Miến Điện hứa để cho Hội Hồng Thập Tự Quốc tế đi thăm tù nhân lần đầu tiên trong vòng 7 năm. Người đứng đầu hội này cũng yêu cầu Miến Điện để cho nhân viên của hội được đến tiểu bang Kachin giáp với Trung Quốc, là nơi mà một chiến dịch quân sự chống lại phiến quân đã buộc hàng vạn thường dân phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Daniel Schearf gởi về từ Bangkok.
Chủ tịch Hội Hồng Thập Tự Quốc tế, ông Peter Maurer, hôm nay cho báo chí ở Rangoon biết rằng lời hứa cho phép Hội Hồng Thập Tự đi thăm các nhà tù đã được đưa ra sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thein Sein. Ông Maurer nói rằng hai tuần trước giới hữu trách đã bày tỏ ý định để cho Hội Hồng Thập Tự Quốc tế được tiếp cận lại các nhà tù của Miến Điện.
Quyền tiếp cận của tổ chức từ thiện có bản doanh ở Geneve này đã bị thu hồi vào năm 2005 bởi chính quyền quân nhân trước đây.
Nhưng ông Maurer nói rằng chuyến đi của ông - chuyến viếng thăm đầu tiên của người đứng đầu Hội Hồng Thập Tự Quốc tế đến Miến Điện, đánh dấu một sự khởi đầu mới để hợp tác với chính phủ có chủ trương cải cách.
Ông Mauer nói: "Chúng tôi rất hoan nghênh tuyên bố này và vì vậy mà chuyến viếng thăm này là một cơ hội để làm rõ cách thức làm việc mà Hội Hồng Thập Tự Quốc tế áp dụng trên khắp thế giới khi tiến hành những chuyến thăm viếng tù nhân."
Ông Maurer cho biết tổ chức của ông muốn đi thăm các tù nhân không phân biệt thành phần, thực hiện những chuyến viếng thăm một tù nhân nhiều lần và nói chuyện riêng với tù nhân.
Hội Hồng Thập Tự Quốc tế hy vọng thực hiện lại công việc theo dõi ở các nhà tù Miến Điện - bao gồm các vấn đề nước, vệ sinh, và chăm sóc sức khỏe, vào đầu tuần tới.
Ngoài cuộc hội kiến Tổng thống Thein Sein, ông Maurer cũng đã gặp gỡ lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và các vị bộ trưởng nội vụ và quốc phòng của Miến Điện.
Ông cho biết đôi bên đã thảo luận về quyền tiếp cận tiểu bang Kachin ở miền bắc, nơi mà quân đội Miến Điện hồi gần đây đã thực hiện những vụ không kích nhắm vào phiến quân sắc tộc Kachin.
Ông Maurer nói: "Ở đây, một lần nữa, tôi đã nhấn mạnh rằng tình hình ở Kachin là một tình hình tiêu biểu mà Hội Hồng Thập Tự Quốc tế là một tác nhân thích hợp để vào hoạt động vì nhiệm vụ cốt lõi của hội là ứng phó với xung đột có bạo động."
Ông Maurer nói rằng yêu cầu của ông nhận được phản hồi tích cực nhưng giới hữu trách chưa cho biết khi nào Hội Hồng Thập Tự Quốc tế mới được phép đến hoạt động ở tiểu bang Kachin.
Giao tranh giữa quân đội Miến Điện với Đạo quân Độc lập Kachin bùng ra năm 2011, chấm dứt cuộc ngưng bắn kéo dài 17 năm, là làm cho khoảng 75.000 người bị thất tán.
Giao tranh ác liệt trong tuần qua bao gồm những vụ oanh kích của chiến đấu cơ, trực thăng vũ trang và đại pháo nhắm vào phần đất của phiến quân.
Đạo quân Độc lập Kachin nói rằng ít nhất 3 thường dân bị thiệt mạng và Trung Quốc cho biết vài quả đạn đại pháo đã rơi vào lãnh thổ của họ.
Miến Điện cho phép viện trợ nhân đạo của nước ngoài được đưa tới những khu vực do chính phủ kiểm soát ở tiểu bang Kachin, nhưng hạn chế việc đưa phẩm vật cứu trợ tới những vùng do phiến quân kiểm soát.
Mặc dù vậy, ông Maurer nói rằng cuộc thảo luận với giới hữu trách Miến Điện về việc tiếp cận tiểu bang Kachin có kết quả đáng phấn khởi.
Theo lịch trình, xế ngày thứ 5 người đứng đầu Hội Hồng Thập Tự Quốc tế sẽ đi thăm tiểu bang Rakhine, nơi mà những vụ đụng độ giữa người Phật giáo và người Hồi giáo hồi năm ngoái đã gây tử vong cho gần 200 người và làm cho 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Chủ tịch Hội Hồng Thập Tự Quốc tế, ông Peter Maurer, hôm nay cho báo chí ở Rangoon biết rằng lời hứa cho phép Hội Hồng Thập Tự đi thăm các nhà tù đã được đưa ra sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thein Sein. Ông Maurer nói rằng hai tuần trước giới hữu trách đã bày tỏ ý định để cho Hội Hồng Thập Tự Quốc tế được tiếp cận lại các nhà tù của Miến Điện.
Quyền tiếp cận của tổ chức từ thiện có bản doanh ở Geneve này đã bị thu hồi vào năm 2005 bởi chính quyền quân nhân trước đây.
Nhưng ông Maurer nói rằng chuyến đi của ông - chuyến viếng thăm đầu tiên của người đứng đầu Hội Hồng Thập Tự Quốc tế đến Miến Điện, đánh dấu một sự khởi đầu mới để hợp tác với chính phủ có chủ trương cải cách.
Ông Mauer nói: "Chúng tôi rất hoan nghênh tuyên bố này và vì vậy mà chuyến viếng thăm này là một cơ hội để làm rõ cách thức làm việc mà Hội Hồng Thập Tự Quốc tế áp dụng trên khắp thế giới khi tiến hành những chuyến thăm viếng tù nhân."
Ông Maurer cho biết tổ chức của ông muốn đi thăm các tù nhân không phân biệt thành phần, thực hiện những chuyến viếng thăm một tù nhân nhiều lần và nói chuyện riêng với tù nhân.
Hội Hồng Thập Tự Quốc tế hy vọng thực hiện lại công việc theo dõi ở các nhà tù Miến Điện - bao gồm các vấn đề nước, vệ sinh, và chăm sóc sức khỏe, vào đầu tuần tới.
Ngoài cuộc hội kiến Tổng thống Thein Sein, ông Maurer cũng đã gặp gỡ lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và các vị bộ trưởng nội vụ và quốc phòng của Miến Điện.
Ông cho biết đôi bên đã thảo luận về quyền tiếp cận tiểu bang Kachin ở miền bắc, nơi mà quân đội Miến Điện hồi gần đây đã thực hiện những vụ không kích nhắm vào phiến quân sắc tộc Kachin.
Ông Maurer nói rằng yêu cầu của ông nhận được phản hồi tích cực nhưng giới hữu trách chưa cho biết khi nào Hội Hồng Thập Tự Quốc tế mới được phép đến hoạt động ở tiểu bang Kachin.
Giao tranh giữa quân đội Miến Điện với Đạo quân Độc lập Kachin bùng ra năm 2011, chấm dứt cuộc ngưng bắn kéo dài 17 năm, là làm cho khoảng 75.000 người bị thất tán.
Giao tranh ác liệt trong tuần qua bao gồm những vụ oanh kích của chiến đấu cơ, trực thăng vũ trang và đại pháo nhắm vào phần đất của phiến quân.
Đạo quân Độc lập Kachin nói rằng ít nhất 3 thường dân bị thiệt mạng và Trung Quốc cho biết vài quả đạn đại pháo đã rơi vào lãnh thổ của họ.
Miến Điện cho phép viện trợ nhân đạo của nước ngoài được đưa tới những khu vực do chính phủ kiểm soát ở tiểu bang Kachin, nhưng hạn chế việc đưa phẩm vật cứu trợ tới những vùng do phiến quân kiểm soát.
Theo lịch trình, xế ngày thứ 5 người đứng đầu Hội Hồng Thập Tự Quốc tế sẽ đi thăm tiểu bang Rakhine, nơi mà những vụ đụng độ giữa người Phật giáo và người Hồi giáo hồi năm ngoái đã gây tử vong cho gần 200 người và làm cho 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.