Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc nói rằng họ e là sẽ có thêm tới 700.000 người chạy khỏi nhà cửa ở Mali vì cuộc giao tranh giữa các phần tử tranh đấu Hồi giáo và lực lượng quốc tế hậu thuẫn cho quân đội Mali.
Cuộc khủng hoảng này khiến hơn 350.000 người phải dời cư hồi năm ngoái. Hôm thứ Sáu, Phủ Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nói rằng cuộc giao tranh này có thể đưa tới kết quả là sẽ có thêm 300.000 người phải dời cư bên trong Mali và 400.000 người tị nạn nữa chạy sang các nước láng giềng.
Nữ phát ngôn nhân của Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Tây phi, bà Helene Caux nói với đài VOA rằng cơ quan này nghe tin có một đợt sóng lớn người tị nạn đang tới:
“Những gì chúng ta có vào lúc này là lời của những người được chứng kiến băng qua biên giới tới Burkina (Faso), tới Niger, tới Mauritania, và những gì họ nói với chúng tôi là có thêm người trên đường tới.”
Cuộc khủng hoảng dân tị nạn Mali bắt đầu hồi năm ngoái khi các binh sĩ lật đổ Tổng thống cho phép các phần tử tranh đấu chiếm được quyền kiểm soát miền bắc và áp đặt một hình thức luật Hồi giáo khắt khe.
Bà Caux nói rằng một số người Mali mới chạy sang các nước láng giềng đã làm như vậy sau khi được chứng kiến những hành vi tàn ác.
Một dân tị nạn Mali nói rằng các thành viên trong gia đình bà rời bỏ nhà tại thị trấn Diabaly bởi vì các chiến binh Hồi giáo dùng nhà họ làm nơi trú ẩn.
Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói rằng số dân tị nạn Mali gia tăng gây căng thẳng cho tài nguyên của các nước láng giềng vốn không khá giả trước khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc tổ chức Bác sĩ Không biên giới nói rằng cuộc giao tranh tại Mali gây khó khăn cho nhân viên cứu trợ không tiếp xúc được với thường dân và khiến thường dân không tới được bệnh viện của họ.
Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước hảo tâm giúp đỡ thêm cho những người phải dời cư vì tình hình xáo trộn tại Mali.
Cuộc khủng hoảng này khiến hơn 350.000 người phải dời cư hồi năm ngoái. Hôm thứ Sáu, Phủ Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nói rằng cuộc giao tranh này có thể đưa tới kết quả là sẽ có thêm 300.000 người phải dời cư bên trong Mali và 400.000 người tị nạn nữa chạy sang các nước láng giềng.
Nữ phát ngôn nhân của Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Tây phi, bà Helene Caux nói với đài VOA rằng cơ quan này nghe tin có một đợt sóng lớn người tị nạn đang tới:
“Những gì chúng ta có vào lúc này là lời của những người được chứng kiến băng qua biên giới tới Burkina (Faso), tới Niger, tới Mauritania, và những gì họ nói với chúng tôi là có thêm người trên đường tới.”
Cuộc khủng hoảng dân tị nạn Mali bắt đầu hồi năm ngoái khi các binh sĩ lật đổ Tổng thống cho phép các phần tử tranh đấu chiếm được quyền kiểm soát miền bắc và áp đặt một hình thức luật Hồi giáo khắt khe.
Bà Caux nói rằng một số người Mali mới chạy sang các nước láng giềng đã làm như vậy sau khi được chứng kiến những hành vi tàn ác.
Một dân tị nạn Mali nói rằng các thành viên trong gia đình bà rời bỏ nhà tại thị trấn Diabaly bởi vì các chiến binh Hồi giáo dùng nhà họ làm nơi trú ẩn.
Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói rằng số dân tị nạn Mali gia tăng gây căng thẳng cho tài nguyên của các nước láng giềng vốn không khá giả trước khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc tổ chức Bác sĩ Không biên giới nói rằng cuộc giao tranh tại Mali gây khó khăn cho nhân viên cứu trợ không tiếp xúc được với thường dân và khiến thường dân không tới được bệnh viện của họ.
Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước hảo tâm giúp đỡ thêm cho những người phải dời cư vì tình hình xáo trộn tại Mali.