Miến Điện nói rằng họ sẽ không từ bỏ đường lối cải cách sau khi xảy ra các cuộc bố ráp gây nhiều tranh cãi nhắm vào một tu viện Phật Giáo và vụ bắt giữ 5 tăng sĩ.
Hôm thứ Ba, phát ngôn nhân của Tổng thống, ông Ye Htut, nói với đài VOA ban tiếng Miến Điện rằng cả chính phủ lẫn quân đội đều cam kết tiến tới.
Hồi đầu tháng này, cảnh sát đã bố ráp Tu viện Maha Thantithukha ở Yangon. Năm tăng sĩ bị tước áo tu và bị bắt hiện đã được tại ngoại. Bộ trưởng Tôn giáo vụ Myanmar, Hsan Hsint, bị cất chức sau cuộc bố ráp vì những cáo giác tham nhũng.
Những người chỉ trích nói rằng chính phủ đã sử dụng quyền hành để dàn xếp một cuộc tranh chấp kéo dài đã lâu liên quan tới vấn đề kiểm soát tu viện này, trong khi vị tu viện trưởng, một người nổi tiếng, đang ở nước ngoài.
Chính phủ cũng phải đối diện với những chỉ trích trong các tuần lễ mới đây liên quan tới những cuộc điều tra về tài chánh liên quan tới các sách báo xuất bản tư nhân.
Nhà phân tích chính trị Yan Myo Thein nói với đài VOA rằng hành động này gây lo ngại về chủ trương cải cách:
“Nếu chính phủ tiếp tục hành động này, sẽ có nghi ngờ về các cải cách dân chủ và tiến trình hòa giải quốc gia. Mặt khác, việc tước áo tu sĩ Phật Giáo và bố ráp một tu viện Phật Giáo là đi ngược lại hiến pháp. Vì vậy tôi nghĩ rằng tất cả những sự kiện này gây ra lo ngại về vấn đề chuyển tiếp dân chủ và hòa giải quốc gia.”
Ông Kyaw Min Swe, Tổng biên tập của Nhật báo Tiếng Nói, đang bị điều tra, nói rằng vấn đề chính là tình trạng thiếu minh bạch gây ra tin đồn và hiểu lầm.
Nhưng ông Sein Win, cựu chủ biên báo Mizzima News, cũng đang bị điều tra, tỏ ra ít khoan nhượng hơn trong nhận định của ông về tình huống này. Ông nói:
“Lý do tất cả các chuyện này xảy ra là vì những nhóm người trước đây vẫn còn duy trì phương cách làm việc xưa cũ, vì họ không thể từ bỏ quyền lợi riêng tư. Lúc đầu họ tuyên bố rằng sẽ không có lề lối làm việc cũ nữa và sẽ chuyển sang một hệ thống mới. Nhưng trong thực tế, một khi quyền lợi của họ bị thiệt hại, thì bộ mặt thật của họ đã lộ ra.”
Giới hữu trách không cho biết lý do đưa tới cuộc điều tra của họ về những ấn phẩm.
Sau nhiều thập niên cai trị của quân đội, Myanmar bắt đầu cải tổ chính trị hồi năm 2011 và đã được hầu hết cộng đồng quốc tế ca ngợi, và bãi bỏ hầu hết, nhưng không phải tất cả, các biện pháp trừng phạt nhắm vào nước này.
Hôm thứ Ba, phát ngôn nhân của Tổng thống, ông Ye Htut, nói với đài VOA ban tiếng Miến Điện rằng cả chính phủ lẫn quân đội đều cam kết tiến tới.
Hồi đầu tháng này, cảnh sát đã bố ráp Tu viện Maha Thantithukha ở Yangon. Năm tăng sĩ bị tước áo tu và bị bắt hiện đã được tại ngoại. Bộ trưởng Tôn giáo vụ Myanmar, Hsan Hsint, bị cất chức sau cuộc bố ráp vì những cáo giác tham nhũng.
Những người chỉ trích nói rằng chính phủ đã sử dụng quyền hành để dàn xếp một cuộc tranh chấp kéo dài đã lâu liên quan tới vấn đề kiểm soát tu viện này, trong khi vị tu viện trưởng, một người nổi tiếng, đang ở nước ngoài.
Chính phủ cũng phải đối diện với những chỉ trích trong các tuần lễ mới đây liên quan tới những cuộc điều tra về tài chánh liên quan tới các sách báo xuất bản tư nhân.
Nhà phân tích chính trị Yan Myo Thein nói với đài VOA rằng hành động này gây lo ngại về chủ trương cải cách:
“Nếu chính phủ tiếp tục hành động này, sẽ có nghi ngờ về các cải cách dân chủ và tiến trình hòa giải quốc gia. Mặt khác, việc tước áo tu sĩ Phật Giáo và bố ráp một tu viện Phật Giáo là đi ngược lại hiến pháp. Vì vậy tôi nghĩ rằng tất cả những sự kiện này gây ra lo ngại về vấn đề chuyển tiếp dân chủ và hòa giải quốc gia.”
Ông Kyaw Min Swe, Tổng biên tập của Nhật báo Tiếng Nói, đang bị điều tra, nói rằng vấn đề chính là tình trạng thiếu minh bạch gây ra tin đồn và hiểu lầm.
Nhưng ông Sein Win, cựu chủ biên báo Mizzima News, cũng đang bị điều tra, tỏ ra ít khoan nhượng hơn trong nhận định của ông về tình huống này. Ông nói:
“Lý do tất cả các chuyện này xảy ra là vì những nhóm người trước đây vẫn còn duy trì phương cách làm việc xưa cũ, vì họ không thể từ bỏ quyền lợi riêng tư. Lúc đầu họ tuyên bố rằng sẽ không có lề lối làm việc cũ nữa và sẽ chuyển sang một hệ thống mới. Nhưng trong thực tế, một khi quyền lợi của họ bị thiệt hại, thì bộ mặt thật của họ đã lộ ra.”
Giới hữu trách không cho biết lý do đưa tới cuộc điều tra của họ về những ấn phẩm.
Sau nhiều thập niên cai trị của quân đội, Myanmar bắt đầu cải tổ chính trị hồi năm 2011 và đã được hầu hết cộng đồng quốc tế ca ngợi, và bãi bỏ hầu hết, nhưng không phải tất cả, các biện pháp trừng phạt nhắm vào nước này.