Đai Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu chấp thuận nghị quyết lên án việc chính phủ Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hạng nặng tại các khu vực dân cư, và vi phạm nhân quyền có hệ thống và nghiêm trọng.
Có 133 thành viên biểu quyết thuận, 12 chống, 31 vắng mặt.
Nghị quyết cũng phàn nàn về chuyện Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không nhất trí với các biện pháp để buộc chính phủ Syria phải tuân thủ các quyết định của Liên Hiệp Quốc. Ý định này đã bị Trung Quốc và Nga ngăn trở bằng quyền phủ quyết.
Nghị quyết của Đại Hội đồng không bị phủ quyết nhưng không có tính cách bó buộc.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo Syria có thể xảy ra nội chiến dài ngày, ảnh hưởng nặng đến ngành dệt thảm phong phú nổi tiếng của quốc gia.
Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc, Bashar Jaafari, gọi nghị quyết của Đại Hội đồng là sai lạc và hốt hoảng, đánh đi một tín hiệu lầm lẫn cho phe chống chính phủ, mà ông gọi là bọn khủng bố.
Đại sứ của A-rập Xê-út, Abdallah Al-Mouallimi, gọi kết quả có nhiều thành viên biểu quyết thuận là một thắng lợi của nhân dân Syria. A-rập Xê-út là nước bảo trợ nghị quyết.
Phe biểu quyết chống, trong đó có Nga, gọi nghị quyết thiếu cân bằng, chỉ nhắm vào chính phủ Syria.
Ngay lập tức, Đại sứ Anh Mark Lyall phản ứng rằng nghị quyết thiếu cân bằng vì tình hình tại hiện trường không cân bằng.
Đại sứ Mỹ Susan Rice gọi nghị quyết là một thông điệp mạnh mẽ dành cho chế độ Syria và nhân dân Syria.
Có 133 thành viên biểu quyết thuận, 12 chống, 31 vắng mặt.
Nghị quyết cũng phàn nàn về chuyện Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không nhất trí với các biện pháp để buộc chính phủ Syria phải tuân thủ các quyết định của Liên Hiệp Quốc. Ý định này đã bị Trung Quốc và Nga ngăn trở bằng quyền phủ quyết.
Nghị quyết của Đại Hội đồng không bị phủ quyết nhưng không có tính cách bó buộc.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo Syria có thể xảy ra nội chiến dài ngày, ảnh hưởng nặng đến ngành dệt thảm phong phú nổi tiếng của quốc gia.
Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc, Bashar Jaafari, gọi nghị quyết của Đại Hội đồng là sai lạc và hốt hoảng, đánh đi một tín hiệu lầm lẫn cho phe chống chính phủ, mà ông gọi là bọn khủng bố.
Đại sứ của A-rập Xê-út, Abdallah Al-Mouallimi, gọi kết quả có nhiều thành viên biểu quyết thuận là một thắng lợi của nhân dân Syria. A-rập Xê-út là nước bảo trợ nghị quyết.
Phe biểu quyết chống, trong đó có Nga, gọi nghị quyết thiếu cân bằng, chỉ nhắm vào chính phủ Syria.
Ngay lập tức, Đại sứ Anh Mark Lyall phản ứng rằng nghị quyết thiếu cân bằng vì tình hình tại hiện trường không cân bằng.
Đại sứ Mỹ Susan Rice gọi nghị quyết là một thông điệp mạnh mẽ dành cho chế độ Syria và nhân dân Syria.