Lãnh đạo Việt Nam hôm 10/6 đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội, giữa lúc chế độ đang tìm cách làm dịu bớt sự bất mãn của quần chúng trước nạn tham nhũng và thiếu tính quy trách.
Cuộc biểu quyết, rồi đây sẽ diễn ra hàng năm, đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó, bắt buộc các chính trị gia cao cấp, kể cả Thủ tướng và Chủ tịch nước, phải được sự ủng hộ của Quốc hội.
Quy trình này đã được báo chí nhà nước ca ngợi là cách chính phủ tỏ ra minh bạch và có tính quy trách, nhưng các nhà quan sát cho rằng thủ tục này không có nguy hại gì nhiều cho quyền lãnh đạo của đảng và họ trông đợi kết quả đã được quyết định trước, ở phía sau hậu trường.
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cuộc bỏ phiếu này không đúng quy cách bởi vì thiếu những thông tin đáng tin cậy về những người sẽ được mang ra đánh giá.
Ông nói thêm, mặc dù có quy định là người nào không được tín nhiệm trong hai năm liên tiếp, người đó bắt buộc phải từ chức, nhưng đây là một quy trình phức tập, chậm chạp và kém hiệu quả.
Ông Thuyết nói với hãng tin AFP là rút cục mọi người đều được tín nhiệm, bởi vì các quan chức cấp cao sau bức màn nhung sẽ phải thỏa hiệp, đoàn kết và ủng hộ nhau, bất kể thành tích của họ như thế nào.
Nhân vật được chú ý nhiều nhất trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông bị nhiều người chỉ trích vì tình hình kinh tế kém cỏi, nạn tham nhũng và gói nợ xấu của các ngân hàng.
Người ta trông đợi Quốc hội sẽ có kết quả bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 11/6.
(AFP, Bloomberg)
Cuộc biểu quyết, rồi đây sẽ diễn ra hàng năm, đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó, bắt buộc các chính trị gia cao cấp, kể cả Thủ tướng và Chủ tịch nước, phải được sự ủng hộ của Quốc hội.
Quy trình này đã được báo chí nhà nước ca ngợi là cách chính phủ tỏ ra minh bạch và có tính quy trách, nhưng các nhà quan sát cho rằng thủ tục này không có nguy hại gì nhiều cho quyền lãnh đạo của đảng và họ trông đợi kết quả đã được quyết định trước, ở phía sau hậu trường.
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cuộc bỏ phiếu này không đúng quy cách bởi vì thiếu những thông tin đáng tin cậy về những người sẽ được mang ra đánh giá.
Ông nói thêm, mặc dù có quy định là người nào không được tín nhiệm trong hai năm liên tiếp, người đó bắt buộc phải từ chức, nhưng đây là một quy trình phức tập, chậm chạp và kém hiệu quả.
Ông Thuyết nói với hãng tin AFP là rút cục mọi người đều được tín nhiệm, bởi vì các quan chức cấp cao sau bức màn nhung sẽ phải thỏa hiệp, đoàn kết và ủng hộ nhau, bất kể thành tích của họ như thế nào.
Nhân vật được chú ý nhiều nhất trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông bị nhiều người chỉ trích vì tình hình kinh tế kém cỏi, nạn tham nhũng và gói nợ xấu của các ngân hàng.
Người ta trông đợi Quốc hội sẽ có kết quả bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 11/6.
(AFP, Bloomberg)