Mới đây Pakistan cho mở lại con đường tiếp tế huyết mạch cho lực lượng NATO trú đóng ở Afghanistan. Thông tín viên André de Nesnera phân tích tầm quan trọng của tuyến đường này.
Tuyến đường phía nam băng qua lãnh thổ Pakistan là tuyến đường trực tiếp và ít tốn kém nhất để vận chuyển tiếp liệu đến cho lực lượng Mỹ và NATO đang đóng ở Afghanistan.
Ông Seth Jones, một chuyên gia về Afghanistan thuộc viện nghiên cứu RAND Corporation, cho biết tuyến đường phía nam này chủ yếu do nhiều đường hợp thành. Ông giải thích:
"Một trong những con đường quan trọng nhất là đường vận chuyển nhiên vật liệu ngang qua cảng Karachi ở Pakistan. Con đường này sau đó đi ngược lên hướng bắc và rẽ ra nhiều nhánh khác nhau. Một số đi qua thành phố Quetta và Chaman rồi băng qua biên giới Afghanistan vào tỉnh Kandahar. Những đường khác đi qua Peshawar, vượt qua Đèo Khyber đến phía đông Afghanistan, vòng qua Jalalabad và sau đó vào đến Kabul. "
Nhưng ông Stephen Blank, chuyên gia về vấn đề an ninh quốc gia thuộc Học viện quân sự Hoa Kỳ, cho biết tuyến đường này rất nguy hiểm. Ông nói:
"Con đường này băng qua một trong những địa hình trắc trở nhất trên thế giới, và ở nhiều đoạn, cơ bản chỉ có một làn đường duy nhất. Vì thế cho nên tuyến đường này rất dễ bị phục kích, rất nguy hiểm.”
Ông Seth Jones cũng đồng tình rằng mạng lưới đường này có nhiều đoạn nguy hiểm:
"Những vùng chẳng hạn như các khu vực bộ tộc thuộc quyền chính phủ liên bang Pakistan, đó là con đường đi ngang qua Đèo Khyber do các nhóm dân quân như Mangal Bagh kiểm soát một phần. Thế cho nên người Mỹ và các xe tải chở tiếp liệu phải nộp tiền cho nhóm dân quân này để được đi qua lãnh địa của họ. Vì thế đoạn đường này rất dễ bị nhắm làm mục tiêu tấn công cho những nhóm dân quân ấy, cũng như các nhóm nổi dậy, từ cả 2 phía biên giới Pakistan lẫn bên phía Afghanistan.”
Pakistan mới đây đã mở lại tuyến đường tiếp liệu cho lực lượng NATO ở Afghanistan sau 7 tháng đóng cửa vì vụ không kích của NATO do Mỹ lãnh đạo đã giết nhầm 24 binh sĩ người Pakistan.
Các giới chức Pakistan muốn tổng thống Barack Obama phải đích thân xin lỗi, nhưng cuối cùng đành chấp nhận lời xin lỗi của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Hina Rabbani Khar, Ngoại trưởng Clinton nói:
"Chúng tôi xin lỗi về những tổn thất mà quân đội Pakistan phải gánh chịu."
Nhưng ông Stephen Blank cho rằng Pakistan đã đóng cửa tuyến đường huyết mạch này vì một lý do khác nữa. Ông nói:
"Ở Pakistan hiện nay, thái độ bài Mỹ lên rất cao vì nhiều người tin rằng Mỹ đã dùng lãnh thổ của Pakistan để thực hiện các chiến dịch quân sự mà không được sự chấp thuận của Pakistan, trong khi lại coi Pakistan như một nước bị quốc tế tẩy chay. Chính phủ và quân đội Pakistan một mực phủ nhận họ phải chịu phần trách nhiệm rất lớn vì đã hỗ trợ cho khủng bố và các lực lượng Taliban, vốn dùng Pakistan làm nơi ẩn náu trong cuộc chiến ở Afghanistan. Người Pakistan thường tỏ ra bực bội khi người Mỹ nêu lên điều đó. Vì thế Pakistan nghĩ, được rồi, chúng tôi sẽ trả đũa bằng mọi phương tiện có trong tay, và vì thế họ đóng cửa tuyến đường tiếp liệu cho NATO sang Afghanistan."
Các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng Pakistan mở lại tuyến đường tiếp tế sẽ lót đường cho mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Washington và Islamabad.
Nhưng họ khẳng định mở lại tuyến đường này giúp tiết kiệm khoảng 100 triệu đô la hàng tháng, phần lớn được dùng để đưa vật liệu tiếp tế sang Afghanistan bằng con đường dài hơn ở phía bắc Pakistan, chạy ngang qua các các nước vùng Baltic, băng qua Nga và Trung Á.
Các nhà phân tích cũng nói rằng cả hai tuyến đường vừa kể sẽ được sử dụng để gửi binh sĩ và thiết bị ra khỏi Afghanistan, giữa lúc Hoa Kỳ và các nước NATO khác giảm thiểu sự hiện diện quân sự của họ tại Afghanistan.
Tuyến đường phía nam băng qua lãnh thổ Pakistan là tuyến đường trực tiếp và ít tốn kém nhất để vận chuyển tiếp liệu đến cho lực lượng Mỹ và NATO đang đóng ở Afghanistan.
Ông Seth Jones, một chuyên gia về Afghanistan thuộc viện nghiên cứu RAND Corporation, cho biết tuyến đường phía nam này chủ yếu do nhiều đường hợp thành. Ông giải thích:
"Một trong những con đường quan trọng nhất là đường vận chuyển nhiên vật liệu ngang qua cảng Karachi ở Pakistan. Con đường này sau đó đi ngược lên hướng bắc và rẽ ra nhiều nhánh khác nhau. Một số đi qua thành phố Quetta và Chaman rồi băng qua biên giới Afghanistan vào tỉnh Kandahar. Những đường khác đi qua Peshawar, vượt qua Đèo Khyber đến phía đông Afghanistan, vòng qua Jalalabad và sau đó vào đến Kabul. "
Nhưng ông Stephen Blank, chuyên gia về vấn đề an ninh quốc gia thuộc Học viện quân sự Hoa Kỳ, cho biết tuyến đường này rất nguy hiểm. Ông nói:
"Con đường này băng qua một trong những địa hình trắc trở nhất trên thế giới, và ở nhiều đoạn, cơ bản chỉ có một làn đường duy nhất. Vì thế cho nên tuyến đường này rất dễ bị phục kích, rất nguy hiểm.”
Ông Seth Jones cũng đồng tình rằng mạng lưới đường này có nhiều đoạn nguy hiểm:
"Những vùng chẳng hạn như các khu vực bộ tộc thuộc quyền chính phủ liên bang Pakistan, đó là con đường đi ngang qua Đèo Khyber do các nhóm dân quân như Mangal Bagh kiểm soát một phần. Thế cho nên người Mỹ và các xe tải chở tiếp liệu phải nộp tiền cho nhóm dân quân này để được đi qua lãnh địa của họ. Vì thế đoạn đường này rất dễ bị nhắm làm mục tiêu tấn công cho những nhóm dân quân ấy, cũng như các nhóm nổi dậy, từ cả 2 phía biên giới Pakistan lẫn bên phía Afghanistan.”
Pakistan mới đây đã mở lại tuyến đường tiếp liệu cho lực lượng NATO ở Afghanistan sau 7 tháng đóng cửa vì vụ không kích của NATO do Mỹ lãnh đạo đã giết nhầm 24 binh sĩ người Pakistan.
Các giới chức Pakistan muốn tổng thống Barack Obama phải đích thân xin lỗi, nhưng cuối cùng đành chấp nhận lời xin lỗi của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Hina Rabbani Khar, Ngoại trưởng Clinton nói:
"Chúng tôi xin lỗi về những tổn thất mà quân đội Pakistan phải gánh chịu."
Nhưng ông Stephen Blank cho rằng Pakistan đã đóng cửa tuyến đường huyết mạch này vì một lý do khác nữa. Ông nói:
"Ở Pakistan hiện nay, thái độ bài Mỹ lên rất cao vì nhiều người tin rằng Mỹ đã dùng lãnh thổ của Pakistan để thực hiện các chiến dịch quân sự mà không được sự chấp thuận của Pakistan, trong khi lại coi Pakistan như một nước bị quốc tế tẩy chay. Chính phủ và quân đội Pakistan một mực phủ nhận họ phải chịu phần trách nhiệm rất lớn vì đã hỗ trợ cho khủng bố và các lực lượng Taliban, vốn dùng Pakistan làm nơi ẩn náu trong cuộc chiến ở Afghanistan. Người Pakistan thường tỏ ra bực bội khi người Mỹ nêu lên điều đó. Vì thế Pakistan nghĩ, được rồi, chúng tôi sẽ trả đũa bằng mọi phương tiện có trong tay, và vì thế họ đóng cửa tuyến đường tiếp liệu cho NATO sang Afghanistan."
Các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng Pakistan mở lại tuyến đường tiếp tế sẽ lót đường cho mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Washington và Islamabad.
Nhưng họ khẳng định mở lại tuyến đường này giúp tiết kiệm khoảng 100 triệu đô la hàng tháng, phần lớn được dùng để đưa vật liệu tiếp tế sang Afghanistan bằng con đường dài hơn ở phía bắc Pakistan, chạy ngang qua các các nước vùng Baltic, băng qua Nga và Trung Á.
Các nhà phân tích cũng nói rằng cả hai tuyến đường vừa kể sẽ được sử dụng để gửi binh sĩ và thiết bị ra khỏi Afghanistan, giữa lúc Hoa Kỳ và các nước NATO khác giảm thiểu sự hiện diện quân sự của họ tại Afghanistan.