Ủy ban Nhân quyền Miến Ðiện nói không cần phải mở cuộc điều tra về tình trạng bạo động trong cộng đồng giữa người theo Phật giáo và người theo Hồi Giáo bùng ra hồi tháng 6. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Danielle Bernstein từ Bangkok, việc từ khước điều tra diễn ra vào lúc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo cho biết họ sẽ đưa vấn đề chính phủ Miến Ðiện xử lý vụ bạo động ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Khi báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đến Miến Ðiện đi thăm các khu vực bị tác động của bạo lực ở bang Rakhine trong tháng trước, ông đã kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Miến Ðiện thành lập một ủy ban tìm hiểu sự thực cho một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch.
Chủ tịch Ủy ban là ông Win Mra hôm nay cho biết ông bối rối trước đề nghị này, và phủ nhận rằng nhóm của ông chịu trách nhiệm về việc hoàn thành một cuộc điều tra như thế. Ông nói một nhóm riêng của các thanh tra chính phủ chỉ đang cứu xét những vụ giết người dẫn đến sự bột phát bạo động.
Ông Win Mra nói: “Tôi không biết vì sao ông ấy lại làm như thế. Thật ra, điều tôi biết là chính phủ đã thành lập một nhóm điều tra cấp cao để tìm hiểu về 2 vụ việc là vụ cưỡng hiếp và sát hại 10 người.”
Ông Win Mra cũng nói những nhận định của đặc sứ nhân quyền Liên Hiệp Quốc Tomas Ojea Quintana là thiên lệch. Ông không nói rõ chi tiết trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA.
Hồi tháng 7, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia đã gửi một phái đoàn 3 người đi điều tra những gì mà ông Win Mra mô tả là nhu cầu nhân đạo của những người bị tác động của cuộc xung đột, nhưng chưa đề cập đến những cáo buộc cho rằng quân đội đã có hành vi ưu đãi một nhóm sắc tộc cụ thể, một cáo buộc mà ông gọi là “quá khích.”
Ông Win Mra cũng nhấn mạnh rằng tình hình vẫn còn cực kỳ nhậy cảm và ông hy vọng nó sẽ không gây cản trở cho con đường tiến tới dân chủ của Miến Ðiện.
Trong khi đó, tuần này Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã bầy tỏ sự quan ngại cho những người Rohingya ở Miến Ðiện và nói họ sẽ đưa vấn đề chính phủ Miến Ðiện xử lý vụ bạo động ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ông Jim Dell-Giacoma là một chuyên gia phân tích làm việc cho Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nói rằng việc tách rời với các nước Hồi giáo sẽ có thể gây khó khăn cho tương lai của Miến Ðiện trong tư cách thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á. Ông nói cội rễ của vấn đề nằm trong sự kiện chính phủ không chịu thừa nhận tư cách công dân của người Rohingya.
Ông Dell-Giacoma nói: “Ðưa người Rohingya và tất cả các sắc dân thiểu số vào một nước Miến Ðiện hiện đại, thừa nhận sự hiện hữu của các sắc dân thiểu số, thừa nhận rằng Miến Ðiện là một nước đa sắc tộc, với nhiều tôn giao, và rằng quyền của tất cả các sắc dân thiểu số này cần phải được bảo vệ bởi nhà nước hiện đậi và không bị phân biệt đối xử.”
Liên Hiệp Quốc đã công bố một phúc trình hôm nay nói rằng số người bị thất tán vì vụ xung đột ở bang Rakhine đã vượt quá mức 68 ngàn 500 người, và còn tăng thêm nữa, với những người mới đến từ Kyauktaw, Sittwe, và Maungdaw, nơi vẫn còn xảy ra các sự cố bạo động lẻ tẻ.
Khi báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đến Miến Ðiện đi thăm các khu vực bị tác động của bạo lực ở bang Rakhine trong tháng trước, ông đã kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Miến Ðiện thành lập một ủy ban tìm hiểu sự thực cho một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch.
Chủ tịch Ủy ban là ông Win Mra hôm nay cho biết ông bối rối trước đề nghị này, và phủ nhận rằng nhóm của ông chịu trách nhiệm về việc hoàn thành một cuộc điều tra như thế. Ông nói một nhóm riêng của các thanh tra chính phủ chỉ đang cứu xét những vụ giết người dẫn đến sự bột phát bạo động.
Ông Win Mra nói: “Tôi không biết vì sao ông ấy lại làm như thế. Thật ra, điều tôi biết là chính phủ đã thành lập một nhóm điều tra cấp cao để tìm hiểu về 2 vụ việc là vụ cưỡng hiếp và sát hại 10 người.”
Ông Win Mra cũng nói những nhận định của đặc sứ nhân quyền Liên Hiệp Quốc Tomas Ojea Quintana là thiên lệch. Ông không nói rõ chi tiết trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA.
Hồi tháng 7, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia đã gửi một phái đoàn 3 người đi điều tra những gì mà ông Win Mra mô tả là nhu cầu nhân đạo của những người bị tác động của cuộc xung đột, nhưng chưa đề cập đến những cáo buộc cho rằng quân đội đã có hành vi ưu đãi một nhóm sắc tộc cụ thể, một cáo buộc mà ông gọi là “quá khích.”
Ông Win Mra cũng nhấn mạnh rằng tình hình vẫn còn cực kỳ nhậy cảm và ông hy vọng nó sẽ không gây cản trở cho con đường tiến tới dân chủ của Miến Ðiện.
Trong khi đó, tuần này Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã bầy tỏ sự quan ngại cho những người Rohingya ở Miến Ðiện và nói họ sẽ đưa vấn đề chính phủ Miến Ðiện xử lý vụ bạo động ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ông Jim Dell-Giacoma là một chuyên gia phân tích làm việc cho Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nói rằng việc tách rời với các nước Hồi giáo sẽ có thể gây khó khăn cho tương lai của Miến Ðiện trong tư cách thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á. Ông nói cội rễ của vấn đề nằm trong sự kiện chính phủ không chịu thừa nhận tư cách công dân của người Rohingya.
Ông Dell-Giacoma nói: “Ðưa người Rohingya và tất cả các sắc dân thiểu số vào một nước Miến Ðiện hiện đại, thừa nhận sự hiện hữu của các sắc dân thiểu số, thừa nhận rằng Miến Ðiện là một nước đa sắc tộc, với nhiều tôn giao, và rằng quyền của tất cả các sắc dân thiểu số này cần phải được bảo vệ bởi nhà nước hiện đậi và không bị phân biệt đối xử.”
Liên Hiệp Quốc đã công bố một phúc trình hôm nay nói rằng số người bị thất tán vì vụ xung đột ở bang Rakhine đã vượt quá mức 68 ngàn 500 người, và còn tăng thêm nữa, với những người mới đến từ Kyauktaw, Sittwe, và Maungdaw, nơi vẫn còn xảy ra các sự cố bạo động lẻ tẻ.