Ðối với một quốc gia muốn phóng ra một “quyền lực mềm,” Trung Quốc đang chật vật tìm cách hòa giải chế độ kiểm duyệt với nhu cầu sáng tạo những cuốn phim mà thế giới muốn xem.
Ông Xie Fei, một giáo sư tại Học viện Phim ảnh Bắc Kinh đầy uy tín, mới đây đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận về sự kiểm soát của chính phủ đối với công nghiệp phim ảnh khi ông kêu gọi bãi bỏ các thủ tục kiểm duyết của Trung Quốc, để quay ra một hệ thống đánh giá phim tương tự như hệ thống được sử dụng ở Hoa Kỳ.
Trong một bức thư ngỏ được đăng đi đăng lại hàng ngàn lần trên mạng, giáo sư Xie nói: Những luật bất thành văn như : ma quỷ không được phép có trong các bối cảnh hiện đại,” “các quan hệ ngoại hôn không được phép,” “một số sự việc chính trị không đựoc phép, vân vân. Hệ thống kiểm duyệt ở Trung Quốc không được luật pháp quy định, nhưng cá nhân tùy tiện thi hành.”
Ông Xie viết, những quy định như thế đang “giết chết sự thám hiểm nghệ thuật.”
Theo ông, nhiều đạo diễn đã bị trù vì các đề tài mà họ chọn cho các cuốn phim đầu tay. Trong số này, có ông Trương Nguyên, người làm cuốn phim độc lập năm 1993 có tựa là Những đứa con hoang Bắc Kinh, mô tả đời sống của giới trẻ bất mãn ở Bắc Kinh. Ban kiểm duyệt cấm cuốn phim này, và ông Trương bị cấm làm phim ở Trung Quốc trong 7 năm sau đó.
Trên một trang vi blog, ông Trương bày tỏ sự biết ơn. Ông viết, “Cảm ơn ông bạn già Xie là đã đưa ra một tiếng nói mạnh. Ông đại diện cho những tiếng kêu tập thể.”
Nhà làm phim ở Bắc Kinh, Dayyan Eng, người đã đăng lại các nhận định của ông Xie Fei trên tài khoản vi blog của mình, nói rằng trong tình hình có thêm các phim nước ngoài vào thị trường trong nước, các đạo diễn địa phương phải cố gắng cạnh tranh. Ông đổ lỗi một phần cho chế độ kiểm duyệt.
Ông Eng nói: “Ðó là sự hạn chế những gì chúng tôi có thể làm. Và tôi cho rằng mọi người đều đã nhận ra điều đó, nhất là trong năm nay, bởi vì các phim địa phương bị Hollywood giết chết.”
Mặc dầu các nhà làm luật Trung Quốc thừa nhận các phim trong nước đang bị áp lực ngày càng tăng phải cạnh tranh với phim nước ngoài, họ không đáp lại trực tiếp các đề nghị của ông Xie Fei rằng một hệ thống đánh giá phim kiểu Mỹ tốt hơn là các quy định về kiểm duyệt của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc bảo vệ công nghiệp phim trong nước bằng cách áp đặt một “cô ta” cho các phim nước ngoài được phép nhập vào Trung Quốc mỗi năm. Con số được tăng lên trong tháng hai từ 20 lên đến 34 phim.
Ngoài ra, các rạp chiếu phim được thưởng về mặt tài chính nếu chọn chiếu phim trong nước. Nhưng theo các số liệu thống kê chính thức, thị phần của phim sản xuất ở Trung Quốc đã sụt giảm trong năm nay xuống còn 41,4% trong tổng số vé bán.
Ông Eng nói, “Nếu Hollywood được phép làm bất cứ gì họ muốn, và thực ra đa số các phim, những phim làm với ngân sách cao, đang được chiếu ở Trung Quốc, thì chúng ta bị thất lợi vì hệ thống đang áp dụng để điều hành hay kiểm duyệt loại phim này không giống nhau đối với phim của Trung Quốc và phim của Hollywood.
Cuốn phim mới nhất của ông Eng, có tựa là “Inseparable” – “Không cách ly được”, là sản phẩm đầu tiên hoàn toàn thực hiện ở địa phương với một tài tử của Hollywood là Kevin Spacey. Ông Eng nói hệ thống kiểm duyệt ảnh hưởng đến cách thức ông viết cuốn phim của ông.
Ông nói: “Khi tôi bắt đầu viết chuyện phim và ngay cả đến khi bắt đầu quay và hiệu đính phim, tôi cũng làm theo cách là tôi phải tự kiểm duyệt mình một chút. Tỷ như, sẽ có một số cảnh tôi muốn quay, nhưng khi nghĩ có lẽ sẽ không lọt qua được kiểm duyệt nếu tôi làm cách này, nếu tôi đi hơi quá xa, vì thế mà tôi kìm hãm mình, đi lui lại một chút.”
Trước khi phân phối phim đến các rạp ở Trung Quốc, mọi kịch bạn phải được sự chấp thuận của Ban Quản lý Nhà nước về truyền thanh, gọi tắt là SARFT phim và truyền hình, một cơ quan kiểm duyệt được đảng Cộng sản thành lập sau khi đảng Cộng Sản lên nắm quyền để bảo đảm rằng các sản phẩm văn hóa theo đúng các mục tiêu chính trị và chủ thuyết của đảng.
SARFT không công khai tiết lộ chi tiết các quyết định của mình, nhưng đưa ra một danh sách các đề tài chung bị cấm. Các đề tài này gồm từ chỉ trích trật tự xã hội và chính phủ cho tới các đề tài “cám dỗ sự sa đọa của dân chúng.”
Những lời kêu gọi mới đây đòi bãi bỏ “kiểm tra” từ tiếng Hoa dùng để chỉ tiến trình kiểm duyệt, và thay thế bằng một hệ thống đánh giá không phải là mới mẻ.
Các đề nghị tương tự đã nổi lên vào năm 2007, sau khi những cảnh lõa thể trong cuốn phim Lust Caution của Ang Lee bị cắt trước khi công chiếu phim ở Trung Quốc.
Ngay từ năm 2004, các cơ quan truyền thông Trung Quốc đã loan tin một hệ thống đánh gia sẽ được đưa ra nay mai, nhưng đến năm 2010, giới truyền thông trích lời một giới chức cấp cao của SARFT nói rằng một hệ thống như thế sẽ không “thích hợp” cho Trung Quốc.
Nhưng đến nay, với con số ngày càng nhiều các diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất chia sẻ quan điểm trên mạng, các tiếng nói chỉ trích góp phần vào cuộc thảo luận toàn quốc đã dễ dàng hơn. Hồi tháng 9 năm ngoái, đạo diễn Lou Ye công khai bày tỏ sự bất mãn về những đoạn bị cắt bỏ mà SARFT yêu cầu đối với cuốn phim mới nhất của ông.
Trên tài khoản vi blog của mình, ông Lou viết: Chúng ta không nên sợ hãi phim ảnh. Phim ảnh không đáng sợ, và không đến độ quan trọng như thế. Nếu một quốc gia, một chế độ cảm thấy sợ hãi vì những cuốn phim, thì dứt khoát đó không phải là vì cuốn phim mạnh, và chỉ vì quốc gia và chế độ đó yếu.”
Nhà sản xuất phim Robert Cain đã tham khảo ý kiến các phim trường Hollywood và Trung Quốc về việc đồng sản xuất từ năm 1987. Ông nói qua việc không thiết lập một hệ thống đánh giá, chính phủ Trung Quốc chỉ huy công chúng.
Ông Cain nói: “Không cần phải đối xử với tất cả mọi người ở Trung Quốc như con nít hay trẻ thơ có thể bị phương hại vì một số đề tài trong phim ảnh. Ông nói thêm rằng các nhà kiểm duyệt có thể vẫn duy trì được sự kiểm soát chính trị về nội dung nhưng cho phép các đề thài khác.
Ông nói tiếp: “Mọi nguời đều biết rằng con người phải có tình dục, mọi người đều bỉết rằng tội ác diễn ra và đối với tôi có vẻ là đạo đức giả nếu như chính phủ muốn giả vờ - ít nhất là trong phim ảnh - rằng những sự việc này không diễn ra ở Trung Quốc.
Ông Xie Fei, một giáo sư tại Học viện Phim ảnh Bắc Kinh đầy uy tín, mới đây đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận về sự kiểm soát của chính phủ đối với công nghiệp phim ảnh khi ông kêu gọi bãi bỏ các thủ tục kiểm duyết của Trung Quốc, để quay ra một hệ thống đánh giá phim tương tự như hệ thống được sử dụng ở Hoa Kỳ.
Trong một bức thư ngỏ được đăng đi đăng lại hàng ngàn lần trên mạng, giáo sư Xie nói: Những luật bất thành văn như : ma quỷ không được phép có trong các bối cảnh hiện đại,” “các quan hệ ngoại hôn không được phép,” “một số sự việc chính trị không đựoc phép, vân vân. Hệ thống kiểm duyệt ở Trung Quốc không được luật pháp quy định, nhưng cá nhân tùy tiện thi hành.”
Ông Xie viết, những quy định như thế đang “giết chết sự thám hiểm nghệ thuật.”
Theo ông, nhiều đạo diễn đã bị trù vì các đề tài mà họ chọn cho các cuốn phim đầu tay. Trong số này, có ông Trương Nguyên, người làm cuốn phim độc lập năm 1993 có tựa là Những đứa con hoang Bắc Kinh, mô tả đời sống của giới trẻ bất mãn ở Bắc Kinh. Ban kiểm duyệt cấm cuốn phim này, và ông Trương bị cấm làm phim ở Trung Quốc trong 7 năm sau đó.
Trên một trang vi blog, ông Trương bày tỏ sự biết ơn. Ông viết, “Cảm ơn ông bạn già Xie là đã đưa ra một tiếng nói mạnh. Ông đại diện cho những tiếng kêu tập thể.”
Nhà làm phim ở Bắc Kinh, Dayyan Eng, người đã đăng lại các nhận định của ông Xie Fei trên tài khoản vi blog của mình, nói rằng trong tình hình có thêm các phim nước ngoài vào thị trường trong nước, các đạo diễn địa phương phải cố gắng cạnh tranh. Ông đổ lỗi một phần cho chế độ kiểm duyệt.
Ông Eng nói: “Ðó là sự hạn chế những gì chúng tôi có thể làm. Và tôi cho rằng mọi người đều đã nhận ra điều đó, nhất là trong năm nay, bởi vì các phim địa phương bị Hollywood giết chết.”
Chính phủ Trung Quốc bảo vệ công nghiệp phim trong nước bằng cách áp đặt một “cô ta” cho các phim nước ngoài được phép nhập vào Trung Quốc mỗi năm. Con số được tăng lên trong tháng hai từ 20 lên đến 34 phim.
Ngoài ra, các rạp chiếu phim được thưởng về mặt tài chính nếu chọn chiếu phim trong nước. Nhưng theo các số liệu thống kê chính thức, thị phần của phim sản xuất ở Trung Quốc đã sụt giảm trong năm nay xuống còn 41,4% trong tổng số vé bán.
Ông Eng nói, “Nếu Hollywood được phép làm bất cứ gì họ muốn, và thực ra đa số các phim, những phim làm với ngân sách cao, đang được chiếu ở Trung Quốc, thì chúng ta bị thất lợi vì hệ thống đang áp dụng để điều hành hay kiểm duyệt loại phim này không giống nhau đối với phim của Trung Quốc và phim của Hollywood.
Cuốn phim mới nhất của ông Eng, có tựa là “Inseparable” – “Không cách ly được”, là sản phẩm đầu tiên hoàn toàn thực hiện ở địa phương với một tài tử của Hollywood là Kevin Spacey. Ông Eng nói hệ thống kiểm duyệt ảnh hưởng đến cách thức ông viết cuốn phim của ông.
Ông nói: “Khi tôi bắt đầu viết chuyện phim và ngay cả đến khi bắt đầu quay và hiệu đính phim, tôi cũng làm theo cách là tôi phải tự kiểm duyệt mình một chút. Tỷ như, sẽ có một số cảnh tôi muốn quay, nhưng khi nghĩ có lẽ sẽ không lọt qua được kiểm duyệt nếu tôi làm cách này, nếu tôi đi hơi quá xa, vì thế mà tôi kìm hãm mình, đi lui lại một chút.”
Trước khi phân phối phim đến các rạp ở Trung Quốc, mọi kịch bạn phải được sự chấp thuận của Ban Quản lý Nhà nước về truyền thanh, gọi tắt là SARFT phim và truyền hình, một cơ quan kiểm duyệt được đảng Cộng sản thành lập sau khi đảng Cộng Sản lên nắm quyền để bảo đảm rằng các sản phẩm văn hóa theo đúng các mục tiêu chính trị và chủ thuyết của đảng.
SARFT không công khai tiết lộ chi tiết các quyết định của mình, nhưng đưa ra một danh sách các đề tài chung bị cấm. Các đề tài này gồm từ chỉ trích trật tự xã hội và chính phủ cho tới các đề tài “cám dỗ sự sa đọa của dân chúng.”
Những lời kêu gọi mới đây đòi bãi bỏ “kiểm tra” từ tiếng Hoa dùng để chỉ tiến trình kiểm duyệt, và thay thế bằng một hệ thống đánh giá không phải là mới mẻ.
Các đề nghị tương tự đã nổi lên vào năm 2007, sau khi những cảnh lõa thể trong cuốn phim Lust Caution của Ang Lee bị cắt trước khi công chiếu phim ở Trung Quốc.
Ngay từ năm 2004, các cơ quan truyền thông Trung Quốc đã loan tin một hệ thống đánh gia sẽ được đưa ra nay mai, nhưng đến năm 2010, giới truyền thông trích lời một giới chức cấp cao của SARFT nói rằng một hệ thống như thế sẽ không “thích hợp” cho Trung Quốc.
Nhưng đến nay, với con số ngày càng nhiều các diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất chia sẻ quan điểm trên mạng, các tiếng nói chỉ trích góp phần vào cuộc thảo luận toàn quốc đã dễ dàng hơn. Hồi tháng 9 năm ngoái, đạo diễn Lou Ye công khai bày tỏ sự bất mãn về những đoạn bị cắt bỏ mà SARFT yêu cầu đối với cuốn phim mới nhất của ông.
Trên tài khoản vi blog của mình, ông Lou viết: Chúng ta không nên sợ hãi phim ảnh. Phim ảnh không đáng sợ, và không đến độ quan trọng như thế. Nếu một quốc gia, một chế độ cảm thấy sợ hãi vì những cuốn phim, thì dứt khoát đó không phải là vì cuốn phim mạnh, và chỉ vì quốc gia và chế độ đó yếu.”
Nhà sản xuất phim Robert Cain đã tham khảo ý kiến các phim trường Hollywood và Trung Quốc về việc đồng sản xuất từ năm 1987. Ông nói qua việc không thiết lập một hệ thống đánh giá, chính phủ Trung Quốc chỉ huy công chúng.
Ông Cain nói: “Không cần phải đối xử với tất cả mọi người ở Trung Quốc như con nít hay trẻ thơ có thể bị phương hại vì một số đề tài trong phim ảnh. Ông nói thêm rằng các nhà kiểm duyệt có thể vẫn duy trì được sự kiểm soát chính trị về nội dung nhưng cho phép các đề thài khác.
Ông nói tiếp: “Mọi nguời đều biết rằng con người phải có tình dục, mọi người đều bỉết rằng tội ác diễn ra và đối với tôi có vẻ là đạo đức giả nếu như chính phủ muốn giả vờ - ít nhất là trong phim ảnh - rằng những sự việc này không diễn ra ở Trung Quốc.