Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã biểu quyết thông qua kế hoạch phái thêm 5.500 binh sĩ duy trì hòa bình tới Nam Sudan. Liên hiệp quốc cho biết vụ giao tranh sắc tộc ở quốc gia mới độc lập này đã buộc 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn và gây tử vong cho hàng trăm người trong tuần qua. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Mike Richman của đài VOA.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm thứ ba đã chấp thuận một nghị quyết để gia tăng đáng kể số binh sĩ và cảnh sát Liên hiệp quốc tại Nam Sudan.
Lực lượng này của Liên hiệp quốc được giao trách nhiệm bảo vệ thường dân trước cuộc giao tranh đã lan ra phần lớn quốc gia Phi châu này.
Những vụ đụng độ bùng ra hồi tuần trước ở thủ đô Juba, sau khi Tổng thống Salva Kiir, một người thuộc sắc tộc Dinka, tố cáo cựu phó Tổng thống Riek Machar, một người sắc tộc Nuer, âm mưu đảo chánh.
Hơn 30.000 người Nam Sudan đã đến các khu trụ sở của Liên hiệp quốc để ẩn náu.
Người đứng đầu phái bộ duy trì hòa bình Liên hiệp quốc ở Nam Sudan, bà Hilde Johnson, hôm thứ ba cho biết số tử vong mà trước đó được ước tính là 500 người sẽ gia tăng.
"Qui mô của cuộc khủng hoảng này nằm ở mức chưa từng có trước đây đối với phái bộ Liên hiệp quốc ở Nam Sudan. Điều đó có nghĩa là nguồn lực quân sự của chúng tôi, ngoại trừ hoạt động tuần tiễu ở Juba, đã bị quá tải với việc bảo vệ các căn cứ của chúng tôi và thậm chí không đủ đề ứng phó với tình hình ở những nơi khác. Đó là lý do chúng tôi cần phải tăng viện cho họ."
Bà Johnson cũng kêu gọi đối thoại để chấm dứt vụ khủng hoảng.
"Chúng tôi khuyến khích đôi bên sẵn lòng tiến tới bàn thương nghị ngay lập tức, và các nước thuộc Thẩm quyền Phát triển Liên chính phủ IGAD cung cấp cơ sở cho cuộc đàm phán và trong tình huống này chúng tôi hối thúc đôi bên ngưng ngay những hành vi bạo động."
Hôm qua, một nhóm người Kenya đã được di tản từ Juba đến Nairobi.
Bà Sofie Keya, một phụ nữ trong nhóm người Kenya vừa đáp máy bay về nước, đã cho biết như sau về tình hình ở Nam Sudan.
"Quí vị muốn hỏi chuyện gì đang xảy ra ư? Xin đừng hỏi. Tình hình rất thê thảm. Nó làm cho chúng tôi chấn động mỗi khi nhắc tới. Nào là súng nổ, đạn bay, bom nổ … Tất cả những thứ tệ hại nhất mà quí vị có thể tưởng tượng. Giống như những kẻ khủng bố đã tàn phá thành phố. Tình hình thật là bi đát."
Bên cạnh việc cho phép đưa thêm binh sĩ tới Nam Sudan, Hội đồng Bảo an đã lên án những hành vi bạo động nhắm vào thường dân và các cộng đồng sắc tộc và những vụ vi phạm nhân quyền mà tất cả các bên đã thực hiện. Chính phủ Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo động.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm thứ ba đã chấp thuận một nghị quyết để gia tăng đáng kể số binh sĩ và cảnh sát Liên hiệp quốc tại Nam Sudan.
Lực lượng này của Liên hiệp quốc được giao trách nhiệm bảo vệ thường dân trước cuộc giao tranh đã lan ra phần lớn quốc gia Phi châu này.
Những vụ đụng độ bùng ra hồi tuần trước ở thủ đô Juba, sau khi Tổng thống Salva Kiir, một người thuộc sắc tộc Dinka, tố cáo cựu phó Tổng thống Riek Machar, một người sắc tộc Nuer, âm mưu đảo chánh.
Hơn 30.000 người Nam Sudan đã đến các khu trụ sở của Liên hiệp quốc để ẩn náu.
Người đứng đầu phái bộ duy trì hòa bình Liên hiệp quốc ở Nam Sudan, bà Hilde Johnson, hôm thứ ba cho biết số tử vong mà trước đó được ước tính là 500 người sẽ gia tăng.
"Qui mô của cuộc khủng hoảng này nằm ở mức chưa từng có trước đây đối với phái bộ Liên hiệp quốc ở Nam Sudan. Điều đó có nghĩa là nguồn lực quân sự của chúng tôi, ngoại trừ hoạt động tuần tiễu ở Juba, đã bị quá tải với việc bảo vệ các căn cứ của chúng tôi và thậm chí không đủ đề ứng phó với tình hình ở những nơi khác. Đó là lý do chúng tôi cần phải tăng viện cho họ."
Bà Johnson cũng kêu gọi đối thoại để chấm dứt vụ khủng hoảng.
"Chúng tôi khuyến khích đôi bên sẵn lòng tiến tới bàn thương nghị ngay lập tức, và các nước thuộc Thẩm quyền Phát triển Liên chính phủ IGAD cung cấp cơ sở cho cuộc đàm phán và trong tình huống này chúng tôi hối thúc đôi bên ngưng ngay những hành vi bạo động."
Hôm qua, một nhóm người Kenya đã được di tản từ Juba đến Nairobi.
Bà Sofie Keya, một phụ nữ trong nhóm người Kenya vừa đáp máy bay về nước, đã cho biết như sau về tình hình ở Nam Sudan.
"Quí vị muốn hỏi chuyện gì đang xảy ra ư? Xin đừng hỏi. Tình hình rất thê thảm. Nó làm cho chúng tôi chấn động mỗi khi nhắc tới. Nào là súng nổ, đạn bay, bom nổ … Tất cả những thứ tệ hại nhất mà quí vị có thể tưởng tượng. Giống như những kẻ khủng bố đã tàn phá thành phố. Tình hình thật là bi đát."
Bên cạnh việc cho phép đưa thêm binh sĩ tới Nam Sudan, Hội đồng Bảo an đã lên án những hành vi bạo động nhắm vào thường dân và các cộng đồng sắc tộc và những vụ vi phạm nhân quyền mà tất cả các bên đã thực hiện. Chính phủ Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo động.