Có thêm lựa chọn thì tốt hơn hay xấu hơn? Câu trả lời khá rõ ràng đối với nhiều người. Một bữa ăn có nhiều món thì vẫn tốt hơn là có ít món. Sống ở các thành phố lớn thì dễ tìm việc và hẹn hò hơn sống ở các thị trấn nhỏ và vì thế hấp dẫn hơn đối với người độc thân.
Với hai ví dụ trên thì có vẻ như nhiều tốt hơn là ít. Thực ra thì chuyện này không mâu thuẫn gì với lý thuyết kinh tế. Một trong những giả định nền tảng của kinh tế học là “more is better than less” – nhiều thì tốt hơn là ít. Người ta hạnh phúc hơn khi có nhiều hàng hóa để xài hoặc có nhiều options hơn để mà lựa chọn.
Có nhiều thứ để xài hơn thì ai chẳng thích. Nếu tôi cho bạn 3 chiếc bánh thì chắc chắn bạn sẽ thích hơn là tôi chỉ cho bạn 1 cái, với giả định rằng bạn thích ăn loại bánh này. Với cùng một số tiền, nếu mua được nhiều hàng hoá hơn thì vẫn tốt hơn là mua được ít vì giá đắt. Chuyện này gần như hiển nhiên đến mức không có gì để bàn thêm.
Điểm còn lại - nhiều options để lựa chọn thì sẽ tốt hơn - là một điểm không hoàn toàn hiển nhiên. Barry Schwartz, giáo sư ở Swarthmore College – một trong những liberal arts college tốt nhất nước Mỹ, và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The Paradox of Choice: Why More is Less” (bạn có thể xem seminar của ôngtại tập đoàn google tại đây) là một trong những người lập luận ngược lại. Barry cho rằng đôi khi có nhiều lựa chọn lại làm người ta khó xử, và như thế chưa chắc đã tốt.
Trước khi nói kỹ hơn về các luận điểm của Barry, tôi thấy cần làm rõ sự khác nhau giữa có nhiều thứ để xài và có nhiều lựa chọn. Có nhiều thứ để xài dựa trên giả định là bạn đã sở hữu chúng, có thể giữ tất cả, ăn tất cả, nuốt tất cả, không cần phải chọn lựa gì cả. Trong khi đó có nhiều lựa chọn giả định bạn phải chọn một (hoặc một vài) thứ trong số hàng loạt các lựa chọn thay thế (alternatives). Trong cuộc sống hàng ngày, bạn thường phải đối diện với vấn đề lựa chọn như khi đi mua hàng, khi quyết định cưới hỏi hay khi bỏ phiếu bầu Chính phủ hoặc Quốc hội.
Như vậy, bài toán lựa chọn xuất hiện khi ta không thể ôm tất những gì ta muốn, mà chỉ có thể chọn ra cái ta ưa thích nhất mà thôi. Trong trường hợp như vậy, có nhiều lựa chọn phải chăng sẽ làm người ta dễ tìm thấy cái ta thích nhất? và như thế làm cho người ta hạnh phúc hơn? Barry phân tích sự lựa chọn của người tiêu dùng trong xã hội hiện đại và chỉ ra điểm nghịch lý của lựa chọn sau đây: quá nhiều lựa chọn gây ra sự tê liệt.
Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi người tiêu dùng phải chọn giữa quá nhiều lựa chọn thay thế, họ thường có khuynh hướng bị tê liệt và rốt cuộc là không chọn cái nào cả. Sau đây là một thí nghiệm khá thú vị được thực hiện trong khuôn khổ một chương trình hẹn hò tốc độ (speed dating). Những người tham gia được chia làm 2 nhóm. Người trong nhóm 1 được phỏng vấn 6 người tình tiềm năng, trong khi người trong nhóm 2 được phỏng vấn 12 người tình tiềm năng. Kết quả là số người tìm được người tình qua speed dating ở nhóm 1 cao hơn hẳn so với ở nhóm 2. Theo Barry, thí dụ này cho thấy nhiều chọn lựa thay thế có thể dẫn tới tình trạng không chọn nổi cái mình thích.
Lý do là vì sao? Barry giải thích rằng sự tê liệt thường chỉ xảy ra khi người tiêu dùng không có hình dung rõ ràng cái mình thực sự muốn là gì. Thí dụ trong vấn đề lựa chọn tình nhân, người ta có thể có một mẫu lý tưởng nào đó trong đầu, nhưng khi phải lựa chọn trong số nhiều người đều kém hơn mẫu lý tưởng thì người ta lại gặp khó khăn. Càng nhiều người để chọn thì vấn đề tìm xem ai là người mình thích nhất càng thêm rối rắm. Ít nhất nó sẽ gây ra các vấn đề sau:
Với hai ví dụ trên thì có vẻ như nhiều tốt hơn là ít. Thực ra thì chuyện này không mâu thuẫn gì với lý thuyết kinh tế. Một trong những giả định nền tảng của kinh tế học là “more is better than less” – nhiều thì tốt hơn là ít. Người ta hạnh phúc hơn khi có nhiều hàng hóa để xài hoặc có nhiều options hơn để mà lựa chọn.
Có nhiều thứ để xài hơn thì ai chẳng thích. Nếu tôi cho bạn 3 chiếc bánh thì chắc chắn bạn sẽ thích hơn là tôi chỉ cho bạn 1 cái, với giả định rằng bạn thích ăn loại bánh này. Với cùng một số tiền, nếu mua được nhiều hàng hoá hơn thì vẫn tốt hơn là mua được ít vì giá đắt. Chuyện này gần như hiển nhiên đến mức không có gì để bàn thêm.
Điểm còn lại - nhiều options để lựa chọn thì sẽ tốt hơn - là một điểm không hoàn toàn hiển nhiên. Barry Schwartz, giáo sư ở Swarthmore College – một trong những liberal arts college tốt nhất nước Mỹ, và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The Paradox of Choice: Why More is Less” (bạn có thể xem seminar của ôngtại tập đoàn google tại đây) là một trong những người lập luận ngược lại. Barry cho rằng đôi khi có nhiều lựa chọn lại làm người ta khó xử, và như thế chưa chắc đã tốt.
Trước khi nói kỹ hơn về các luận điểm của Barry, tôi thấy cần làm rõ sự khác nhau giữa có nhiều thứ để xài và có nhiều lựa chọn. Có nhiều thứ để xài dựa trên giả định là bạn đã sở hữu chúng, có thể giữ tất cả, ăn tất cả, nuốt tất cả, không cần phải chọn lựa gì cả. Trong khi đó có nhiều lựa chọn giả định bạn phải chọn một (hoặc một vài) thứ trong số hàng loạt các lựa chọn thay thế (alternatives). Trong cuộc sống hàng ngày, bạn thường phải đối diện với vấn đề lựa chọn như khi đi mua hàng, khi quyết định cưới hỏi hay khi bỏ phiếu bầu Chính phủ hoặc Quốc hội.
Như vậy, bài toán lựa chọn xuất hiện khi ta không thể ôm tất những gì ta muốn, mà chỉ có thể chọn ra cái ta ưa thích nhất mà thôi. Trong trường hợp như vậy, có nhiều lựa chọn phải chăng sẽ làm người ta dễ tìm thấy cái ta thích nhất? và như thế làm cho người ta hạnh phúc hơn? Barry phân tích sự lựa chọn của người tiêu dùng trong xã hội hiện đại và chỉ ra điểm nghịch lý của lựa chọn sau đây: quá nhiều lựa chọn gây ra sự tê liệt.
Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi người tiêu dùng phải chọn giữa quá nhiều lựa chọn thay thế, họ thường có khuynh hướng bị tê liệt và rốt cuộc là không chọn cái nào cả. Sau đây là một thí nghiệm khá thú vị được thực hiện trong khuôn khổ một chương trình hẹn hò tốc độ (speed dating). Những người tham gia được chia làm 2 nhóm. Người trong nhóm 1 được phỏng vấn 6 người tình tiềm năng, trong khi người trong nhóm 2 được phỏng vấn 12 người tình tiềm năng. Kết quả là số người tìm được người tình qua speed dating ở nhóm 1 cao hơn hẳn so với ở nhóm 2. Theo Barry, thí dụ này cho thấy nhiều chọn lựa thay thế có thể dẫn tới tình trạng không chọn nổi cái mình thích.
Lý do là vì sao? Barry giải thích rằng sự tê liệt thường chỉ xảy ra khi người tiêu dùng không có hình dung rõ ràng cái mình thực sự muốn là gì. Thí dụ trong vấn đề lựa chọn tình nhân, người ta có thể có một mẫu lý tưởng nào đó trong đầu, nhưng khi phải lựa chọn trong số nhiều người đều kém hơn mẫu lý tưởng thì người ta lại gặp khó khăn. Càng nhiều người để chọn thì vấn đề tìm xem ai là người mình thích nhất càng thêm rối rắm. Ít nhất nó sẽ gây ra các vấn đề sau:
-
Hối tiếc và kỳ vọng là sẽ phải hối tiếc: Càng nhiều lựa chọn thì khả năng chọn sai sẽ càng nhiều. Khi nhận ra mình chọn sai, thường người ta sẽ hối tiếc. Và vì biết điều này nên thậm chí trước khi phải chọn, chỉ cần nhìn vào số lượng các lựa chọn thay thế là họ đã hình dung ra khả năng mình sẽ phải hối tiếc thế nào.
-
Kỳ vọng về một thứ hoàn hảo: Khi người ta chỉ có vài lựa chọn thì chẳng ai hi vọng gì nhiều rằng mình tìm được một thứ hoàn hảo. Thế nhưng khi người ta có cả ngàn lựa chọn khác nhau, thì vấn đề lại khác, người ta sẽ tự hỏi: chả lẽ trong cả ngàn thứ này lại không có một thứ hoàn hảo hay sao. Và như thế, người ta nâng tiêu chuẩn thứ mà họ muốn tìm lên một nấc cao hơn. Điều đó lại làm cho việc tìm ra nó khó khăn hơn.
-
Tự trách mình: Giả sử người ta chọn được một thứ không được ưng ý cho lắm. Khi chỉ có một vài lựa chọn, người ta sẽ tặc lưỡi “có phải tại mình đâu, có ngần đó thôi làm sao chọn được thứ tốt đây?”. Khi có cả ngàn lựa chọn, người ta không thể đổ lỗi cho khách quan được nữa: “mình không tìm được người ưng ý tại mình không biết tìm kiếm chứ không phải tại thiên hạ không có người hay”. Barry nhấn mạnh rằng có lẽ điểm này giúp giải thích vì sao một xã hội ngày càng tự do và ngày càng có nhiều lựa chọn cho mỗi cá nhân như ở Mỹ mà con người lại ngày càng trở nên héo hon buồn bã (depression).
- Chi phí cơ hội: Khi có nhiều lựa chọn, chi phí cơ hội của mỗi lựa chọn có thể sẽ tăng lên và khiến người ta khó chọn hơn. Trong một nghiên cứu thực nghiệm, người ta đặt câu hỏi cho 2 nhóm người sống ở San Francisco. Nhóm thứ nhất được hỏi “bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho một tấm vé máy bay đi Las Vegas nghỉ cuối tuần?” Nhóm thứ hai được hỏi “bạn thử nghĩ về Seattle, Las Vegas và Los Angeles; bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho một tấm vé máy bay đi Las Vegas nghỉ cuối tuần? Câu hỏi về bản chất là giống nhau, chỉ khác là ở nhóm 2, người hỏi đã buộc người trả lời phải nghĩ tới các lựa chọn thay thế. Kết quả là nhóm 2 đưa ra con số thấp hơn hẳn so với nhóm 1. (Còn tiếp)