Hơn 200 người Philippines đã tiến vào một thị trấn ở miền đông Malaysia hồi tháng trước để tái khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với tiểu bang Sabah của Malaysia, làm bùng ra một vụ đối đầu quân sự. Giới hữu trách Malaysia nói rằng cho đến nay đã có 66 người thiệt mạng trong vụ giao tranh.
Từ khi vụ khủng hoảng bắt đầu, Malaysia đã kêu gọi những người theo Tiểu vương Sulu và Bắc Borneo đầu hàng vô điều kiện. Nhưng nhóm người trung thành với nhân vật tự xưng là Jamalul Kiram Đệ Tam đã từ chối không chịu buông vũ khí.
Họ đòi đàm phán với chính phủ Malaysia để tìm cách gia tăng khoản tiền thuê Sabah hàng năm có tính chất tượng trưng mà họ nhận được từ năm 1963, khi Malaysia thoát khỏi sự cai trị của Anh để độc lập.
Cố vấn chính sách của tiểu vương Jamalul Kiram, ông Almarim Centi Tillah, cho biết việc tăng tiền thuê chỉ là một vấn đề thứ yếu trong sự than phiền của họ:
"Malaysia đã giàu lên rất nhiều rất nhanh, đã hưởng lợi rất nhiều rất nhanh từ tài sản của chúng tôi. Và như quí vị đã biết, theo đạo Hồi, quí vị không thể làm chủ tài sản của một người Hồi giáo khác nếu tài sản đó không được tặng cho quí vị."
Malaysia đã liên tục tuyên bố họ làm chủ tiểu bang Sabah, nơi có đất đai phì nhiều để lập đồn điền dầu cọ. Nước này viện dẫn một phán quyết có lợi cho họ mà Tòa án Quốc tế đưa ra năm 2002 trong vụ kiện về chủ quyền các hòn đảo ở ngoài khơi Sabah.
Chính phủ Philippines cũng nhiều lần hối thúc nhóm Kiram quay về nước hoặc buông vũ khí. Quân đội và cảnh sát Philippines đang bảo vệ cho những tỉnh đảo nhỏ gần Sabah để ngăn không cho những người trong nhóm Kiram tiến vào Sabah và chận bắt những người đó khi họ rời Philippines.
Cho đến nay, vụ giao tranh đã làm cho khoảng 1.500 người trong số 800.000 người Philippines sinh sống và làm việc ở Sabah phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Manila đã yêu cầu Kuala Lumpur bảo vệ cho những công dân Philippines còn ở lại Sabah. Chính phủ Philippines cũng đang xem xét những lời than phiền về vấn đề nhân quyền của những người Philippines bỏ chạy ra khỏi Sabah.
Ông Rommel Banlaoi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình, Bạo động và Khủng bố Philippines, cho biết Manila và Kuala Lumpur đang thận trọng xử lý vụ việc:
"Họ muốn làm cho tình hình tốt hơn vì nếu tình hình xuống cấp thì an ninh khu vực sẽ gánh chịu những hậu quả rất đắt. Nếu như vậy thì chúng ta sẽ phải đối mặt với một điểm nóng khác."
Ông Banlaoi nói rằng Philippines và Malaysia, cùng với 8 nước khác trong khu vực, tất cả đã đồng ý gác qua một bên những đòi hỏi chủ quyền chống chéo nhau khi thành lập Hiệp hội ASEAN vào năm 1967.
Ông nói rằng những nỗ lực trước đó để thành lập một liên minh tương tự đã bị thất bại vì vấn đề Sabah và những vụ tranh chấp khác về lãnh thổ:
"Họ không muốn những vụ xung đột về lãnh thổ ảnh hưởng tới sự đoàn kết của ASEAN. Nếu thiếu đoàn kết, tổ chức Đông Nam Á này sẽ sụp đổ."
Malaysia là đối tác thương mại lớn hàng thứ ba của Philippines trong khối ASEAN, và trong 10 năm qua Kuala Lumpur đã giữ vai trò điều giải trong cuộc thương thuyết hòa bình giữa chính phủ Philippines với nhóm phiến quân Hồi giáo lớn nhất. Tháng 10 vừa qua, đôi bên đã ký một hòa ước sơ bộ với sự chứng kiến của Thủ tướng Malaysia.
Trong khi đó, Cố vấn chính sách của tiểu vương Jamalul Kiram, ông Almarim Centi Tillah, nói rằng nhóm của ông đang xem xét tới việc đưa vụ tranh chấp Sabah ra trước các cơ quan và tổ chức như ASEAN và Liên hiệp quốc.
Từ khi vụ khủng hoảng bắt đầu, Malaysia đã kêu gọi những người theo Tiểu vương Sulu và Bắc Borneo đầu hàng vô điều kiện. Nhưng nhóm người trung thành với nhân vật tự xưng là Jamalul Kiram Đệ Tam đã từ chối không chịu buông vũ khí.
Họ đòi đàm phán với chính phủ Malaysia để tìm cách gia tăng khoản tiền thuê Sabah hàng năm có tính chất tượng trưng mà họ nhận được từ năm 1963, khi Malaysia thoát khỏi sự cai trị của Anh để độc lập.
Cố vấn chính sách của tiểu vương Jamalul Kiram, ông Almarim Centi Tillah, cho biết việc tăng tiền thuê chỉ là một vấn đề thứ yếu trong sự than phiền của họ:
"Malaysia đã giàu lên rất nhiều rất nhanh, đã hưởng lợi rất nhiều rất nhanh từ tài sản của chúng tôi. Và như quí vị đã biết, theo đạo Hồi, quí vị không thể làm chủ tài sản của một người Hồi giáo khác nếu tài sản đó không được tặng cho quí vị."
Malaysia đã liên tục tuyên bố họ làm chủ tiểu bang Sabah, nơi có đất đai phì nhiều để lập đồn điền dầu cọ. Nước này viện dẫn một phán quyết có lợi cho họ mà Tòa án Quốc tế đưa ra năm 2002 trong vụ kiện về chủ quyền các hòn đảo ở ngoài khơi Sabah.
Chính phủ Philippines cũng nhiều lần hối thúc nhóm Kiram quay về nước hoặc buông vũ khí. Quân đội và cảnh sát Philippines đang bảo vệ cho những tỉnh đảo nhỏ gần Sabah để ngăn không cho những người trong nhóm Kiram tiến vào Sabah và chận bắt những người đó khi họ rời Philippines.
Cho đến nay, vụ giao tranh đã làm cho khoảng 1.500 người trong số 800.000 người Philippines sinh sống và làm việc ở Sabah phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Manila đã yêu cầu Kuala Lumpur bảo vệ cho những công dân Philippines còn ở lại Sabah. Chính phủ Philippines cũng đang xem xét những lời than phiền về vấn đề nhân quyền của những người Philippines bỏ chạy ra khỏi Sabah.
Ông Rommel Banlaoi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình, Bạo động và Khủng bố Philippines, cho biết Manila và Kuala Lumpur đang thận trọng xử lý vụ việc:
"Họ muốn làm cho tình hình tốt hơn vì nếu tình hình xuống cấp thì an ninh khu vực sẽ gánh chịu những hậu quả rất đắt. Nếu như vậy thì chúng ta sẽ phải đối mặt với một điểm nóng khác."
Ông Banlaoi nói rằng Philippines và Malaysia, cùng với 8 nước khác trong khu vực, tất cả đã đồng ý gác qua một bên những đòi hỏi chủ quyền chống chéo nhau khi thành lập Hiệp hội ASEAN vào năm 1967.
Ông nói rằng những nỗ lực trước đó để thành lập một liên minh tương tự đã bị thất bại vì vấn đề Sabah và những vụ tranh chấp khác về lãnh thổ:
"Họ không muốn những vụ xung đột về lãnh thổ ảnh hưởng tới sự đoàn kết của ASEAN. Nếu thiếu đoàn kết, tổ chức Đông Nam Á này sẽ sụp đổ."
Malaysia là đối tác thương mại lớn hàng thứ ba của Philippines trong khối ASEAN, và trong 10 năm qua Kuala Lumpur đã giữ vai trò điều giải trong cuộc thương thuyết hòa bình giữa chính phủ Philippines với nhóm phiến quân Hồi giáo lớn nhất. Tháng 10 vừa qua, đôi bên đã ký một hòa ước sơ bộ với sự chứng kiến của Thủ tướng Malaysia.
Trong khi đó, Cố vấn chính sách của tiểu vương Jamalul Kiram, ông Almarim Centi Tillah, nói rằng nhóm của ông đang xem xét tới việc đưa vụ tranh chấp Sabah ra trước các cơ quan và tổ chức như ASEAN và Liên hiệp quốc.