Lãnh đạo đối lập Venezuela Leopoldo Lopez tái xuất hiện vào ngày thứ Ba, sau nhiều ngày ẩn náu, để diễn thuyết trước một cuộc biểu tình chống chính phủ, và sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh tại Caracas.
Nhà kinh tế 42 tuổi từng theo học Đại học Harvard dẫn đầu phong trào phản đối của phe đối lập và bị chính quyền truy nã về tội giết người và khủng bố. Ông nói việc ông tự nộp mình sẽ cho thế giới tận mắt thấy chính phủ xã hội chủ nghĩa ngày càng độc đoán của Venezuela.
Những ngày biểu tình trên đường phố đẫm máu chống chính phủ đã khiến 4 người chết. Đảng Ý nguyện Nhân dân của ông Lopez đang biểu tình phản đối lạm phát tăng vọt, tình trạng thiếu thốn hàng hóa trong siêu thị, và tội phạm tràn lan.
Tổng thống Nicolas Maduro cáo buộc ông Lopez kích động bạo lực và cầm đầu một âm mưu được Mỹ hậu thuẫn để lật đổ ông khỏi quyền lực.
Hôm thứ Hai, ông Maduro đã ra lệnh trục xuất 3 quan chức Đại sứ quán Mỹ sau khi Washington lên tiếng bênh vực ông Lopez .
Bộ Ngoại giao Mỹ nói những cáo buộc nói Mỹ đang giúp tổ chức các cuộc biểu tình là "vô căn cứ và sai trái.''
Phát ngôn viên Jen Psaki nói Venezuela đang cố "đánh lạc hướng khỏi những hành động của mình bằng cách đổ lỗi cho Mỹ'' và rằng "Những nỗ lực này phản ánh sự thiếu nghiêm túc của phía chính phủ Venezuela để đối phó với tình hình nghiêm trọng mà nước này đối mặt.''
Bộ Ngoại giao cho biết tương lai chính trị của Venezuela là do người dân Venezuela quyết định và không có chỗ cho bạo lực từ cả hai phía.
Trước khi tự nộp mình cho chính quyền, ông Lopez nói trước khoảng 5.000 người ủng hộ rằng ông không sợ phải vào tù để bảo vệ niềm tin của mình và quyền hiến định là được biểu tình một cách ôn hòa.
Người ủng hộ của Lopez đã đổi tuyến đường mà họ tuần hành biểu tình khỏi quảng trường trung tâm ở Caracas, nơi các công nhân dầu khí ủng hộ chính phủ định tổ chức cuộc biểu tình của riêng họ.
Những cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo đã tăng mạnh trong tháng này khắp đất nước với dân số 29 triệu người và đề ra thách thức lớn nhất cho Tổng thống Maduro kể từ khi ông đắc cử năm ngoái, sau khi Tổng thống Hugo Chavez từ trần.
Tuy nhiên con số các cuộc biểu tình nhỏ hơn so với phong trào quần chúng rầm rộ ở những nơi như Brazil, Ukraina và Trung Đông.
Nhà kinh tế 42 tuổi từng theo học Đại học Harvard dẫn đầu phong trào phản đối của phe đối lập và bị chính quyền truy nã về tội giết người và khủng bố. Ông nói việc ông tự nộp mình sẽ cho thế giới tận mắt thấy chính phủ xã hội chủ nghĩa ngày càng độc đoán của Venezuela.
Những ngày biểu tình trên đường phố đẫm máu chống chính phủ đã khiến 4 người chết. Đảng Ý nguyện Nhân dân của ông Lopez đang biểu tình phản đối lạm phát tăng vọt, tình trạng thiếu thốn hàng hóa trong siêu thị, và tội phạm tràn lan.
Tổng thống Nicolas Maduro cáo buộc ông Lopez kích động bạo lực và cầm đầu một âm mưu được Mỹ hậu thuẫn để lật đổ ông khỏi quyền lực.
Hôm thứ Hai, ông Maduro đã ra lệnh trục xuất 3 quan chức Đại sứ quán Mỹ sau khi Washington lên tiếng bênh vực ông Lopez .
Bộ Ngoại giao Mỹ nói những cáo buộc nói Mỹ đang giúp tổ chức các cuộc biểu tình là "vô căn cứ và sai trái.''
Bộ Ngoại giao cho biết tương lai chính trị của Venezuela là do người dân Venezuela quyết định và không có chỗ cho bạo lực từ cả hai phía.
Trước khi tự nộp mình cho chính quyền, ông Lopez nói trước khoảng 5.000 người ủng hộ rằng ông không sợ phải vào tù để bảo vệ niềm tin của mình và quyền hiến định là được biểu tình một cách ôn hòa.
Người ủng hộ của Lopez đã đổi tuyến đường mà họ tuần hành biểu tình khỏi quảng trường trung tâm ở Caracas, nơi các công nhân dầu khí ủng hộ chính phủ định tổ chức cuộc biểu tình của riêng họ.
Những cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo đã tăng mạnh trong tháng này khắp đất nước với dân số 29 triệu người và đề ra thách thức lớn nhất cho Tổng thống Maduro kể từ khi ông đắc cử năm ngoái, sau khi Tổng thống Hugo Chavez từ trần.
Tuy nhiên con số các cuộc biểu tình nhỏ hơn so với phong trào quần chúng rầm rộ ở những nơi như Brazil, Ukraina và Trung Đông.