Miến Điện mới đây đã đề nghị xúc tiến dự án mỏ đồng được Trung Quốc hậu thuẫn, bất chấp sự chống đối của cư dân địa phương. Một cuộc điều tra chính thức, do lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi hướng dẫn thực hiện, kết luận rằng dự án này sẽ có ích cho đất nước nếu một số khuyến nghị được chấp nhận và thi hành. Từ trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Trong bản báo cáo dài 74 trang, ủy ban điều tra thừa nhận rằng dự án mỏ đồng Lerpadaung không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tác động moit và xã hội và các dân làng không được đền bù thỏa đáng khi đất đai của họ bị trưng thu.
Báo cáo cũng thừa nhận rằng cảnh sát đã dùng bom khói có chứa hóa chất phốt pho để chống lại những người biểu tình, làm cho hơn 100 người bị phỏng nặng, tuy giới hữu trách trước đó đã khẳng định là họ không hề làm như vậy.
Mặc dù vậy, thay vì đề nghị chấm dứt hoặc tạm ngưng dự án, báo cáo do bà Aung San Suu Kyi hướng dẫn thực hiện, đã đưa ra những đề nghị để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Họ cho rằng việc ngưng dự án do Trung Quốc hậu thuẫn, như đòi hỏi của những người biểu tình, sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào Miến Điện.
Ủy ban này do Tổng thống Thein Sein bổ nhiệm và do bà Suu Kyi làm chủ tịch.
Ông Ye Htut, phát ngôn viên của Tổng thống Thein Sein, nói rằng một khi các khuyến nghị trong bản báo cáo được thi hành, mỏ đồng này sẽ mang lại lợi ích không những cho Miến Điện mà còn cho dân chúng địa phương.
Ông Ye Htut nói: "Những khuyến nghị này bao gồm mọi lãnh vực: luật pháp, chế độ pháp trị, môi trường, tác động xã hội và tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng địa phương. Và ngoài ra, còn có việc xem xét lại một số phần của thỏa thuận hiện nay giữa Miến Điện với công ty của Trung Quốc."
Dự án mỏ đồng lớn nhất Miến Điện này được thực hiện bởi một liên doanh giữa Miến Điện với các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội, dựa trên một thỏa thuận đạt được dưới thời chính quyền quân nhân trước đây.
Cuộc biểu tình của dân làng chống lại dự án này hồi năm ngoái đã bị cảnh sát dùng bạo lực để đàn áp. Hơn 100 người biểu tình, trong đó có các nhà sư, đã bị thương nặng với những dấu hiệu bị phỏng vì hóa chất.
Một tổ chức độc lập qui tụ các luật sư và các nhóm tranh đấu nhân quyền Miến Điện cho biết cảnh sát đã dùng lựu đạn phốt pho trắng như một loại vũ khí hóa học để hăm dọa những người chống đối dự án mỏ đồng.
Loại hóa chất gây cháy này được dùng để tạo màn khói, nhưng có thể gây phỏng nặng và gây ra hỏa hoạn nếu được sử dụng chống lại con người hoặc gần những vật dễ cháy.
Thoạt đầu, giới hữu trách Miến Điện tuyên bố họ không hề dùng hóa chất. Nhưng bản báo cáo thừa nhận rằng loại lựu đạn khói có chứa phốt pho và kết luận là những người biểu tình bị thương vì cảnh sát đã không được huấn luyện kỹ lưỡng về việc sử dụng loại vũ khí này.
Người đứng đầu ủy ban pháp luật của Mạng lưới Luật sư Bắc Miến Điện, ông Thein Than Oo, nói rằng bản báo cáo không giải quyết thỏa đáng vấn đề trách nhiệm.
Ông Thein Than Oo nói: "Những sự việc chính mà họ bỏ qua là ai là kẻ phạm tội dùng lựu đạn khói phốt pho trắng đối với những người biểu tình ôn hòa. Và làm thế nào để xử lý tội phạm này? Họ không hề nói tới.
Tổng thống Thein Sein đã bổ nhiệm một ủy ban mới để thực thi các khuyến nghị của bàn báo cáo."
Nhưng ông Thein Than Oo nói rằng ủy ban, qui tụ các đại diện của các bộ trong chính phủ và các công ty, không có tính chất độc lập và cần phải bao gồm những nhân vật tranh đấu, các dân làng cùng với những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và quan tâm.
Trong bản báo cáo dài 74 trang, ủy ban điều tra thừa nhận rằng dự án mỏ đồng Lerpadaung không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tác động moit và xã hội và các dân làng không được đền bù thỏa đáng khi đất đai của họ bị trưng thu.
Báo cáo cũng thừa nhận rằng cảnh sát đã dùng bom khói có chứa hóa chất phốt pho để chống lại những người biểu tình, làm cho hơn 100 người bị phỏng nặng, tuy giới hữu trách trước đó đã khẳng định là họ không hề làm như vậy.
Mặc dù vậy, thay vì đề nghị chấm dứt hoặc tạm ngưng dự án, báo cáo do bà Aung San Suu Kyi hướng dẫn thực hiện, đã đưa ra những đề nghị để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Họ cho rằng việc ngưng dự án do Trung Quốc hậu thuẫn, như đòi hỏi của những người biểu tình, sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào Miến Điện.
Ủy ban này do Tổng thống Thein Sein bổ nhiệm và do bà Suu Kyi làm chủ tịch.
Ông Ye Htut, phát ngôn viên của Tổng thống Thein Sein, nói rằng một khi các khuyến nghị trong bản báo cáo được thi hành, mỏ đồng này sẽ mang lại lợi ích không những cho Miến Điện mà còn cho dân chúng địa phương.
Ông Ye Htut nói: "Những khuyến nghị này bao gồm mọi lãnh vực: luật pháp, chế độ pháp trị, môi trường, tác động xã hội và tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng địa phương. Và ngoài ra, còn có việc xem xét lại một số phần của thỏa thuận hiện nay giữa Miến Điện với công ty của Trung Quốc."
Dự án mỏ đồng lớn nhất Miến Điện này được thực hiện bởi một liên doanh giữa Miến Điện với các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội, dựa trên một thỏa thuận đạt được dưới thời chính quyền quân nhân trước đây.
Một tổ chức độc lập qui tụ các luật sư và các nhóm tranh đấu nhân quyền Miến Điện cho biết cảnh sát đã dùng lựu đạn phốt pho trắng như một loại vũ khí hóa học để hăm dọa những người chống đối dự án mỏ đồng.
Loại hóa chất gây cháy này được dùng để tạo màn khói, nhưng có thể gây phỏng nặng và gây ra hỏa hoạn nếu được sử dụng chống lại con người hoặc gần những vật dễ cháy.
Thoạt đầu, giới hữu trách Miến Điện tuyên bố họ không hề dùng hóa chất. Nhưng bản báo cáo thừa nhận rằng loại lựu đạn khói có chứa phốt pho và kết luận là những người biểu tình bị thương vì cảnh sát đã không được huấn luyện kỹ lưỡng về việc sử dụng loại vũ khí này.
Người đứng đầu ủy ban pháp luật của Mạng lưới Luật sư Bắc Miến Điện, ông Thein Than Oo, nói rằng bản báo cáo không giải quyết thỏa đáng vấn đề trách nhiệm.
Ông Thein Than Oo nói: "Những sự việc chính mà họ bỏ qua là ai là kẻ phạm tội dùng lựu đạn khói phốt pho trắng đối với những người biểu tình ôn hòa. Và làm thế nào để xử lý tội phạm này? Họ không hề nói tới.
Tổng thống Thein Sein đã bổ nhiệm một ủy ban mới để thực thi các khuyến nghị của bàn báo cáo."
Nhưng ông Thein Than Oo nói rằng ủy ban, qui tụ các đại diện của các bộ trong chính phủ và các công ty, không có tính chất độc lập và cần phải bao gồm những nhân vật tranh đấu, các dân làng cùng với những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và quan tâm.