Chiều Thứ Hai 15 tháng Tư, hai quả bom tự chế nổ ngay ở mức đến của cuộc thi marathon tại thành phố Boston thuộc tiểu bang Massachusetts, Mỹ. Đây là cuộc thi marathon có truyền thống lâu đời (bắt đầu từ năm 1897) và là một trong những cuộc thi marathon nổi tiếng nhất thế giới. Năm nay có đến trên 23.000 người tham dự và cả hàng trăm ngàn người dự khán đứng chật trên các ngả đường. Hai tiếng đồng hồ sau khi những người chạy đua đầu tiên cán đích, lúc cả hàng ngàn người khác đang hổn hển cố hết sức hoàn tất cuộc thi, bỗng nghe “ầm ầm”, hai quả bom nổ liên tiếp. Tiếng nổ chát chúa. Mọi người hốt hoảng chạy tán loạn. Ba người chết và trên 170 người khác bị thương.
Tin tức về cuộc nổ bom hầu như ngay tức khắc lan đi khắp thế giới.
Lúc ấy ở Úc là sáng sớm ngày Thứ Ba. Tôi thức dậy lúc năm giờ rưỡi, và, như thói quen, mở computer, liếc qua các tờ báo mạng ở Úc và ở Mỹ, ở đâu tôi cũng thấy tin tức về vụ nổ bom nằm trên cùng. Tôi liếc qua, vừa nghĩ đến cuộc khủng bố vừa nghĩ đến thành phố Boston, nơi tôi ghé thăm cách đây không lâu. Rồi tôi đi bơi ở một hồ tắm trong thành phố. Trên đường từ bãi đậu xe vào hồ bơi, gặp một người bạn già người Úc, ông ấy vồ ngay tôi hỏi về vụ nổ bom ở Boston mà ông ấy mới nghe loáng thoáng từ radio trên xe. Vừa nhảy xuống hồ bơi, một người bạn khác, cũng người Úc và cũng khá già, nhào đến nói chuyện về vụ nổ bom ấy. Mấy phút sau, một người bạn Việt Nam đến, lại nói về vụ nổ bom. Một tiếng đồng hồ ở hồ bơi, có bốn năm người đến nói chuyện về biến cố ấy. Ra khỏi hồ bơi, đi ngang qua phòng soát vé, tôi thấy cả hàng chục người đứng trước màn ảnh ti vi trên tường theo dõi tin tức ở Boston. Đến trường, các đồng nghiệp của tôi lại cũng xôn xao bàn tán về cùng một đề tài. Sau đó, một người bạn của tôi, nói chuyện qua điện thoại, cũng đề cập đến chuyện ấy. Rồi xuýt xoa: “May mà mình không ở Boston lúc này!” Rồi dặn dò: “Sắp tới, anh đi Mỹ, nhớ cẩn thận!” Tôi cười hỏi lại: “Cẩn thận là sao?” Bạn tôi cười, không biết trả lời ra sao cả.
Tôi kể dông dài những chuyện trong ngày ở Úc để cho thấy tác động của vụ nổ bom ở Boston, cách thành phố nơi tôi đang ở đến 17.000 cây số. Mà, nghĩ xem, vụ nổ bom ấy, thật ra, không quá lớn. Với ba người chết, tác hại của vụ nổ bom ấy chỉ bằng một tai nạn nho nhỏ vẫn thường xảy ra đây đó, hằng ngày. Vậy mà, khác hẳn các tai nạn khác vốn phần lớn chỉ được đề cập trên báo chí địa phương rồi nhanh chóng bị chìm hút vào quên lãng, vụ nổ bom ở Boston lại gây chấn động khắp thế giới. Và khiến mọi người lo sợ.
Đó là sự khác nhau giữa khủng bố và các loại bạo động khác.
Bạo động thì ở đâu và thời nào cũng có. Việc giết người hầu như xảy ra hằng ngày. Dư luận thường chỉ chú ý đến những vụ giết người tập thể: Một người nào đó, vì lý do nào đó, cầm dao hay cầm súng nhào đến các trường học hoặc các trung tâm thương mại / trung tâm du lịch, giết hết người này đến người khác. Ở Úc, vụ giết người tập thể gây sôi nổi trong dư luận nhất là vụ Martin Bryant, một thanh niên 28 tuổi, cầm súng bắn xối xả vào các du khách ở Port Arthur, Tasmania, giết chết 35 người và làm bị thương 23 người vào ngày 28 tháng Tư năm 1996. Ở Mỹ, gần đây nhất, vụ Adam Lanza, một thanh niên 20 tuổi, mang súng vào một trường tiểu học ở Newtown, Connecticut, giết chết 27 người, bao gồm 21 trẻ em và sáu thầy cô giáo, vào ngày 14/12/2012 rồi sau đó tự tử. Tất cả các vụ giết người ấy đều là bạo động. Là tàn sát. Nhưng không phải khủng bố.
Một thời gian ngắn ngay sau vụ nổ bom ở Boston, Tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện trước ống kính bày tỏ sự quan tâm của ông đối với thảm kịch nhiều người đang chịu và thể hiện quyết tâm trong việc truy tìm thủ phạm. Nhưng ông không dùng chữ khủng bố (terrorism). Ngày hôm sau, xuất hiện trước báo chí, nói về cùng một đề tài, ông tuyến bố đó là một hành động “khủng bố”. Và định nghĩa: “Bất cứ khi nào bom được dùng để nhắm vào dân thường, nó đều là một hành động khủng bố.” (Any time bombs are used to target civilians, it is an act of terrorism.)
Đó là một cách nói đơn giản của người lãnh đạo nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của biến cố và nhằm thể hiện sự quan tâm đối với sự an toàn của dân chúng. Đó cũng đồng thời là một mệnh lệnh để các lực lượng an ninh, từ cảnh sát đến tình báo, cũng như cả guồng máy chính phủ nói chung, phải dốc sức đối phó và giải quyết.
Nhưng đó không phải là một định nghĩa hoàn hảo. Rất dễ thấy: Không phải vụ sử dụng vũ khí (bất kể là súng hay bom) nhắm vào dân thường nào cũng đều là khủng bố. Hai vụ tàn sát ở Port Arthur và Newtown kể ở trên đều không phải là khủng bố.
Vậy khủng bố là gì?
Trước hết, cần lưu ý là khủng bố không phải là hiện tượng mới. Có lẽ từ khi xuất hiện loài người, đặc biệt từ khi xuất hiện các tranh chấp giữa người và người, khủng bố đã xuất hiện. Đó là hình thức đấu tranh của những người yếu thế, trong các tổ chức nhỏ và hoạt động một cách bí mật. Có điều, càng ngày khủng bố càng phát triển. Từ biến cố 11/9/2001, nó trở thành một hiện tượng mang tầm quốc tế, thu hút sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới. Càng phát triển, định nghĩa về khủng bố lại càng phức tạp. Ở Mỹ, các định nghĩa do Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và cơ quan FBI đưa ra đều nhấn mạnh vào mấy đặc điểm chính: Đó là việc sử dụng bạo lực (a) một cách bất hợp pháp (b) nhắm vào thường dân, (c) nhằm gây sợ hãi, và (d) gây ảnh hưởng lên chính phủ để đạt được một số mục tiêu chính trị nào đó. Các định nghĩa khác của Liên Hiệp Quốc năm 1992 cũng mang nội dung tương tự.
Hai đặc điểm đầu chỉ có tính chất mô tả, không có gì đáng kể. Hai đặc điểm sau mới quan trọng.
Thứ nhất, khủng bố nào cũng có mục tiêu chính trị. Các cuộc khủng bố của các phong trào quốc gia giành độc lập dưới chế độ thực dân, của các phong trào Cộng sản và của các lực lượng Hồi giáo cực đoan sau này đều nhắm đến mục tiêu chính trị. Tuy nhiên, không có cuộc khủng bố nào có thể thay đổi tình hình chính trị ngay tức khắc. Khủng bố không phải đảo chính. Đảo chính là nỗ lực cướp chính quyền. Khủng bố hiếm khi có tác động trực tiếp lên chính quyền. Khủng bố tác động lên chính quyền và chính trị qua một đường vòng: nó nhắm đến quần chúng, gây tác động lên quần chúng, từ đó, quần chúng lại tác động lên chính quyền và chính quyền sẽ thay đổi chính sách; khi chính sách thay đổi, chính trị cũng thay đổi theo.
Ở đây, chúng ta sẽ đối diện với đặc điểm thứ hai của khủng bố: Gây sợ hãi. Hiệu quả của khủng bố không nằm ở mức độ tác hại cụ thể và trực tiếp nó gây ra mà chủ yếu ở mức độ hoang mang sợ hãi của quần chúng. Với đặc điểm này, khủng bố, một mặt, bao giờ cũng được tiến hành một cách bí mật, nhưng mặt khác, hậu quả của nó phải được phơi bày một cách công khai trước mắt càng nhiều người càng tốt. Vì bất cứ động cơ gì, dù là vì chính trị, mang một người vào một góc rừng bắn chết rồi vùi xác đâu đó, không ai hay biết gì cả, không phải là khủng bố. Nó chỉ đơn giản là một hành động giết người. Vậy thôi. Trong bài “The nature of modern terrorism”, Jonathan R. White nêu lên ba khía cạnh của khủng bố hiện đại, trong đó, khía cạnh đầu tiên và cũng là khía cạnh quan trọng nhất là: “Để hiệu quả, khủng bố phải phải được thấy và được nghe. Như một thủ lãnh khủng bố đã tóm tắt, giết một người trước một ống kính tốt hơn là giết một trăm người ở một chỗ bí mật. Những tên khủng bố cần có khán giả.”
Tính chất “hoàn hảo” của cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ không phải chỉ ở chỗ nó giết chết gần 3.000 người mà còn, quan trọng hơn, nó diễn ra ngay ở Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Centre) tại New York, một biểu tượng không phải của Mỹ mà còn của chủ nghĩa tư bản nói chung. Nếu các mục tiêu tấn công nằm ở một nơi nào khác, ví dụ một làng quê hay một thị trấn nhỏ nào đó, ý nghĩa của nó sẽ khác hẳn: Nó không có hoặc có rất ít “khán giả”.
Vụ nổ bom ở Boston ngày 15/4 vừa rồi cũng mang tính chất tinh vi của một cuộc khủng bố. Các quả bom được gài ngay ở đích đến, trung tâm chú ý của mọi người tham dự tại chỗ cũng như của hàng chục ống kính truyền hình và hàng trăm, thậm chí, hàng ngàn ống kính máy chụp hình cũng như máy quay phim cá nhân. Nhờ thế, nó sẽ có “khán giả” ở khắp nơi trên thế giới. Cho đến lúc tôi viết bài này, chiều Thứ Bảy 20/4 tại Úc, Dzhokhar Tsarnaev, một trong hai nghi phạm của vụ đặt bom đã bị bắt (tên kia, Tamerlan Tsarnaev, đã bị bắn chết trước đó). Chỉ có hai chi tiết quan trọng được công bố: Một, cả hai anh em là người Nga (gốc Chechnya), qua Mỹ từ năm 2002; và hai, cả hai đều là tín đồ Hồi giáo nhiệt thành. Chưa có tiết lộ nào về, một, hai anh em Tsarnaev làm việc một mình hay có một tổ chức nào đứng sau họ; và hai, động cơ thực sự của họ đằng sau vụ đặt bom ấy là gì. Nhưng về tính hiệu quả, quả thực họ đã thành công trong việc khiến mọi người, không những chỉ ở Boston mà còn ở nhiều nơi khác rất xa Boston, sợ hãi.
Sự sợ hãi ấy dễ làm cho người ta có cái nhìn lệch lạc về nạn khủng bố.
Theo công trình nghiên cứu của trường University of Maryland, từ năm 1970 đến 2011, trên thế giới có khoảng 104.000 vụ tấn công khủng bố. Theo Viện Kinh tế học và Hòa bình (Institute of Economics and Peace), trong suốt 10 năm qua, đặc biệt những năm gần đây, nạn khủng bố tăng vọt trên 158 quốc gia. Mười phần trăm các quốc gia trên thế giới hứng chịu đến 75% trên tổng số các vụ khủng bố. Năm 2011, có đến 4.564 vụ khủng bố, giết hại 7.473 người và làm bị thương 13.961 người. Cũng trong năm 2011, đứng đầu danh sách khủng bố là Iraq, sau đó là Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ, Yemen, Somalia, Niegeria, Thái Lan, Nga và Philippines.
Số nạn nhân chết vì khủng bố ở Iraq chiếm một phần ba tổng số nạn nhân trên thế giới trong suốt thập niên vừa qua. Năm 2011, số các cuộc khủng bố thành công lên đến 90%, hầu hết đều bằng các loại vũ khí thô sơ. Khác với ấn tượng chung của mọi người, từ năm 2002 đến 2011, Bắc Mỹ là nơi tương đối ít xảy ra khủng bố: Tỉ lệ khủng bố ở Bắc Mỹ thấp hơn ở Tây Âu đến 19 lần. Theo bảng xếp hạng của Global Terrorism Index, Mỹ chỉ đứng hạng 41, sau Indonesia (hạng 29), Anh (hạng 28), Ai Cập (hạng 27), Hy Lạp (hạng 26), Trung Quốc (hạng 23), Na Uy (hạng 21).
Điều thú vị là trong số 31 quốc gia không hề xảy ra một cuộc khủng bố nào từ năm 2002 đến 2011, có Cuba, Lào, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore và… Việt Nam.
Nhắc đến Việt Nam, tôi sực nhớ đến hai chuyện:
Thứ nhất, trước năm 1975, Cộng sản Việt Nam vốn rất nổi tiếng về các “thành tích” khủng bố. Theo Anthony James Joes, trong các phong trào gọi là “trừ gian” ở Việt Nam, đối tượng chính của các cuộc giết người phần lớn là các công chức cấp thấp hoặc là các giáo viên, những người, một, có tinh thần quốc gia và hai, tương đối có ảnh hưởng trong làng xã (1). Mục đích của các cuộc khủng bố ấy không phải là trừng phạt bản thân những người ấy mà chủ yếu là để lôi kéo dư luận, để tạo nên không khí bất an trong xã hội, để đe dọa dân chúng và để mọi người không thể tin tưởng là chính quyền miền Nam có thể bảo vệ được họ. Theo Walter Laqueur, một chuyên gia về chiến tranh Việt Nam, các cuộc khủng bố của Cộng sản Việt Nam còn tàn khốc hơn cả các cuộc khủng bố ở Trung Quốc trước năm 1949 (2). Anthony James Joes tổng kết: cho đến cuối năm 1958, cộng sản giết chết 20% xã trưởng ở miền Nam. Riêng trong năm 1960, giết 1.400 viên chức địa phương và dân thường. Khoảng 1965, tổng cộng dân thường bị giết chết trong các cuộc khủng bố ấy là 25.000 người (3).
Thứ hai, ở Việt Nam cũng như ở Cuba và Bắc Triều Tiên, tuy không có các vụ khủng bố nhắm đến nhà nước, nhưng lại có vô số các cuộc khủng bố của nhà nước nhắm vào dân chúng. Thì việc trấn áp dã man những người biểu tình chống Trung Quốc, những blogger đòi tự do và dân chủ cũng như những người chống lại việc cưỡng đất đai rải rác trên cả nước trong những năm qua là khủng bố chứ còn gì nữa? Chúng không phải là những hành động trấn áp hay trả thù nhắm vào một số cá nhân mà còn là những nỗ lực gây sợ hãi trong dân chúng nói chung. Với các nạn nhân, đó là khủng bố cụ thể; với dân chúng, đó là khủng bố tinh thần.
Bởi vậy, mới có khái niệm “khủng bố (của/do) nhà nước” (state terrorism) hay khái niệm “nhà nước kinh hoàng” (state of terror) tồn tại cũng như duy trì sự tồn tại bằng các biện pháp khủng bố nhắm vào dân chúng.
Nhưng đó là chuyện dài. Từ từ tính sau.
***
Chú thích:
Tin tức về cuộc nổ bom hầu như ngay tức khắc lan đi khắp thế giới.
Lúc ấy ở Úc là sáng sớm ngày Thứ Ba. Tôi thức dậy lúc năm giờ rưỡi, và, như thói quen, mở computer, liếc qua các tờ báo mạng ở Úc và ở Mỹ, ở đâu tôi cũng thấy tin tức về vụ nổ bom nằm trên cùng. Tôi liếc qua, vừa nghĩ đến cuộc khủng bố vừa nghĩ đến thành phố Boston, nơi tôi ghé thăm cách đây không lâu. Rồi tôi đi bơi ở một hồ tắm trong thành phố. Trên đường từ bãi đậu xe vào hồ bơi, gặp một người bạn già người Úc, ông ấy vồ ngay tôi hỏi về vụ nổ bom ở Boston mà ông ấy mới nghe loáng thoáng từ radio trên xe. Vừa nhảy xuống hồ bơi, một người bạn khác, cũng người Úc và cũng khá già, nhào đến nói chuyện về vụ nổ bom ấy. Mấy phút sau, một người bạn Việt Nam đến, lại nói về vụ nổ bom. Một tiếng đồng hồ ở hồ bơi, có bốn năm người đến nói chuyện về biến cố ấy. Ra khỏi hồ bơi, đi ngang qua phòng soát vé, tôi thấy cả hàng chục người đứng trước màn ảnh ti vi trên tường theo dõi tin tức ở Boston. Đến trường, các đồng nghiệp của tôi lại cũng xôn xao bàn tán về cùng một đề tài. Sau đó, một người bạn của tôi, nói chuyện qua điện thoại, cũng đề cập đến chuyện ấy. Rồi xuýt xoa: “May mà mình không ở Boston lúc này!” Rồi dặn dò: “Sắp tới, anh đi Mỹ, nhớ cẩn thận!” Tôi cười hỏi lại: “Cẩn thận là sao?” Bạn tôi cười, không biết trả lời ra sao cả.
Tôi kể dông dài những chuyện trong ngày ở Úc để cho thấy tác động của vụ nổ bom ở Boston, cách thành phố nơi tôi đang ở đến 17.000 cây số. Mà, nghĩ xem, vụ nổ bom ấy, thật ra, không quá lớn. Với ba người chết, tác hại của vụ nổ bom ấy chỉ bằng một tai nạn nho nhỏ vẫn thường xảy ra đây đó, hằng ngày. Vậy mà, khác hẳn các tai nạn khác vốn phần lớn chỉ được đề cập trên báo chí địa phương rồi nhanh chóng bị chìm hút vào quên lãng, vụ nổ bom ở Boston lại gây chấn động khắp thế giới. Và khiến mọi người lo sợ.
Đó là sự khác nhau giữa khủng bố và các loại bạo động khác.
Bạo động thì ở đâu và thời nào cũng có. Việc giết người hầu như xảy ra hằng ngày. Dư luận thường chỉ chú ý đến những vụ giết người tập thể: Một người nào đó, vì lý do nào đó, cầm dao hay cầm súng nhào đến các trường học hoặc các trung tâm thương mại / trung tâm du lịch, giết hết người này đến người khác. Ở Úc, vụ giết người tập thể gây sôi nổi trong dư luận nhất là vụ Martin Bryant, một thanh niên 28 tuổi, cầm súng bắn xối xả vào các du khách ở Port Arthur, Tasmania, giết chết 35 người và làm bị thương 23 người vào ngày 28 tháng Tư năm 1996. Ở Mỹ, gần đây nhất, vụ Adam Lanza, một thanh niên 20 tuổi, mang súng vào một trường tiểu học ở Newtown, Connecticut, giết chết 27 người, bao gồm 21 trẻ em và sáu thầy cô giáo, vào ngày 14/12/2012 rồi sau đó tự tử. Tất cả các vụ giết người ấy đều là bạo động. Là tàn sát. Nhưng không phải khủng bố.
Một thời gian ngắn ngay sau vụ nổ bom ở Boston, Tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện trước ống kính bày tỏ sự quan tâm của ông đối với thảm kịch nhiều người đang chịu và thể hiện quyết tâm trong việc truy tìm thủ phạm. Nhưng ông không dùng chữ khủng bố (terrorism). Ngày hôm sau, xuất hiện trước báo chí, nói về cùng một đề tài, ông tuyến bố đó là một hành động “khủng bố”. Và định nghĩa: “Bất cứ khi nào bom được dùng để nhắm vào dân thường, nó đều là một hành động khủng bố.” (Any time bombs are used to target civilians, it is an act of terrorism.)
Đó là một cách nói đơn giản của người lãnh đạo nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của biến cố và nhằm thể hiện sự quan tâm đối với sự an toàn của dân chúng. Đó cũng đồng thời là một mệnh lệnh để các lực lượng an ninh, từ cảnh sát đến tình báo, cũng như cả guồng máy chính phủ nói chung, phải dốc sức đối phó và giải quyết.
Nhưng đó không phải là một định nghĩa hoàn hảo. Rất dễ thấy: Không phải vụ sử dụng vũ khí (bất kể là súng hay bom) nhắm vào dân thường nào cũng đều là khủng bố. Hai vụ tàn sát ở Port Arthur và Newtown kể ở trên đều không phải là khủng bố.
Vậy khủng bố là gì?
Trước hết, cần lưu ý là khủng bố không phải là hiện tượng mới. Có lẽ từ khi xuất hiện loài người, đặc biệt từ khi xuất hiện các tranh chấp giữa người và người, khủng bố đã xuất hiện. Đó là hình thức đấu tranh của những người yếu thế, trong các tổ chức nhỏ và hoạt động một cách bí mật. Có điều, càng ngày khủng bố càng phát triển. Từ biến cố 11/9/2001, nó trở thành một hiện tượng mang tầm quốc tế, thu hút sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới. Càng phát triển, định nghĩa về khủng bố lại càng phức tạp. Ở Mỹ, các định nghĩa do Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và cơ quan FBI đưa ra đều nhấn mạnh vào mấy đặc điểm chính: Đó là việc sử dụng bạo lực (a) một cách bất hợp pháp (b) nhắm vào thường dân, (c) nhằm gây sợ hãi, và (d) gây ảnh hưởng lên chính phủ để đạt được một số mục tiêu chính trị nào đó. Các định nghĩa khác của Liên Hiệp Quốc năm 1992 cũng mang nội dung tương tự.
Hai đặc điểm đầu chỉ có tính chất mô tả, không có gì đáng kể. Hai đặc điểm sau mới quan trọng.
Thứ nhất, khủng bố nào cũng có mục tiêu chính trị. Các cuộc khủng bố của các phong trào quốc gia giành độc lập dưới chế độ thực dân, của các phong trào Cộng sản và của các lực lượng Hồi giáo cực đoan sau này đều nhắm đến mục tiêu chính trị. Tuy nhiên, không có cuộc khủng bố nào có thể thay đổi tình hình chính trị ngay tức khắc. Khủng bố không phải đảo chính. Đảo chính là nỗ lực cướp chính quyền. Khủng bố hiếm khi có tác động trực tiếp lên chính quyền. Khủng bố tác động lên chính quyền và chính trị qua một đường vòng: nó nhắm đến quần chúng, gây tác động lên quần chúng, từ đó, quần chúng lại tác động lên chính quyền và chính quyền sẽ thay đổi chính sách; khi chính sách thay đổi, chính trị cũng thay đổi theo.
Ở đây, chúng ta sẽ đối diện với đặc điểm thứ hai của khủng bố: Gây sợ hãi. Hiệu quả của khủng bố không nằm ở mức độ tác hại cụ thể và trực tiếp nó gây ra mà chủ yếu ở mức độ hoang mang sợ hãi của quần chúng. Với đặc điểm này, khủng bố, một mặt, bao giờ cũng được tiến hành một cách bí mật, nhưng mặt khác, hậu quả của nó phải được phơi bày một cách công khai trước mắt càng nhiều người càng tốt. Vì bất cứ động cơ gì, dù là vì chính trị, mang một người vào một góc rừng bắn chết rồi vùi xác đâu đó, không ai hay biết gì cả, không phải là khủng bố. Nó chỉ đơn giản là một hành động giết người. Vậy thôi. Trong bài “The nature of modern terrorism”, Jonathan R. White nêu lên ba khía cạnh của khủng bố hiện đại, trong đó, khía cạnh đầu tiên và cũng là khía cạnh quan trọng nhất là: “Để hiệu quả, khủng bố phải phải được thấy và được nghe. Như một thủ lãnh khủng bố đã tóm tắt, giết một người trước một ống kính tốt hơn là giết một trăm người ở một chỗ bí mật. Những tên khủng bố cần có khán giả.”
Tính chất “hoàn hảo” của cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ không phải chỉ ở chỗ nó giết chết gần 3.000 người mà còn, quan trọng hơn, nó diễn ra ngay ở Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Centre) tại New York, một biểu tượng không phải của Mỹ mà còn của chủ nghĩa tư bản nói chung. Nếu các mục tiêu tấn công nằm ở một nơi nào khác, ví dụ một làng quê hay một thị trấn nhỏ nào đó, ý nghĩa của nó sẽ khác hẳn: Nó không có hoặc có rất ít “khán giả”.
Vụ nổ bom ở Boston ngày 15/4 vừa rồi cũng mang tính chất tinh vi của một cuộc khủng bố. Các quả bom được gài ngay ở đích đến, trung tâm chú ý của mọi người tham dự tại chỗ cũng như của hàng chục ống kính truyền hình và hàng trăm, thậm chí, hàng ngàn ống kính máy chụp hình cũng như máy quay phim cá nhân. Nhờ thế, nó sẽ có “khán giả” ở khắp nơi trên thế giới. Cho đến lúc tôi viết bài này, chiều Thứ Bảy 20/4 tại Úc, Dzhokhar Tsarnaev, một trong hai nghi phạm của vụ đặt bom đã bị bắt (tên kia, Tamerlan Tsarnaev, đã bị bắn chết trước đó). Chỉ có hai chi tiết quan trọng được công bố: Một, cả hai anh em là người Nga (gốc Chechnya), qua Mỹ từ năm 2002; và hai, cả hai đều là tín đồ Hồi giáo nhiệt thành. Chưa có tiết lộ nào về, một, hai anh em Tsarnaev làm việc một mình hay có một tổ chức nào đứng sau họ; và hai, động cơ thực sự của họ đằng sau vụ đặt bom ấy là gì. Nhưng về tính hiệu quả, quả thực họ đã thành công trong việc khiến mọi người, không những chỉ ở Boston mà còn ở nhiều nơi khác rất xa Boston, sợ hãi.
Sự sợ hãi ấy dễ làm cho người ta có cái nhìn lệch lạc về nạn khủng bố.
Theo công trình nghiên cứu của trường University of Maryland, từ năm 1970 đến 2011, trên thế giới có khoảng 104.000 vụ tấn công khủng bố. Theo Viện Kinh tế học và Hòa bình (Institute of Economics and Peace), trong suốt 10 năm qua, đặc biệt những năm gần đây, nạn khủng bố tăng vọt trên 158 quốc gia. Mười phần trăm các quốc gia trên thế giới hứng chịu đến 75% trên tổng số các vụ khủng bố. Năm 2011, có đến 4.564 vụ khủng bố, giết hại 7.473 người và làm bị thương 13.961 người. Cũng trong năm 2011, đứng đầu danh sách khủng bố là Iraq, sau đó là Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ, Yemen, Somalia, Niegeria, Thái Lan, Nga và Philippines.
Số nạn nhân chết vì khủng bố ở Iraq chiếm một phần ba tổng số nạn nhân trên thế giới trong suốt thập niên vừa qua. Năm 2011, số các cuộc khủng bố thành công lên đến 90%, hầu hết đều bằng các loại vũ khí thô sơ. Khác với ấn tượng chung của mọi người, từ năm 2002 đến 2011, Bắc Mỹ là nơi tương đối ít xảy ra khủng bố: Tỉ lệ khủng bố ở Bắc Mỹ thấp hơn ở Tây Âu đến 19 lần. Theo bảng xếp hạng của Global Terrorism Index, Mỹ chỉ đứng hạng 41, sau Indonesia (hạng 29), Anh (hạng 28), Ai Cập (hạng 27), Hy Lạp (hạng 26), Trung Quốc (hạng 23), Na Uy (hạng 21).
Điều thú vị là trong số 31 quốc gia không hề xảy ra một cuộc khủng bố nào từ năm 2002 đến 2011, có Cuba, Lào, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore và… Việt Nam.
Nhắc đến Việt Nam, tôi sực nhớ đến hai chuyện:
Thứ nhất, trước năm 1975, Cộng sản Việt Nam vốn rất nổi tiếng về các “thành tích” khủng bố. Theo Anthony James Joes, trong các phong trào gọi là “trừ gian” ở Việt Nam, đối tượng chính của các cuộc giết người phần lớn là các công chức cấp thấp hoặc là các giáo viên, những người, một, có tinh thần quốc gia và hai, tương đối có ảnh hưởng trong làng xã (1). Mục đích của các cuộc khủng bố ấy không phải là trừng phạt bản thân những người ấy mà chủ yếu là để lôi kéo dư luận, để tạo nên không khí bất an trong xã hội, để đe dọa dân chúng và để mọi người không thể tin tưởng là chính quyền miền Nam có thể bảo vệ được họ. Theo Walter Laqueur, một chuyên gia về chiến tranh Việt Nam, các cuộc khủng bố của Cộng sản Việt Nam còn tàn khốc hơn cả các cuộc khủng bố ở Trung Quốc trước năm 1949 (2). Anthony James Joes tổng kết: cho đến cuối năm 1958, cộng sản giết chết 20% xã trưởng ở miền Nam. Riêng trong năm 1960, giết 1.400 viên chức địa phương và dân thường. Khoảng 1965, tổng cộng dân thường bị giết chết trong các cuộc khủng bố ấy là 25.000 người (3).
Thứ hai, ở Việt Nam cũng như ở Cuba và Bắc Triều Tiên, tuy không có các vụ khủng bố nhắm đến nhà nước, nhưng lại có vô số các cuộc khủng bố của nhà nước nhắm vào dân chúng. Thì việc trấn áp dã man những người biểu tình chống Trung Quốc, những blogger đòi tự do và dân chủ cũng như những người chống lại việc cưỡng đất đai rải rác trên cả nước trong những năm qua là khủng bố chứ còn gì nữa? Chúng không phải là những hành động trấn áp hay trả thù nhắm vào một số cá nhân mà còn là những nỗ lực gây sợ hãi trong dân chúng nói chung. Với các nạn nhân, đó là khủng bố cụ thể; với dân chúng, đó là khủng bố tinh thần.
Bởi vậy, mới có khái niệm “khủng bố (của/do) nhà nước” (state terrorism) hay khái niệm “nhà nước kinh hoàng” (state of terror) tồn tại cũng như duy trì sự tồn tại bằng các biện pháp khủng bố nhắm vào dân chúng.
Nhưng đó là chuyện dài. Từ từ tính sau.
***
Chú thích:
- Anthony James Joes (1989), The War For South Viet Nam 1954-1975, New York: Fraeger, tr. 46.
- Walter Laqueur (1977), Guerrilla, a Historical and Critical Study, London: Weidenfeld and Nicolson, tr. 262 & 271.
-
Anthony James Joes (1989), sđd., tr. 46.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.