BANGKOK —
Một nhóm gồm các luật sư và những nhân vật tranh đấu cho biết giới hữu trách Miến Điện đã dùng thủ đoạn lường gạt và cưỡng bức để lấy đất của dân làng để dùng cho một dự án khai thác đồng với Trung Quốc. Các luật sư cho biết cảnh sát đã dùng sức mạnh thái quá để hăm dọa những người chống đối dự án. Họ yêu cầu điều tra các giới chức cao cấp trong chính phủ và những viên chức của công ty mỏ do quân đội điều hành. Từ Bangkok, thông tín viên Daniel Schearf của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Mạng lưới Luật sư Miến Điện và tổ chức nhân quyền Justice Trust ở Mỹ cho biết nhà chức trách Miến Điện đã buộc dân làng từ bỏ các quyền về đất đai của họ để nới rộng dự án khai thác mỏ đồng Letpedaung.
Kết quả một cuộc điều tra chung do hai tổ chức này công bố ngày hôm nay cho thấy các giới chức địa phương đã ép buộc dân làng ký vào những hợp đồng mà họ chưa hề được đọc.
Phúc trình cho hay các giới chức chính quyền đã hăm dọa những người chống đối việc bán đất và thay thế những viên thôn trưởng độc lập bằng những người ủng hộ dự án khia thác mỏ.
Những dân làng được phỏng vấn trong cuộc điều tra nói rằng các giới chức đã lừa họ về những kế hoạch sử dụng đất, và nói láo là đất đai sẽ được trả lại cho họ sau ba năm để họ có thể tiếp tục canh tác.
Tháng 11 vừa qua, khi hàng trăm dân làng biểu tình để phản đối dự án nới rộng mỏ đồng có kinh phí 1 tỉ đô la, cảnh sát đã được phái đến để giải tán người biểu tình.
Ông Roger Normand, giám đốc tổ chức nhân quyền Justice Trust, nói rằng hơn 150 người biểu tình, trong đó có nhiều nhà sư, đã bị thương nặng. Một số người bị bỏng cấp hai hoặc cấp ba. Ông cho biết cuộc điều tra bao gồm những vụ xét nghiệm với kết quả cho thấy cảnh sát đã dùng lựu đạn khói phốt pho trắng do quân đội cung cấp để bắn vào người biểu tình.
Ông Normand nói: "Loại lựu đạn này được quân đội dùng để tạo màn khói và chiếu sáng. Nhưng đây là một loại hoá chất. Và vì vậy trên cơ bản nó có thể dùng cho cả hai mục đích: còn có thể dùng để chống lại nhân viên quân đội, chống lại binh sĩ. Và do đó việc dùng loại lựu đạn này như vậy là bất hợp pháp. Theo luật, quân đội không được dùng loại vũ khí này để trực tiếp chống lại chiến binh địch."
Miến Điện đã xin lỗi về vụ bố ráp những người biểu tình, nhưng không thừa nhận đã dùng chất phốt pho trắng.
Phúc trình của các luật sư cho rằng cảnh sát dùng các loại đạn dược đốt cháy của quân đội để chống lại những người biểu tình ôn hòa nêu lên nghi vấn về việc ai là người đã ra lệnh.
Mỏ đồng này là mỏ lớn nhất ở Miến Điện và được điều hành bởi một công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội. Công ty này liên doanh với công ty UMEHL, là công ty quân doanh lớn nhất Miến Điện.
Dự án liên doanh này được thương lượng bởi chính quyền quân nhân trước đây và bị chỉ trích là thiếu minh bạch.
Ông Normand cho biết cuộc điều tra về mỏ đồng và vụ đàn áp người biểu tình cần phải được nhắm tới những giới chức cao hơn các nhân viên cảnh sát và giới chức chính quyền địa phương.
Ông Normand nói tiếp: "Vì vậy, rõ ràng là các vấn đề cần phải nêu ra với những viên giám đốc của các công ty này, mà trong trường hợp của Miến Điện là các giới chức hiện dịch cấp cao trong quân đội cùng với những giới chức mới về hưu, và chính phủ Miến Điện. Bởi vì rõ ràng là chính phủ, từ tổng thống cho tới bộ trưởng nội vụ, là những người chịu trách nhiệm tối hậu về những hành vi của cảnh sát."
Hồi tháng 12, Tổng thống Thein Sein đã chỉ định lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi làm người đứng đầu một ủy ban để điều tra vụ án mỏ đồng.
Bà Suu Kyi đã gặp những người bị thương và những người chống đối dự án mỏ đồng. Bà cũng nói chuyện với những người đại diện của nhà đầu tư Trung Quốc là công ty Vạn Bảo.
Bà đã làm nhiều người ngạc nhiên khi bà bày tỏ sự ủng hộ cho những dân làng tranh đấu cho quyền lợi của mình, nhưng đồng thời bà cũng tuyên bố rằng Miến Điện cần phải tuân hành các nghĩa vụ của mình trong dự án.
Mặc dù vậy, ông Normand cho rằng việc bổ nhiệm bà Suu Kyi là một dấu hiệu tốt vì bà là người có uy tín đối với công chúng.
Ông nói thêm như sau: "Mặt khác, ủy ban này cần có nhiệm quyền và quyền hạn để có thể điều tra. Và hiện giờ chúng tôi chưa rõ ủy ban mà bà lãnh đạo có nhiệm quyền để điều tra hành động này của cảnh sát hay không và có quyền ra trát để tiến hành điều tra hay không."
Cho đến nay ủy ban này đã lỡ mất hai thời hạn chót để công bố bản báo cáo chính thức – thời hạn chót mới nhất là ngày 31 tháng 1. Hiện chưa rõ khi nào báo cáo mới được công bố.
Mạng lưới Luật sư Miến Điện và tổ chức nhân quyền Justice Trust ở Mỹ cho biết nhà chức trách Miến Điện đã buộc dân làng từ bỏ các quyền về đất đai của họ để nới rộng dự án khai thác mỏ đồng Letpedaung.
Kết quả một cuộc điều tra chung do hai tổ chức này công bố ngày hôm nay cho thấy các giới chức địa phương đã ép buộc dân làng ký vào những hợp đồng mà họ chưa hề được đọc.
Phúc trình cho hay các giới chức chính quyền đã hăm dọa những người chống đối việc bán đất và thay thế những viên thôn trưởng độc lập bằng những người ủng hộ dự án khia thác mỏ.
Tháng 11 vừa qua, khi hàng trăm dân làng biểu tình để phản đối dự án nới rộng mỏ đồng có kinh phí 1 tỉ đô la, cảnh sát đã được phái đến để giải tán người biểu tình.
Ông Roger Normand, giám đốc tổ chức nhân quyền Justice Trust, nói rằng hơn 150 người biểu tình, trong đó có nhiều nhà sư, đã bị thương nặng. Một số người bị bỏng cấp hai hoặc cấp ba. Ông cho biết cuộc điều tra bao gồm những vụ xét nghiệm với kết quả cho thấy cảnh sát đã dùng lựu đạn khói phốt pho trắng do quân đội cung cấp để bắn vào người biểu tình.
Ông Normand nói: "Loại lựu đạn này được quân đội dùng để tạo màn khói và chiếu sáng. Nhưng đây là một loại hoá chất. Và vì vậy trên cơ bản nó có thể dùng cho cả hai mục đích: còn có thể dùng để chống lại nhân viên quân đội, chống lại binh sĩ. Và do đó việc dùng loại lựu đạn này như vậy là bất hợp pháp. Theo luật, quân đội không được dùng loại vũ khí này để trực tiếp chống lại chiến binh địch."
Miến Điện đã xin lỗi về vụ bố ráp những người biểu tình, nhưng không thừa nhận đã dùng chất phốt pho trắng.
Phúc trình của các luật sư cho rằng cảnh sát dùng các loại đạn dược đốt cháy của quân đội để chống lại những người biểu tình ôn hòa nêu lên nghi vấn về việc ai là người đã ra lệnh.
Mỏ đồng này là mỏ lớn nhất ở Miến Điện và được điều hành bởi một công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội. Công ty này liên doanh với công ty UMEHL, là công ty quân doanh lớn nhất Miến Điện.
Dự án liên doanh này được thương lượng bởi chính quyền quân nhân trước đây và bị chỉ trích là thiếu minh bạch.
Ông Normand cho biết cuộc điều tra về mỏ đồng và vụ đàn áp người biểu tình cần phải được nhắm tới những giới chức cao hơn các nhân viên cảnh sát và giới chức chính quyền địa phương.
Ông Normand nói tiếp: "Vì vậy, rõ ràng là các vấn đề cần phải nêu ra với những viên giám đốc của các công ty này, mà trong trường hợp của Miến Điện là các giới chức hiện dịch cấp cao trong quân đội cùng với những giới chức mới về hưu, và chính phủ Miến Điện. Bởi vì rõ ràng là chính phủ, từ tổng thống cho tới bộ trưởng nội vụ, là những người chịu trách nhiệm tối hậu về những hành vi của cảnh sát."
Bà Suu Kyi đã gặp những người bị thương và những người chống đối dự án mỏ đồng. Bà cũng nói chuyện với những người đại diện của nhà đầu tư Trung Quốc là công ty Vạn Bảo.
Bà đã làm nhiều người ngạc nhiên khi bà bày tỏ sự ủng hộ cho những dân làng tranh đấu cho quyền lợi của mình, nhưng đồng thời bà cũng tuyên bố rằng Miến Điện cần phải tuân hành các nghĩa vụ của mình trong dự án.
Mặc dù vậy, ông Normand cho rằng việc bổ nhiệm bà Suu Kyi là một dấu hiệu tốt vì bà là người có uy tín đối với công chúng.
Ông nói thêm như sau: "Mặt khác, ủy ban này cần có nhiệm quyền và quyền hạn để có thể điều tra. Và hiện giờ chúng tôi chưa rõ ủy ban mà bà lãnh đạo có nhiệm quyền để điều tra hành động này của cảnh sát hay không và có quyền ra trát để tiến hành điều tra hay không."
Cho đến nay ủy ban này đã lỡ mất hai thời hạn chót để công bố bản báo cáo chính thức – thời hạn chót mới nhất là ngày 31 tháng 1. Hiện chưa rõ khi nào báo cáo mới được công bố.