Nhiều người sử dụng mạng xã hội hôm 9/5 chia sẻ ảnh chụp một công văn cấp phường ở thành phố Hồ Chí Minh có tính chất như một chỉ thị gây tranh cãi.
Công văn ngày 17/4 được cho là của Ủy ban Nhân dân Phường Tân Tạo A “đề nghị” các cơ sở in ấn, photocopy ở địa phương không in, sao các tờ rơi, khẩu hiệu “có nội dung xấu hoặc có liên quan đến Formosa”.
Văn bản có dấu đỏ và mang chữ ký của bà Phó Chủ tịch phường Huỳnh Đặng Hà Tuyên cũng đề nghị các cơ sở “báo cáo” cơ quan công an “nếu phát hiện có người đến in ấn, photocopy các tài liệu có nội dung xấu hoặc có liên quan đến Formosa”.
Văn bản mà cái thể chế này họ ra thì thật sự nói chung là cái gì họ đã đóng mộc, ký tên, đóng dấu rồi mà họ đưa đến tay người dân nói chung và những doanh nghiệp nói riêng, thì cái đó cái tính xác thực rất là cao. Đại đa số những người chúng tôi quen biết, bà con họ hàng làm nghề in ấn như vậy họ đã được nhận những cái đó rồi. Và đó là tính xác thực không thể chối cãi, nó rất là caonhà hoạt động Đỗ Đức Hợp
VOA đã gọi đến số điện thoại di động của bà Tuyên vào cuối buổi chiều ngày 9/5 để kiểm chứng thông tin, nhưng bà tắt máy.
Nói về độ xác thực của văn bản kể trên, nhà hoạt động dân chủ Đỗ Đức Hợp ở tp.HCM nói:
“Văn bản mà cái thể chế này họ ra thì thật sự nói chung là cái gì họ đã đóng mộc, ký tên, đóng dấu rồi mà họ đưa đến tay người dân nói chung và những doanh nghiệp nói riêng, thì cái đó cái tính xác thực rất là cao. Đại đa số những người chúng tôi quen biết, bà con họ hàng làm nghề in ấn như vậy họ đã được nhận những cái đó rồi. Và đó là tính xác thực không thể chối cãi, nó rất là cao”.
Nhiều người bày tỏ bất bình về văn bản “nhắc nhở” của phường Tân Tạo A, cho rằng nó vượt quá thẩm quyền cũng như xâm phạm quyền tự do của công dân được làm những gì không bị luật pháp cấm.
Một phó chủ tịch phường ra cái văn bản đó trên địa bàn là nó không đúng ... Người dân thường xuyên tức giận với những văn bản trái pháp luật của đảng cộng sản tại Việt Namanh Đỗ Đức Hợp
Nhà hoạt động Đỗ Đức Hợp có chung suy nghĩ, anh nói:
“Một phó chủ tịch phường ra cái văn bản đó trên địa bàn là nó không đúng. Công dân người ta có quyền mở ra kinh doanh. Formosa nó gây thảm họa cho dân tộc Việt Nam mà họ cấm [in, sao] là họ rất sai lầm. Sống ở trên đất nước Việt Nam này cái cảm xúc tức giận thì nó thường trực, nó thường xuyên xảy ra khi mà những cơ quan công quyền của đảng cộng sản họ ra những văn bản. Người dân thường xuyên tức giận với những văn bản trái pháp luật của đảng cộng sản tại Việt Nam”.
Tập đoàn Formosa của Đài Loan gây ra một thảm họa môi trường biển cách đây hơn một năm khi một nhà máy của họ ở Hà Tĩnh xả thải trái phép làm cá chết hàng loạt ven biển 4 tỉnh miền trung.
Vụ này ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người sống dựa vào đánh bắt, buôn bán hải sản và du lịch.
Cuối tháng 6/2016, Formosa đã nhận trách nhiệm và đền bù chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla.
Mặc dù vậy, ở nhiều vùng của Hà Tĩnh và Nghệ An, người dân chưa thỏa mãn với các khoản đền bù. Họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối, đòi đóng cửa Formosa và tìm cách kiện hãng này. Các nỗ lực của họ được nhiều nhà hoạt động ở các nơi khác trong cả nước ủng hộ.
Một số quan chức Việt Nam nói hồi cuối tháng 4 vừa qua rằng Formosa đã khắc phục hầu hết các lỗi về môi trường, nhưng giới hoạt động và nhiều người dân sống gần nhà máy Formosa vẫn chưa hết nghi ngờ về nguy cơ nhà máy gây ô nhiễm trong tương lai.
Your browser doesn’t support HTML5