NEW YORK —
Nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair kêu gọi Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và các chính phủ trên thế giới chống khủng bố bằng cách hỗ trợ cho các chương trình giáo dục tinh thần dung chấp dành cho giới trẻ.
Ông Tony Blair nói rằng thế giới đang đối mặt với chủ nghĩa cực đoan dựa trên điều mà ông gọi là sự xuyên tạc đức tin tôn giáo, chủ nghĩa cuồng tín lạm dụng đức tin để biện minh cho hành động bạo lực nhắm vào thường dân vô tội.
Trong bài phát biểu trước Ủy ban chống khủng bố của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ông Blair đã kêu gọi hỗ trợ cho những chương trình giáo dục khai mở những đầu óc non trẻ với điều mà ông mô tả là “khác” những người khác biệt văn hóa và tín ngưỡng. Ông nói:
“Điều thách thức là phải chứng tỏ cho giới trẻ của chúng ta, thành phần dễ bị các phần tử khủng bố lôi cuốn thấy rằng có một cách tốt đẹp hơn để sống cuộc đời của mình, một đường lối hữu hiệu hơn để người khác nghe tiếng nói của mình, một phương cách có ý nghĩa hơn để dấn bước vào thế giới. Và chúng ta phải giải quyết các hoạt động tài trợ và ủng hộ của thành phần cực đoan để họ ít có khả năng hơn trong việc dạy dỗ và quảng bá lòng hận thù, khủng bố và giết chóc.”
Ông Blair, đứng đầu tổ chức Tony Blair Faith Foundation, một tổ chức hỗ trợ cho việc ngăn ngừa định kiến, xung đột và chủ nghĩa cực đoan.
Ông nói trước Ủy ban của Hội đồng Bảo An rằng các chính phủ nên đảm trách một cách nghiêm túc trách nhiệm giáo dục giới trẻ chấp nhận văn hóa cũng như sự tôn trọng giữa những người có văn hóa và đức tin khác biệt. Ông nói:
“Hãy để giới trẻ trong nước của quý vị trải nghiệm trực tiếp cơ hội học hỏi về thế giới cũng như tạo mối quan hệ với những người ở cách xa họ, những người có thể trông không giống họ, những người mà, một khi đã học hỏi trong môi trường giáo dục đa văn hóa, họ có thể nhìn thấy chính mình trong đó".
Nguyên Thủ tướng Anh đã thúc giục mỗi quốc gia hãy thiết lập một chương trình thí điểm thông hiểu văn hóa như thế này. Ông nói giáo dục trong thế kỷ 21 là vấn đề an ninh.
Ông Tony Blair nói rằng thế giới đang đối mặt với chủ nghĩa cực đoan dựa trên điều mà ông gọi là sự xuyên tạc đức tin tôn giáo, chủ nghĩa cuồng tín lạm dụng đức tin để biện minh cho hành động bạo lực nhắm vào thường dân vô tội.
Trong bài phát biểu trước Ủy ban chống khủng bố của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ông Blair đã kêu gọi hỗ trợ cho những chương trình giáo dục khai mở những đầu óc non trẻ với điều mà ông mô tả là “khác” những người khác biệt văn hóa và tín ngưỡng. Ông nói:
“Điều thách thức là phải chứng tỏ cho giới trẻ của chúng ta, thành phần dễ bị các phần tử khủng bố lôi cuốn thấy rằng có một cách tốt đẹp hơn để sống cuộc đời của mình, một đường lối hữu hiệu hơn để người khác nghe tiếng nói của mình, một phương cách có ý nghĩa hơn để dấn bước vào thế giới. Và chúng ta phải giải quyết các hoạt động tài trợ và ủng hộ của thành phần cực đoan để họ ít có khả năng hơn trong việc dạy dỗ và quảng bá lòng hận thù, khủng bố và giết chóc.”
Ông Blair, đứng đầu tổ chức Tony Blair Faith Foundation, một tổ chức hỗ trợ cho việc ngăn ngừa định kiến, xung đột và chủ nghĩa cực đoan.
Ông nói trước Ủy ban của Hội đồng Bảo An rằng các chính phủ nên đảm trách một cách nghiêm túc trách nhiệm giáo dục giới trẻ chấp nhận văn hóa cũng như sự tôn trọng giữa những người có văn hóa và đức tin khác biệt. Ông nói:
“Hãy để giới trẻ trong nước của quý vị trải nghiệm trực tiếp cơ hội học hỏi về thế giới cũng như tạo mối quan hệ với những người ở cách xa họ, những người có thể trông không giống họ, những người mà, một khi đã học hỏi trong môi trường giáo dục đa văn hóa, họ có thể nhìn thấy chính mình trong đó".
Nguyên Thủ tướng Anh đã thúc giục mỗi quốc gia hãy thiết lập một chương trình thí điểm thông hiểu văn hóa như thế này. Ông nói giáo dục trong thế kỷ 21 là vấn đề an ninh.