Bà Aung San Suu Kyi là chính trị gia nổi tiếng nhất của Miến Ðiện, nhưng bà phải đối diện với những thách thức về mặt pháp lý trong việc tranh cử làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm tới. Một điều khoản trong hiến pháp cấm các ứng viên có người phối ngẫu hoặc có con là công dân nước ngoài. Hiện có những áp lực nhằm thay đổi điều khoản này, tuy nhiên thông tín viên Gabrielle Paluch cho biết có thế sẽ không có đủ sự ủng hộ cần thiết để làm cho điều này xảy ra.
Hiến pháp Miến Ðiện, được chính quyền quân nhân phê chuẩn năm 2008, rất khó được sửa đổi. Hiến pháp này bao gồm một điều khoản cấm các công dân Miến có người phối ngẫu, con cái hoặc người phối ngẫu của con cái mang quốc tịch nước ngoài trở thành tổng thống. Ðiều 59, vốn không có trong hai hiến pháp trước đó, được đặt ra nhằm trực tiếp ngăn không cho một công dân cá biệt là bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống.
Sáu năm sau, có sự thúc ép của công chúng nhằm thay đổi điều khoản này để chính trị gia nổi tiếng nhất đất nước có thể tranh cử tổng thống.
Các cuộc xuống đường trên khắp đất nước thường xuyên thu hút hàng trăm người Miến ủng hộ cho việc thay đổi hiến pháp để bà được tranh cử.
Bà Ma Khin Myo Thant trở thành nhà hoạt động chính trị từ năm 2007. Trong một cuộc xuống đường ở thủ đô kinh tế Rangoon hôm thứ Năm, bà cho biết bà tin rằng “Mẹ Suu” nên trở thành tổng thống vì đó là điều mà mọi người mong muốn.
Bà nói rằng nếu bà Aung San Suu Kyi có thể là tổng thống, đó thực sự là điều tốt đẹp nhất cho đất nước và cho thế hệ mai sau.
Nhiều người xem việc ứng cử của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 như là một thước đo cụ thể cho sự tiến bộ của một chính quyền hiện vẫn đang trong quá trình phi quân sự hóa. Tuy nhiên việc thay đổi hiến pháp đòi hỏi sự chấp thuận của quốc hội Miến hiện vẫn đang bị áp đảo bởi quân đội và các đồng minh.
Ðể giải giải quyết việc sửa đổi hiến pháp, cơ quan lập pháp mới được 3 năm tuổi của Miến đã thành lập một ủy ban để xem xét việc thay đổi. Vào ngày 31/1, ủy ban này đã đệ trình một báo cáo, tóm tắt hơn 30.000 lá thư đề nghị những thay đổi mà họ nhận được.
Ðáng ngạc nhiên là báo cáo cho rằng có sự ủng hộ áp đảo trong việc giữ nguyên điều 59, và trong phần chú thích của báo cáo còn trích dẫn một bản kiến nghị với hơn 106.000 chữ ký phản đối việc thay đổi.
Các đối thủ của việc thay đổi điều 59 không hài lòng về việc một người được xem là thân phương Tây được ở vào vị trí quyền lực trong chính phủ.
Mặc dù Tổng thống Thein Sein bày tỏ sự ủng hộ cho việc thay đổi hiến pháp, nhưng ông chưa đề cập cụ thể tới điều 59.
Trong số các nhà lập pháp, có sự đồng thuận tương tự cho việc thay đổi hiến pháp, nhưng điều khoản nào và thời điểm thì chưa được định đoạt, theo nhà phân tích chính trị độc lập Richard Horsey.
Ông nói rằng báo cáo của ủy ban duyệt xét không phản ánh sự cân bằng về quan điểm trong vấn đề này vì các sai sót phương pháp luận khi thực hiện báo cáo.
Ông cho biết mặc dù có phần chắc điều 59 sẽ không được thay đổi kịp lúc cho việc ứng cử của bà Aung San Suu Kyi, nhưng có nhiều thay đổi khác trong hiến pháp rất quan trọng cho tiến trình cải cách của Miến Ðiện, và có thể là một thước đo tốt hơn cho vấn đề có cải cách thực sự hay không.
Ông Horsey nói nhiều điều khoản đã trao quá nhiều quyền hạn cho chính quyền trung ương, gây phương hại cho tiến trình hoà bình trong cuộc nội chiến lâu nhất thế giới. Ông nói:
“Đặc biệt là những điều khoản có liên quan đến việc phân chia quyền lực, các nguồn tài nguyên và nguồn thuế giữa chính phủ trung ương với các chính quyền địa phương, và riêng đối với các tiểu bang của người sắc tộc thiểu số thì những điều này thực sự là những vấn đề rất quan trọng cho hòa bình và hòa giải của đất nước”.
Liên minh Dân chủ Toàn quốc, đảng của bà Aung San Suu Kyi, có kế hoạch tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình để ủng hộ cho việc thay đổi điều 59, và cho phép người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa Bình này có một cơ hội để trở thành tổng thống.
Hiến pháp Miến Ðiện, được chính quyền quân nhân phê chuẩn năm 2008, rất khó được sửa đổi. Hiến pháp này bao gồm một điều khoản cấm các công dân Miến có người phối ngẫu, con cái hoặc người phối ngẫu của con cái mang quốc tịch nước ngoài trở thành tổng thống. Ðiều 59, vốn không có trong hai hiến pháp trước đó, được đặt ra nhằm trực tiếp ngăn không cho một công dân cá biệt là bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống.
Sáu năm sau, có sự thúc ép của công chúng nhằm thay đổi điều khoản này để chính trị gia nổi tiếng nhất đất nước có thể tranh cử tổng thống.
Các cuộc xuống đường trên khắp đất nước thường xuyên thu hút hàng trăm người Miến ủng hộ cho việc thay đổi hiến pháp để bà được tranh cử.
Bà Ma Khin Myo Thant trở thành nhà hoạt động chính trị từ năm 2007. Trong một cuộc xuống đường ở thủ đô kinh tế Rangoon hôm thứ Năm, bà cho biết bà tin rằng “Mẹ Suu” nên trở thành tổng thống vì đó là điều mà mọi người mong muốn.
Bà nói rằng nếu bà Aung San Suu Kyi có thể là tổng thống, đó thực sự là điều tốt đẹp nhất cho đất nước và cho thế hệ mai sau.
Nhiều người xem việc ứng cử của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 như là một thước đo cụ thể cho sự tiến bộ của một chính quyền hiện vẫn đang trong quá trình phi quân sự hóa. Tuy nhiên việc thay đổi hiến pháp đòi hỏi sự chấp thuận của quốc hội Miến hiện vẫn đang bị áp đảo bởi quân đội và các đồng minh.
Ðể giải giải quyết việc sửa đổi hiến pháp, cơ quan lập pháp mới được 3 năm tuổi của Miến đã thành lập một ủy ban để xem xét việc thay đổi. Vào ngày 31/1, ủy ban này đã đệ trình một báo cáo, tóm tắt hơn 30.000 lá thư đề nghị những thay đổi mà họ nhận được.
Ðáng ngạc nhiên là báo cáo cho rằng có sự ủng hộ áp đảo trong việc giữ nguyên điều 59, và trong phần chú thích của báo cáo còn trích dẫn một bản kiến nghị với hơn 106.000 chữ ký phản đối việc thay đổi.
Các đối thủ của việc thay đổi điều 59 không hài lòng về việc một người được xem là thân phương Tây được ở vào vị trí quyền lực trong chính phủ.
Mặc dù Tổng thống Thein Sein bày tỏ sự ủng hộ cho việc thay đổi hiến pháp, nhưng ông chưa đề cập cụ thể tới điều 59.
Trong số các nhà lập pháp, có sự đồng thuận tương tự cho việc thay đổi hiến pháp, nhưng điều khoản nào và thời điểm thì chưa được định đoạt, theo nhà phân tích chính trị độc lập Richard Horsey.
Ông nói rằng báo cáo của ủy ban duyệt xét không phản ánh sự cân bằng về quan điểm trong vấn đề này vì các sai sót phương pháp luận khi thực hiện báo cáo.
Ông cho biết mặc dù có phần chắc điều 59 sẽ không được thay đổi kịp lúc cho việc ứng cử của bà Aung San Suu Kyi, nhưng có nhiều thay đổi khác trong hiến pháp rất quan trọng cho tiến trình cải cách của Miến Ðiện, và có thể là một thước đo tốt hơn cho vấn đề có cải cách thực sự hay không.
Ông Horsey nói nhiều điều khoản đã trao quá nhiều quyền hạn cho chính quyền trung ương, gây phương hại cho tiến trình hoà bình trong cuộc nội chiến lâu nhất thế giới. Ông nói:
“Đặc biệt là những điều khoản có liên quan đến việc phân chia quyền lực, các nguồn tài nguyên và nguồn thuế giữa chính phủ trung ương với các chính quyền địa phương, và riêng đối với các tiểu bang của người sắc tộc thiểu số thì những điều này thực sự là những vấn đề rất quan trọng cho hòa bình và hòa giải của đất nước”.
Liên minh Dân chủ Toàn quốc, đảng của bà Aung San Suu Kyi, có kế hoạch tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình để ủng hộ cho việc thay đổi điều 59, và cho phép người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa Bình này có một cơ hội để trở thành tổng thống.