Truyện Kiều được truyền miệng trong nhân dân vì có chứa nhiều hoàn cảnh, nhiều nhân tình thế thái phong phú khác nhau, để có thể so sánh, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình, mỗi thân phận con người. Nhân dân ta thuộc lòng Truyện Kiều, nhiều người có thể trích ra nhiều câu làm châm ngôn, nguyên tắc, quy luật, thể nghiệm của cuộc sống. Có không ít người nghiện việc «lẩy Kiều» như thế.
Gần đây tôi rất ưa 2 câu «lẩy Kiều»
Ma đưa lối quỷ đem đường,
lại tìm những chốn đoạn trường mà đi
Hai câu này nói lên tình trạng của 14 ông «vua tập thể» trong Bộ Chính trị cứ một mực bắt nhân dân phải theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã phá sản rõ rệt, trong khi chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa xã hội đã bị hầu như toàn thế giới lên án đã phạm tội ác chống nhân loại.
Mới đây ở trong nước đã xuất hiện một bài thơ dài với đầu đề «Liên khúc Hội nghị Trung ương», viết theo lối Kiều lẩy, nhưng rộng hơn, kết hợp cà ca dao với Truyện Kiều cùng Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc để «lẩy» một cách hài hước, hóm hỉnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hay «Trọng Lú», theo cách gọi của dân chúng.
Bài thơ này nói về ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn lập thành tích đối ngoại thật nổi trong chuyến đi Cuba và Brazil hồi tháng 4 năm ngoái để trở về giành thắng lợi đối nội trong Hội nghị Trung ương. Chẳng ngờ cuộc trình diễn ở Cuba bẽ bàng, chuyến đi thăm Brazil bị hủy bỏ vào phút chót, và Hội nghị Trung ương tại Hà Nội ngay sau đó biến thành trò cười cho thiên hạ. Bài thơ mở đầu:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Rồi liều leo tận Cu Ba,
Giảng dăm ba chữ, đồng ra đồng vào
Mác cùn, Lê gãy, chẳng sao!
Phi Đen nghe hết, thở phào, bắt tay,
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Đâu có phải chuyện tầm phào,
Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia
Cứ trong thực tế mà suy
Lý luận hổ lốn, chẳng ghi được gì.
Thôi thì thôi, cũng chiều lòng,
Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra
Bảo Ra-un lấy xì gà,
Thay tiền nhuận bút làm quà cho dzui…
Nghĩ đời mà ngán cho đời,
Đa đoan chi lắm cho trời đất ghen
Tiếc thay nước đã đánh phèn
Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần
Bradin bà Tổng ngại ngần
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha
Lỡ từ lạc bước bước ra
Cái thân liệu những từ nhà liệu đi
Rằng sao chẳng ý tứ gì ?
Cho tao mất mặt tội thì tại ngươi
May mà có chuyến khứ hồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma
Phải rằng nắng quáng đèn lòa
Buôn xa một chuyến hóa ra bẽ bàng
Ngỡ rằng Hội nghị Trung ương
Có vốn, có liếng, coi thường được a?
Và sau đây là Hội nghị Trung ương :
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Sang, chữ Dũng vốn là ghét nhau,
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì lợi, ích, riêng, công
Tự phê sao được, phải xông vào đòi,
Mặc cho ông Tổng đôi hồi
Diễn văn, diễn võ, đứng ngồi không yên …
Thế rồi :
… Mười lăm buổi Trung ương nhóm họp
Đít thì ngồi, trí để đâu đâu
Đường nước bước, sao cho êm ả
Đảng có còn mình mới có ăn
Giấu mình, liều thuốc vạn năng
Hăng lên, cửa nát nhà văng tức thì.
Cứ lắc, gật sao cho đúng phép
Ghế vẫn còn, phép nước tính sau
Trọng, Hùng như Rứa chẳng mau thì chầy!
Về nhân dân thì :
Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,
Lớp cùng thông như thốc buồng gan
Bệnh trần đòi đoạn tân toan
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da
Gót danh lợi bùn pha chất xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến Mê
Nền lý luận nhện giăng cửa mốc
Sách Mác- Lê gián nhấm canh dài
Đất bằng bỗng rắc chông gai
Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương
Mồi phú quý dử làng thoái hóa
Bả vinh hoa lừa gã gian manh
Giấc Nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Trọng, Sang, Hùng, Dũng ai sầu hơn ai?
Vài câu kết luận :
Quyền họa phúc chúng tranh mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai!
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
Mùi tục lụy đường kia cay đắng
Vui chi mà đeo đẳng cơ duyên
Cái gương nhân sự chiền chiền
Chở thuyền dân đẩy, lật thuyền cũng dân
Thế là mất sạch lòng dân
Bởi chưng kết quả về dần số không
Đa mang chi nữa đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình!
Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh
Thử xem con tạo gieo mình nơi nao.
«Lẩy Kiều», «lẩy Chinh Phụ Ngâm» và «lẩy Cung Oán Ngâm Khúc» như trên thật là tuyệt. Xin trích rộng rãi để các bạn thưởng thức kẻo phí của giời.
Chỉ đáng tiếc là 2 câu cuối có vẻ bi quan buông xuôi, không sát với tình hình hiện tại, khi ngày càng có nhiều trí thức, luật sư, nhà báo, sinh viên và thanh niên, cũng như nông dân, nhà kinh doanh vừa và nhỏ, tín đồ các tôn giáo … không thể ngoảnh mặt làm thinh, mà dấn thân theo nhiều cách, xuống đường, ký kiến nghị, tuyên bố, tuyên ngôn hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người nối tiếp.
Bài thơ theo lối «lẩy Kiều» truyền thống kết hợp với ca dao do một hay nhiều tác giả khuyết danh đưa lên mạng này vẫn giữ nguyên giá trị phản ánh một tình hình thời sự đầy kịch tính, có tính chất trào lộng cười ra nước mắt, khi đất nước phải nằm trong tay những tên trọc phú Cộng sản túi càng căng phồng đô la bao nhiêu thì trí tuệ và tâm huyết càng teo lại bấy nhiêu, trước con mặt khinh thị tinh tường của người dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Gần đây tôi rất ưa 2 câu «lẩy Kiều»
Ma đưa lối quỷ đem đường,
lại tìm những chốn đoạn trường mà đi
Hai câu này nói lên tình trạng của 14 ông «vua tập thể» trong Bộ Chính trị cứ một mực bắt nhân dân phải theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lê nin đã phá sản rõ rệt, trong khi chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa xã hội đã bị hầu như toàn thế giới lên án đã phạm tội ác chống nhân loại.
Mới đây ở trong nước đã xuất hiện một bài thơ dài với đầu đề «Liên khúc Hội nghị Trung ương», viết theo lối Kiều lẩy, nhưng rộng hơn, kết hợp cà ca dao với Truyện Kiều cùng Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc để «lẩy» một cách hài hước, hóm hỉnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hay «Trọng Lú», theo cách gọi của dân chúng.
Bài thơ này nói về ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn lập thành tích đối ngoại thật nổi trong chuyến đi Cuba và Brazil hồi tháng 4 năm ngoái để trở về giành thắng lợi đối nội trong Hội nghị Trung ương. Chẳng ngờ cuộc trình diễn ở Cuba bẽ bàng, chuyến đi thăm Brazil bị hủy bỏ vào phút chót, và Hội nghị Trung ương tại Hà Nội ngay sau đó biến thành trò cười cho thiên hạ. Bài thơ mở đầu:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Rồi liều leo tận Cu Ba,
Giảng dăm ba chữ, đồng ra đồng vào
Mác cùn, Lê gãy, chẳng sao!
Phi Đen nghe hết, thở phào, bắt tay,
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Đâu có phải chuyện tầm phào,
Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia
Cứ trong thực tế mà suy
Lý luận hổ lốn, chẳng ghi được gì.
Thôi thì thôi, cũng chiều lòng,
Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra
Bảo Ra-un lấy xì gà,
Thay tiền nhuận bút làm quà cho dzui…
Nghĩ đời mà ngán cho đời,
Đa đoan chi lắm cho trời đất ghen
Tiếc thay nước đã đánh phèn
Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần
Bradin bà Tổng ngại ngần
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha
Lỡ từ lạc bước bước ra
Cái thân liệu những từ nhà liệu đi
Rằng sao chẳng ý tứ gì ?
Cho tao mất mặt tội thì tại ngươi
May mà có chuyến khứ hồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma
Phải rằng nắng quáng đèn lòa
Buôn xa một chuyến hóa ra bẽ bàng
Ngỡ rằng Hội nghị Trung ương
Có vốn, có liếng, coi thường được a?
Và sau đây là Hội nghị Trung ương :
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Sang, chữ Dũng vốn là ghét nhau,
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì lợi, ích, riêng, công
Tự phê sao được, phải xông vào đòi,
Mặc cho ông Tổng đôi hồi
Diễn văn, diễn võ, đứng ngồi không yên …
Thế rồi :
… Mười lăm buổi Trung ương nhóm họp
Đít thì ngồi, trí để đâu đâu
Đường nước bước, sao cho êm ả
Đảng có còn mình mới có ăn
Giấu mình, liều thuốc vạn năng
Hăng lên, cửa nát nhà văng tức thì.
Cứ lắc, gật sao cho đúng phép
Ghế vẫn còn, phép nước tính sau
Trọng, Hùng như Rứa chẳng mau thì chầy!
Về nhân dân thì :
Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,
Lớp cùng thông như thốc buồng gan
Bệnh trần đòi đoạn tân toan
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da
Gót danh lợi bùn pha chất xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến Mê
Nền lý luận nhện giăng cửa mốc
Sách Mác- Lê gián nhấm canh dài
Đất bằng bỗng rắc chông gai
Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương
Mồi phú quý dử làng thoái hóa
Bả vinh hoa lừa gã gian manh
Giấc Nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Trọng, Sang, Hùng, Dũng ai sầu hơn ai?
Vài câu kết luận :
Quyền họa phúc chúng tranh mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai!
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
Mùi tục lụy đường kia cay đắng
Vui chi mà đeo đẳng cơ duyên
Cái gương nhân sự chiền chiền
Chở thuyền dân đẩy, lật thuyền cũng dân
Thế là mất sạch lòng dân
Bởi chưng kết quả về dần số không
Đa mang chi nữa đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình!
Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh
Thử xem con tạo gieo mình nơi nao.
«Lẩy Kiều», «lẩy Chinh Phụ Ngâm» và «lẩy Cung Oán Ngâm Khúc» như trên thật là tuyệt. Xin trích rộng rãi để các bạn thưởng thức kẻo phí của giời.
Chỉ đáng tiếc là 2 câu cuối có vẻ bi quan buông xuôi, không sát với tình hình hiện tại, khi ngày càng có nhiều trí thức, luật sư, nhà báo, sinh viên và thanh niên, cũng như nông dân, nhà kinh doanh vừa và nhỏ, tín đồ các tôn giáo … không thể ngoảnh mặt làm thinh, mà dấn thân theo nhiều cách, xuống đường, ký kiến nghị, tuyên bố, tuyên ngôn hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người nối tiếp.
Bài thơ theo lối «lẩy Kiều» truyền thống kết hợp với ca dao do một hay nhiều tác giả khuyết danh đưa lên mạng này vẫn giữ nguyên giá trị phản ánh một tình hình thời sự đầy kịch tính, có tính chất trào lộng cười ra nước mắt, khi đất nước phải nằm trong tay những tên trọc phú Cộng sản túi càng căng phồng đô la bao nhiêu thì trí tuệ và tâm huyết càng teo lại bấy nhiêu, trước con mặt khinh thị tinh tường của người dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.