Ô nhiễm không khí gây tai hại cho con người - nó có liên hệ tới bệnh suyễn, các bệnh đường hô hấp, các chứng bệnh tim mạch, và thậm chí ung thư.
Giờ đây người ta cũng nói rằng nó cũng có thể gây tai hại cho ong. Một cuộc khảo cứu mới đăng trong tạp chí Nature, Scientific Reports tìm thấy rằng phơi nhiễm khí thải độc hại có thể ảnh hưởng tới khả năng nhận biết mùi của hoa của ong.
Đó là một vấn đề lớn, bởi vì ong - khi bay từ hoa này tới hoa kia- thụ phấn khoảng 70 phần trăm cây lương thực trên thế giới.
Ong mật đang sụt giảm
Các nhà khảo cứu tại Trường Đại Học Southampton của Anh tập trung vào ong mật, một chủng loại đóng vai thụ phấn cho những cách đồng. Mỗi năm, khoảng một phần ba các tổ của chúng đã bị tiêu diệt bởi một bệnh kỳ bí được gọi là “rối loạn sụp đổ bầy đàn.”
Không khí dơ bẩn có thể là nguyên nhân
Nhà sinh vật học thần kinh Tracey Newman, tác giả chính của cuộc khảo cứu này nói loại ong thụ phấn dựa vào thị giác và khứu giác nhậy bén để làm công việc của chúng.
“Giờ đây chúng phải đối diện với cả rừng hóa chất mỗi khi chúng bay đi tìm thức ăn. Như vậy, điều chúng phải làm sao để có thể nhận ra và phân biệt trong những hóa chất này, hóa chất nào sẽ đem lại cho nó phần thưởng tốt nhất là mật hoa và phấn hoa.”
Ong mật dùng mùi để xác định vị trí, tìm ra các loại và nhận biết những loại hoa đem lại thức ăn cho chúng. Toán khảo cứu của bà Newman muốn biết các chất gây ô nhiễm thay đổi tiến trình đó như thế nào.
Cuộc khảo cứu của họ nêu lên câu hỏi này: Nếu ta có các hoa và các mùi hoa tỏa ra một môi trường bị ô nhiễm, thì ong có thể dùng khả năng của nó cách nào để thấy hoa mà nó muốn tìm hay không?
Bà Newman nói thêm “đặc biệt điều các nhà khảo cứu muốn biết không phải là ảnh hưởng trực tiếp lên chính con ong, mà là trong hóa chất của hoa mà con ong muốn tìm.”
Ong mang mùi hoa về tổ
Ong tìm thấy các hoa đó bằng cách ghi nhớ mùi trong môi trường. Trong những phòng thí nghiệm có kiểm soát, ong được huấn luyện để liên kết mùi của hoa hạt cải với mật hoa. Sau đó, các nhà khảo cứu cho thêm khí thải của diesel vào hỗn hợp này để xem ong có xác định được mùi hóa chất bị biến đổi hay không.
Bà Newman nói “các nhà khảo cứu thấy có sự thay đổi trong đáp ứng của ong đối với mùi mới được biến đổi đó. Tỷ lệ đáp ứng của ong sụt xuống chỉ còn một phần tư so với đáp ứng học được lúc ban đầu.
Bà tìm thấy rằng chất nitric oxide trong khí thải diesel phản ứng với các hóa chất từ hoa và đã thay đổi hay phá hủy chúng.
Tiến trình đó gây xáo trộn cho những tổ ong nhiều hơn, một yếu tố mà bà nói rằng cho tới nay đã không được quan tâm trên phương diện sức khỏe của ong mật.
“Tuy nhiên, nếu ta nghĩ về một tình huống trong đó ong phải đối diện với trường hợp bị nhiễm vi-rut, bị nhiễm ve, hay tất cả những căng thẳng khác nó phải đối phó, một điều nữa khiến ong khó làm việc hơn trong môi trường của nó, như vậy tình trạng này sẽ tạo thêm căng thẳng, chắc sẽ gây ra các hậu quả tai hại.”
Các khoa học gia kêu gọi khảo cứu thêm
Bà Newman và toán khảo cứu của bà đã bắt đầu các cuộc thí nghiệm tại thực địa để xem họ có thể tái tạo trong thiên nhiên những gì họ đã quan sát thấy trong phòng thí nghiệm hay không.
Giờ đây người ta cũng nói rằng nó cũng có thể gây tai hại cho ong. Một cuộc khảo cứu mới đăng trong tạp chí Nature, Scientific Reports tìm thấy rằng phơi nhiễm khí thải độc hại có thể ảnh hưởng tới khả năng nhận biết mùi của hoa của ong.
Đó là một vấn đề lớn, bởi vì ong - khi bay từ hoa này tới hoa kia- thụ phấn khoảng 70 phần trăm cây lương thực trên thế giới.
Ong mật đang sụt giảm
Các nhà khảo cứu tại Trường Đại Học Southampton của Anh tập trung vào ong mật, một chủng loại đóng vai thụ phấn cho những cách đồng. Mỗi năm, khoảng một phần ba các tổ của chúng đã bị tiêu diệt bởi một bệnh kỳ bí được gọi là “rối loạn sụp đổ bầy đàn.”
Không khí dơ bẩn có thể là nguyên nhân
Nhà sinh vật học thần kinh Tracey Newman, tác giả chính của cuộc khảo cứu này nói loại ong thụ phấn dựa vào thị giác và khứu giác nhậy bén để làm công việc của chúng.
“Giờ đây chúng phải đối diện với cả rừng hóa chất mỗi khi chúng bay đi tìm thức ăn. Như vậy, điều chúng phải làm sao để có thể nhận ra và phân biệt trong những hóa chất này, hóa chất nào sẽ đem lại cho nó phần thưởng tốt nhất là mật hoa và phấn hoa.”
Ong mật dùng mùi để xác định vị trí, tìm ra các loại và nhận biết những loại hoa đem lại thức ăn cho chúng. Toán khảo cứu của bà Newman muốn biết các chất gây ô nhiễm thay đổi tiến trình đó như thế nào.
Cuộc khảo cứu của họ nêu lên câu hỏi này: Nếu ta có các hoa và các mùi hoa tỏa ra một môi trường bị ô nhiễm, thì ong có thể dùng khả năng của nó cách nào để thấy hoa mà nó muốn tìm hay không?
Bà Newman nói thêm “đặc biệt điều các nhà khảo cứu muốn biết không phải là ảnh hưởng trực tiếp lên chính con ong, mà là trong hóa chất của hoa mà con ong muốn tìm.”
Ong mang mùi hoa về tổ
Ong tìm thấy các hoa đó bằng cách ghi nhớ mùi trong môi trường. Trong những phòng thí nghiệm có kiểm soát, ong được huấn luyện để liên kết mùi của hoa hạt cải với mật hoa. Sau đó, các nhà khảo cứu cho thêm khí thải của diesel vào hỗn hợp này để xem ong có xác định được mùi hóa chất bị biến đổi hay không.
Bà Newman nói “các nhà khảo cứu thấy có sự thay đổi trong đáp ứng của ong đối với mùi mới được biến đổi đó. Tỷ lệ đáp ứng của ong sụt xuống chỉ còn một phần tư so với đáp ứng học được lúc ban đầu.
Bà tìm thấy rằng chất nitric oxide trong khí thải diesel phản ứng với các hóa chất từ hoa và đã thay đổi hay phá hủy chúng.
Tiến trình đó gây xáo trộn cho những tổ ong nhiều hơn, một yếu tố mà bà nói rằng cho tới nay đã không được quan tâm trên phương diện sức khỏe của ong mật.
“Tuy nhiên, nếu ta nghĩ về một tình huống trong đó ong phải đối diện với trường hợp bị nhiễm vi-rut, bị nhiễm ve, hay tất cả những căng thẳng khác nó phải đối phó, một điều nữa khiến ong khó làm việc hơn trong môi trường của nó, như vậy tình trạng này sẽ tạo thêm căng thẳng, chắc sẽ gây ra các hậu quả tai hại.”
Các khoa học gia kêu gọi khảo cứu thêm
Bà Newman và toán khảo cứu của bà đã bắt đầu các cuộc thí nghiệm tại thực địa để xem họ có thể tái tạo trong thiên nhiên những gì họ đã quan sát thấy trong phòng thí nghiệm hay không.