, Barack Obama của đảng Dân chủ và Trump, họ đã triển khai hàng nghìn binh sĩ tại ngũ và Vệ binh Quốc gia.

(Reuters)

Like

Comment

Share

Write a comment…

Press Enter to post.

Active

An Ton Voa

31m · Shared with Your friends

Mỹ quan ngại việc Trung Quốc ra tay 'trừng phạt' các hãng Mỹ

Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns hôm thứ Ba 2/5 nói rằng Washington rất quan ngại về hành động "trừng phạt" gần đây của Trung Quốc đối với một số công ty Hoa Kỳ và rằng các hãng nước ngoài đang trì hoãn việc đầu tư vào nước này do họ thấy không chắc chắn về độ mở của nền kinh tế.

Các nhóm doanh nghiệp đã cảnh báo về việc Trung Quốc áp dụng lệnh cấm xuất cảnh thường xuyên hơn, tăng cường soi mói các công ty thẩm định và những quy định mơ hồ trong luật phản gián mới của Trung Quốc, cấm chuyển giao bất kỳ thông tin nào liên quan đến an ninh quốc gia và mở rộng định nghĩa về gián điệp.

Ông Burns, phát biểu qua đường truyền video với tổ chức tư vấn mang tên Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết rằng luật này có thể "gây nguy hiểm" cho các nhà nghiên cứu học thuật, giáo sư và nhà báo, đồng thời làm cho các hoạt động thông thường và công tác thẩm định trở thành những việc bất hợp pháp, trong khi các công ty cần các việc đó trước khi có thể đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.

“Khi kết hợp những điều đó với một số hành động trừng phạt mà chính phủ ở Bắc Kinh đã thực hiện đối với một số công ty Mỹ gần đây, chúng tôi rất quan ngại về điều này”, ông Burns phát biểu và nói thêm: “Chúng tôi dự định sẽ thảo luận đầy đủ với chính phủ Trung Quốc về chuyện này".

“Chúng tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp Mỹ ở đây không nên bị chính phủ đe dọa và họ không nên bị nhắm mục tiêu chủ yếu chỉ vì có những khác biệt chính trị và khác biệt cạnh tranh trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc”, ông Burns nói.

Hãng thẩm định doanh nghiệp Mintz Group của Hoa Kỳ cho biết rằng vào cuối tháng 3, chính quyền Trung Quốc đã đột kích văn phòng của họ ở Bắc Kinh và bắt giữ 5 nhân viên địa phương. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Mintz bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Tuần trước, công ty tư vấn quản lý Bain & Co của Mỹ cho hay cảnh sát đã đến văn phòng của họ ở Thượng Hải và thẩm vấn nhân viên.

Trung Quốc cũng nói rằng họ sẽ tiến hành đánh giá an ninh mạng đối với các sản phẩm do nhà sản xuất chip nhớ Micron Technology Inc của Hoa Kỳ bán ở nước này, trong bối cảnh Hoa Kỳ có động thái cấm Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip tiên tiến.

Ông Burns cho biết nhiều công ty nước ngoài đang trì hoãn các khoản đầu tư lớn cho đến khi họ có thể thấy được sự nhất quán trong thông điệp từ Trung Quốc.

Ông nói rằng ông đã cảnh báo các công ty Mỹ hãy cẩn thận tuân thủ luật của Mỹ cấm nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì quan ngại về việc người Duy Ngô Nhĩ và những người dân tộc thiểu số Hồi giáo khác bị lao động cưỡng bức.

Nhưng ông Burns cũng cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần sự ổn định hơn trong quan hệ. "Chúng ta đã có sự chia tách giữa hai xã hội trong 3 năm qua. Điều đó không lành mạnh, không sáng suốt", ông Burns nói.

(Reuters)