GENEVE —
Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gay gắt lên án việc Ai Cập áp đặt án tử hình tập thể đối vơí 683 cá nhân. Bà gọi vụ xử tập thể này là khủng khiếp, ghê tởm và vi phạm luật nhân quyền quốc tế, mà Ai Cập là một thành viên.
Án tử hình tuyên hôm thứ hai cho 683 các nhân là lần thứ hai trong vòng 2 tháng Tòa án Hình sự Ai Cập ở Al-Minya, một thị trấn phía nam Cairo đã áp đặt hình phạt nghiêm khắc này đối với những nhóm bị cáo đông đảo sau những phiên xử vội vã.
Hồi tháng 3, cũng tòa án này đã tuyên án tử hình cho 539 người ủng hộ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã bị lật đổ về cáo trạng sát hại một cảnh sát viên. Họ bị kết án chỉ sau có 2 phiên toà.
Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay tố cáo Ai Cập là chà đạp lên các bảo đảm được xét xử công bằng quốc tế và làm ngơ trước những lời kêu gọi trên khắp thế giới đòi họ tôn trọng các nghĩa vụ về nhân quyền.
Nữ phát ngôn viên của bà Pillay, bà Ravina Shamdasani nói hầu hết trong số 683 bị cáo đều bị xử khiếm diện mà không được tiếp xúc với luật sư. Bà nói bên bị đã không có cơ hội để thẩm vấn các nhân chứng.
Bà Shamdasani nói: “Hầu hết các bị cáo đểu bị xét xử thậm chí không bị câu lưu và khi bản án được tuyên thì họ không có mặt ở tòa án. Một số có thể đã rời khỏi nước. Các bản tin phổ biến rất trái ngược nhau. Thực vậy, một bản tin cho hay một trong các cá nhận bị kết án tử hình trên thực tế đã chết rồi.”
Theo luật lệ Ai Cập, Ðại giáo chủ Ai Cập duyệt các án tử hình, nhưng ý kiến của nhà lãnh đạo tôn giáo không mang tính ràng buộc đối với vị thẩm phán chủ tọa. Ðại giáo chủ đã đề xuất cải án tử hình cho nhóm đầu tiên gồm 529 nguời và hôm thứ hai quan toà giữ ý án tử hình đối với 37 bị cáo, trong khi giảm án cho những người khác xuống còn 25 năm tù.
Bà Shamsadani nói trong cả hai vụ xử tập thể, các cáo trạng đã không được tuyên đọc, vì thế các bị cáo không biết họ bị cáo buộc vi phạm các luật lệ nào.
Bà nói: “Ta không cần phải là một luật sư quốc tế để nhận ra rằng đây là cơ sở nền tảng của một vụ xét xử công bằng để biết được là mình bị xét xử vì tội gì. Chúng tôi đã nhận được chỉ một danh sách các cáo trạng, có liên hệ đến việc sát hại một cảnh sát viên, việc đốt cháy một trạm cảnh sát, và các vụ xúi giục bạo động, phá phách, tụ tập bất hợp pháp, và là thành viên của Huynh Ðệ Hồi giáo.”
Bà Shamsadani nêu ra rằng là thành viên của một tổ chức bất hợp pháp chắc chắn không phải là lý do phải lãnh án tử hình.
Hồi cuối tháng 7, cảnh sát chống bạo động Ai Cập đã bắn vào người biểu tình ủng hộ cựu tổng thống Mohamed Morsi. Có ít nhất 100 nguời thiệt mạng. Bà Shamsadini nói không ai bị cáo buộc về các tội này. Bà nói thêm rằng lực lượng an ninh hoàn toàn không bị trừng phạt.
Án tử hình tuyên hôm thứ hai cho 683 các nhân là lần thứ hai trong vòng 2 tháng Tòa án Hình sự Ai Cập ở Al-Minya, một thị trấn phía nam Cairo đã áp đặt hình phạt nghiêm khắc này đối với những nhóm bị cáo đông đảo sau những phiên xử vội vã.
Hồi tháng 3, cũng tòa án này đã tuyên án tử hình cho 539 người ủng hộ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã bị lật đổ về cáo trạng sát hại một cảnh sát viên. Họ bị kết án chỉ sau có 2 phiên toà.
Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay tố cáo Ai Cập là chà đạp lên các bảo đảm được xét xử công bằng quốc tế và làm ngơ trước những lời kêu gọi trên khắp thế giới đòi họ tôn trọng các nghĩa vụ về nhân quyền.
Nữ phát ngôn viên của bà Pillay, bà Ravina Shamdasani nói hầu hết trong số 683 bị cáo đều bị xử khiếm diện mà không được tiếp xúc với luật sư. Bà nói bên bị đã không có cơ hội để thẩm vấn các nhân chứng.
Bà Shamdasani nói: “Hầu hết các bị cáo đểu bị xét xử thậm chí không bị câu lưu và khi bản án được tuyên thì họ không có mặt ở tòa án. Một số có thể đã rời khỏi nước. Các bản tin phổ biến rất trái ngược nhau. Thực vậy, một bản tin cho hay một trong các cá nhận bị kết án tử hình trên thực tế đã chết rồi.”
Theo luật lệ Ai Cập, Ðại giáo chủ Ai Cập duyệt các án tử hình, nhưng ý kiến của nhà lãnh đạo tôn giáo không mang tính ràng buộc đối với vị thẩm phán chủ tọa. Ðại giáo chủ đã đề xuất cải án tử hình cho nhóm đầu tiên gồm 529 nguời và hôm thứ hai quan toà giữ ý án tử hình đối với 37 bị cáo, trong khi giảm án cho những người khác xuống còn 25 năm tù.
Bà Shamsadani nói trong cả hai vụ xử tập thể, các cáo trạng đã không được tuyên đọc, vì thế các bị cáo không biết họ bị cáo buộc vi phạm các luật lệ nào.
Bà nói: “Ta không cần phải là một luật sư quốc tế để nhận ra rằng đây là cơ sở nền tảng của một vụ xét xử công bằng để biết được là mình bị xét xử vì tội gì. Chúng tôi đã nhận được chỉ một danh sách các cáo trạng, có liên hệ đến việc sát hại một cảnh sát viên, việc đốt cháy một trạm cảnh sát, và các vụ xúi giục bạo động, phá phách, tụ tập bất hợp pháp, và là thành viên của Huynh Ðệ Hồi giáo.”
Bà Shamsadani nêu ra rằng là thành viên của một tổ chức bất hợp pháp chắc chắn không phải là lý do phải lãnh án tử hình.
Hồi cuối tháng 7, cảnh sát chống bạo động Ai Cập đã bắn vào người biểu tình ủng hộ cựu tổng thống Mohamed Morsi. Có ít nhất 100 nguời thiệt mạng. Bà Shamsadini nói không ai bị cáo buộc về các tội này. Bà nói thêm rằng lực lượng an ninh hoàn toàn không bị trừng phạt.