Hội nghị thượng đỉnh Geneve về Nhân quyền và Dân chủ vừa trao 'Giải thưởng Dũng cảm' đầu tiên của tổ chức này cho nhà bất đồng người Trung Quốc, ông Trần Quang Thành. Thông tín viên VOA Lisa Schlein tường thuật từ buổi trao giải ở Geneve rằng Luật sư khiếm thị, trốn thoát sự truy lùng của Trung Quốc và đến Hoa Kỳ vào năm 2012, cho biết ông sẽ không từ bỏ cuộc tranh đấu đòi chính quyền Trung Quốc phải tôn trọng quyền của người dân.
Thay mặt một liên minh toàn cầu của những người bất đồng chính kiến và 20 tổ chức phi chính phủ khác, Chủ tịch của tổ chức UN Watch, ông Alfred Moses, đã trao giải thưởng cho ông Trần Quang Thành. Ông Moses nói:
“Ông ấy thực sự là một anh hùng tinh thần. Chúng ta mong đến ngày thế giới được biến đổi”.
Ông Trần bị mù bẩm sinh và lớn lên mù chữ ở một vùng nông thôn Trung Quốc. Ông là một luật sư tự học, đã bênh vực cho những nông dân không được quyền bầu cử và người khuyết tật.
Ông nói chính quyền Trung Quốc dung chấp những hoạt động của ông nhưng bắt đầu kềm kẹp ông kể từ khi ông bắt đầu bênh vực cho những phụ nữ bị ép phải phá thai hay triệt sản.
Ông đã bị tù 4 năm và bị quản thúc tại gia cho đến khi ông được thả ra vào năm 2012. Ông đã thực hiện một cuộc vượt thoát ngoạn mục đến sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và lên đường sang Hoa Kỳ cùng với gia đình.
Ông Trần cho biết ông sẽ tiếp tục tranh đấu để chấm dứt sự đàn áp của Trung Quốc đối với người dân. Nhưng ông vẫn lo ngại cho gia đình còn ở quê nhà. Nói chuyện qua một thông dịch viên, ông cho biết chính phủ đe dọa gia đình ông để ông phải giữ im lặng. Ông nói:
“Họ sẽ dùng thế hệ tiếp theo, con cái của bạn, gia đình của bạn, cha mẹ bạn để đe dọa và họ sẽ không dừng lại. Như tôi vừa nói, cháu trai tôi vẫn đang trong nhà tù mà tôi đã ở. Kể từ khi tôi ra đi, sự đe dọa, khủng bố mà họ đã đối xử với thân nhân của tôi không bao giờ dừng lại. Họ dùng rất nhiều cách để theo dõi quê quán của tôi”.
Bất chấp mối đe dọa trả thù, ông Trần tin rằng ông vẫn có thể hoạt động hiệu quả và gây ảnh hưởng đến các diễn biến tại Trung Quốc trong khi sống lưu vong.
Ông nói những tiến bộ kỹ thuật ngày nay giúp ông và những nhà bất đồng chính kiến khác có thể truyền bá thông điệp về quyền con người bất kể họ sống ở đâu. Ông nói:
“Bạn có thể giúp cho các nhà hoạt động và những người bị đàn áp tranh đấu cho nhân quyền. Nếu chúng ta gắng sức làm việc và hợp lực với nhau thì địa điểm và khoảng cách không còn là vấn đề nữa. Vấn đề duy nhất là chúng ta ông có đủ lòng tự tin. Tôi cảm thấy nếu chúng ta tiếp tục làm điều này, Trung Quốc sẽ thay đổi và tôi tin chắc rằng những ngày đó không còn xa”.
Ông Trần cho biết Tây Tạng vẫn là một trong những vấn đề lớn nhất của Trung Quốc và nói thêm rằng không cần thiết phải như vậy. Ông nói ông đã gặp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nhiều lần và nhà lãnh đạo tôn giáo này không hề đòi độc lập cho Tây Tạng. Ông nói chính quyền cộng sản làm bộ như không nghe những gì Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói.
Thay mặt một liên minh toàn cầu của những người bất đồng chính kiến và 20 tổ chức phi chính phủ khác, Chủ tịch của tổ chức UN Watch, ông Alfred Moses, đã trao giải thưởng cho ông Trần Quang Thành. Ông Moses nói:
“Ông ấy thực sự là một anh hùng tinh thần. Chúng ta mong đến ngày thế giới được biến đổi”.
Ông Trần bị mù bẩm sinh và lớn lên mù chữ ở một vùng nông thôn Trung Quốc. Ông là một luật sư tự học, đã bênh vực cho những nông dân không được quyền bầu cử và người khuyết tật.
Ông nói chính quyền Trung Quốc dung chấp những hoạt động của ông nhưng bắt đầu kềm kẹp ông kể từ khi ông bắt đầu bênh vực cho những phụ nữ bị ép phải phá thai hay triệt sản.
Ông đã bị tù 4 năm và bị quản thúc tại gia cho đến khi ông được thả ra vào năm 2012. Ông đã thực hiện một cuộc vượt thoát ngoạn mục đến sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và lên đường sang Hoa Kỳ cùng với gia đình.
Ông Trần cho biết ông sẽ tiếp tục tranh đấu để chấm dứt sự đàn áp của Trung Quốc đối với người dân. Nhưng ông vẫn lo ngại cho gia đình còn ở quê nhà. Nói chuyện qua một thông dịch viên, ông cho biết chính phủ đe dọa gia đình ông để ông phải giữ im lặng. Ông nói:
“Họ sẽ dùng thế hệ tiếp theo, con cái của bạn, gia đình của bạn, cha mẹ bạn để đe dọa và họ sẽ không dừng lại. Như tôi vừa nói, cháu trai tôi vẫn đang trong nhà tù mà tôi đã ở. Kể từ khi tôi ra đi, sự đe dọa, khủng bố mà họ đã đối xử với thân nhân của tôi không bao giờ dừng lại. Họ dùng rất nhiều cách để theo dõi quê quán của tôi”.
Bất chấp mối đe dọa trả thù, ông Trần tin rằng ông vẫn có thể hoạt động hiệu quả và gây ảnh hưởng đến các diễn biến tại Trung Quốc trong khi sống lưu vong.
Ông nói những tiến bộ kỹ thuật ngày nay giúp ông và những nhà bất đồng chính kiến khác có thể truyền bá thông điệp về quyền con người bất kể họ sống ở đâu. Ông nói:
“Bạn có thể giúp cho các nhà hoạt động và những người bị đàn áp tranh đấu cho nhân quyền. Nếu chúng ta gắng sức làm việc và hợp lực với nhau thì địa điểm và khoảng cách không còn là vấn đề nữa. Vấn đề duy nhất là chúng ta ông có đủ lòng tự tin. Tôi cảm thấy nếu chúng ta tiếp tục làm điều này, Trung Quốc sẽ thay đổi và tôi tin chắc rằng những ngày đó không còn xa”.
Ông Trần cho biết Tây Tạng vẫn là một trong những vấn đề lớn nhất của Trung Quốc và nói thêm rằng không cần thiết phải như vậy. Ông nói ông đã gặp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nhiều lần và nhà lãnh đạo tôn giáo này không hề đòi độc lập cho Tây Tạng. Ông nói chính quyền cộng sản làm bộ như không nghe những gì Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói.