Mạng lưới Blogger Việt Nam tố cáo việc Hà Nội truy tố blogger Đinh Nhật Uy là tùy tiện, vi phạm nhân quyền và đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cân nhắc điều này khi xem xét cho Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng.
Blogger Đinh Nhật Uy sắp bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày 29/10 vì cáo buộc vi phạm điều 258, ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.
Anh bị bắt từ giữa năm nay sau khi đăng tải lên Facebook cá nhân các quan điểm phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông và kêu gọi công lý cho em trai vừa bị tuyên án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trong vụ xử hai sinh viên chống Trung Quốc Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên gây xôn xao công luận.
Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về Cáo trạng và Phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy vừa phổ biến trên các trang mạng xã hội nói việc truy tố Uy vi phạm Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, trong đó quy định mọi người đều có quyền tự do biểu đạt tư tưởng không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận, quảng bá tin tức, ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Tuyên bố phản đối sự bất công khi mà nhà nước do đảng cộng sản độc tôn lãnh đạo có quyền tuyệt đối trong cả hành pháp, tư pháp, và lập pháp, dẫn đến việc nhà nước, bên tự nhận là chủ thể bị ‘xâm phạm lợi ích’ trong vụ án của Uy, vừa nắm quyền điều tra, buộc tội, lẫn xét xử.
Tuyên bố khẳng định ‘một cáo trạng và phiên tòa phán xét dựa trên một điều khoản vi phạm những quy ước quốc tế, đi ngược lại những nguyên lý căn bản của pháp luật, thì không thể kết án bất kỳ một công dân nào.’
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bút danh Mẹ Nấm, một thành viên trong Mạng lưới Blogger Việt Nam, nói với VOA Việt ngữ:
“Uy vô tội. Uy chỉ dùng mạng xã hội để bày tỏ thái độ của mình mà trong đó động cơ lớn nhất của anh cho em trai của mình. Nếu nói Uy ‘xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân’ nào đó, phải có những chứng minh cụ thể.”
Mạng lưới Blogger Việt Nam nói nếu blogger Đinh Nhật Uy bị buộc tội thì tất cả những người cầm bút viết lên những quan điểm bất đồng với nhà cầm quyền, kể cả những ký giả phanh phui nạn tham nhũng của quan chức nhà nước, đều có thể đi tù.
Blogger Mẹ Nấm thuộc Mạng lưới nhấn mạnh:
“Nếu truy tố Đinh Nhật Uy về điều 258 với những lý do như nêu trong cáo trạng thì các thành viên trong Mạng lưới Blogger đề nghị truy tố luôn những thành viên trong Mạng lưới vì chúng tôi cũng có những hành vi tương tự Uy như sử dụng blog hay mạng xã hội để bày tỏ quan điểm và cũng mặc áo với biểu tượng NO-U như Uy.”
Các blogger Việt Nam cho rằng một bản án dàn cho blogger Đinh Nhật Uy sẽ là hồi chuông báo động cho giới viết blog ‘không theo lề phải’ về chiến thuật mới của nhà cầm quyền dùng để bóp nghẹt các tiếng nói đối lập sau các điều luật đã từng bị quốc tế lên án gay gắt như điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước) hay 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) mà Hà Nội áp dụng cho hàng loạt các tiếng nói chỉ trích trong những năm gần đây.
Blogger Mẹ Nấm tiếp lời:
“Nếu Đinh Nhật Uy bị kết án, đó là bằng chứng rõ ràng nhất để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc coi việc truy tố xét xử Uy là một trong những vấn đề cần phải xem xét trong quá trình Việt Nam ứng cử thành thành viên của Hội đồng. Và đây cũng là điều để các blogger Việt Nam, những người dùng mạng xã hội bày tỏ thái độ về các vấn đề chính trị-xã hội, nhận ra rằng đã đến lúc phải hành động để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình.”
Các blogger cho rằng những biện pháp trấn áp quyền tự do ngôn luận bao gồm cả các bản án tù về điều 258, 79, hay 88 không những không có tác dụng răn đe, mà còn làm bùng phát thêm sự bất đồng của công chúng trước cách hành xử ngày càng tùy tiện và áp bức của nhà cầm quyền tại quốc gia độc đảng Việt Nam.
Blogger Đinh Nhật Uy sắp bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày 29/10 vì cáo buộc vi phạm điều 258, ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.
Anh bị bắt từ giữa năm nay sau khi đăng tải lên Facebook cá nhân các quan điểm phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông và kêu gọi công lý cho em trai vừa bị tuyên án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trong vụ xử hai sinh viên chống Trung Quốc Đinh Nguyên Kha-Nguyễn Phương Uyên gây xôn xao công luận.
Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về Cáo trạng và Phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy vừa phổ biến trên các trang mạng xã hội nói việc truy tố Uy vi phạm Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, trong đó quy định mọi người đều có quyền tự do biểu đạt tư tưởng không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận, quảng bá tin tức, ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Tuyên bố phản đối sự bất công khi mà nhà nước do đảng cộng sản độc tôn lãnh đạo có quyền tuyệt đối trong cả hành pháp, tư pháp, và lập pháp, dẫn đến việc nhà nước, bên tự nhận là chủ thể bị ‘xâm phạm lợi ích’ trong vụ án của Uy, vừa nắm quyền điều tra, buộc tội, lẫn xét xử.
Your browser doesn’t support HTML5
Uy vô tội. Uy chỉ dùng mạng xã hội để bày tỏ thái độ của mình mà trong đó động cơ lớn nhất của anh cho em trai của mình. Nếu nói Uy ‘xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân’ nào đó, phải có những chứng minh cụ thể.Blogger Mẹ Nấm.
“Uy vô tội. Uy chỉ dùng mạng xã hội để bày tỏ thái độ của mình mà trong đó động cơ lớn nhất của anh cho em trai của mình. Nếu nói Uy ‘xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân’ nào đó, phải có những chứng minh cụ thể.”
Mạng lưới Blogger Việt Nam nói nếu blogger Đinh Nhật Uy bị buộc tội thì tất cả những người cầm bút viết lên những quan điểm bất đồng với nhà cầm quyền, kể cả những ký giả phanh phui nạn tham nhũng của quan chức nhà nước, đều có thể đi tù.
Blogger Mẹ Nấm thuộc Mạng lưới nhấn mạnh:
“Nếu truy tố Đinh Nhật Uy về điều 258 với những lý do như nêu trong cáo trạng thì các thành viên trong Mạng lưới Blogger đề nghị truy tố luôn những thành viên trong Mạng lưới vì chúng tôi cũng có những hành vi tương tự Uy như sử dụng blog hay mạng xã hội để bày tỏ quan điểm và cũng mặc áo với biểu tượng NO-U như Uy.”
Các blogger Việt Nam cho rằng một bản án dàn cho blogger Đinh Nhật Uy sẽ là hồi chuông báo động cho giới viết blog ‘không theo lề phải’ về chiến thuật mới của nhà cầm quyền dùng để bóp nghẹt các tiếng nói đối lập sau các điều luật đã từng bị quốc tế lên án gay gắt như điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước) hay 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) mà Hà Nội áp dụng cho hàng loạt các tiếng nói chỉ trích trong những năm gần đây.
Blogger Mẹ Nấm tiếp lời:
“Nếu Đinh Nhật Uy bị kết án, đó là bằng chứng rõ ràng nhất để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc coi việc truy tố xét xử Uy là một trong những vấn đề cần phải xem xét trong quá trình Việt Nam ứng cử thành thành viên của Hội đồng. Và đây cũng là điều để các blogger Việt Nam, những người dùng mạng xã hội bày tỏ thái độ về các vấn đề chính trị-xã hội, nhận ra rằng đã đến lúc phải hành động để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình.”
Các blogger cho rằng những biện pháp trấn áp quyền tự do ngôn luận bao gồm cả các bản án tù về điều 258, 79, hay 88 không những không có tác dụng răn đe, mà còn làm bùng phát thêm sự bất đồng của công chúng trước cách hành xử ngày càng tùy tiện và áp bức của nhà cầm quyền tại quốc gia độc đảng Việt Nam.
Your browser doesn’t support HTML5