LHQ: Tham nhũng, tuyên truyền đứng sau căng thẳng ở Ukraine

  • Lisa Schlein
Quảng trường Maidan trong cuộc biểu tình hồi tháng 11

Quảng trường Maidan trong cuộc biểu tình hồi tháng 11

Liên Hiệp Quốc nói tham nhũng tràn lan, tuyên truyền và thông tin sai lạc là thủ phạm gây leo thang căng thẳng ở Ukraine. Thông tín viên VOA Lisa Schlein tường thuật rằng trong một bản phúc trình công bố hôm thứ Ba, Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi những người vi phạm nhân quyền phải gánh chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc nói các cuộc biểu tình hồi tháng 11 ở thủ đô Kiev của Ukraine chủ yếu là ôn hòa, đã biến thành bạo động và trở nên quá khích vì việc sử dụng vũ lực quá đáng của cảnh sát đặc biệt Berkut và các lực lượng an ninh khác.

Bản phúc trình nói có 121 người - phần lớn là người biểu tình – đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Bản phúc trình của liệt kê nhiều vụ tra tấn và ngược đãi. Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc nói các vụ vi phạm có liên quan đến các cuộc biểu tình Maidan phải đuợc điều tra và thủ phạm phải nhận lãnh trách nhiệm.

Ông Gianni Magazzeni là truởng văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chi nhánh châu Mỹ, châu Âu và Trung Á. Ông nói tình trạng tan rã hiện thời ở Ukraine là vì sự thiếu tôn trọng các nguyên tắc quốc tế và pháp trị. Ông nói chính phủ phải bảo đảm quản trị tốt và bảo vệ quyền của giới thiểu số.

Ông nói: “Một vấn đề mà thông cáo báo chí của cao uỷ công bố sáng nay là đuơng nhiên, tránh thông tin sai lạc, tuyên truyền và kích động hận thù, bởi vì, lẽ dĩ nhiên, nếu có những lời kể khác nhau, nếu có các quan điểm khác nhau về những sự kiện thực tế, thì có khả năng gia tăng mức độ bất an ninh, gia tăng tiềm năng bạo động, bất tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền quốc tế.”

Bản phúc trình công bố hôm thứ Ba dựa vào thông tin thu thập được trong 2 sứ mạng tại Ukraine hồi tháng 3 của Trợ lý Tổng thư ký Nhân quyền Ivan Simonovic và một toán thanh sát viên về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại thực địa.

Các thanh sát viên nhận thấy những lời cáo buộc đáng tin cậy về sách nhiễu, bắt giữ độc đoán và tra tấn nhắm vào các nhà hoạt động và các ký giả chống đối cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 3 sáp nhập Crimea vào Nga. Bản phúc trình Liên Hiệp Quốc cũng chỉ trích tình trạng thiếu quyền tự do phát biểu và hội họp và các quyền cơ bản khác trong vùng có tranh chấp.

Các điều tra viên nêu ra tình huống ở đông bộ Ukraine, là nơi sinh cư của khối thiểu số phần lớn sắc tộc Nga là đặc biệt căng thẳng. Ông Magazzeni nói với đài VOA rằng chính phủ đã phạm lỗi lầm khi tìm cách bãi bỏ một bộ luật coi tiếng Nga là một ngôn ngữ trong khu vực ở nam bộ và đông bộ Urkaine. Ông nói quyền tổng thống đã giải quyết vấn đề này bằng cách phủ quyết đề nghị.

Ông nói: “Chính quyền Ukraine đang làm tất cả những gì cần thiết để giải quyết một số vấn đề nhân quyền cơ bản và tìm cách chuẩn bị đất nước cho cuộc bầu cử ngày 25 tháng 5, mà chúng tôi hy vọng sẽ tự do và công bằng và sẽ củng cố thêm nữa khả năng hợp tác đẩy đủ theo đúng hiến pháp năm 2004 và yêu cầu về nhân quyền quốc tế mà họ có.”

Trong số nhiều đề nghị, bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả những người đã vi phạm nhân quyền trong cuộc bạo động phải nhận lãnh trách nhiệm. Phúc trình nói tất cả các công dân đều có quyền tham gia bình đặng vào các vấn đề công cộng và sinh hoạt chính trị.

Hình ảnh từ Ukraine