Các cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm tiếp xúc Liên Hiệp Quốc gồm 6 quốc gia đã khai mạc tại Vienna, nhưng các giới chức không đặt hy vọng gì nhiều hơn là đạt được thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của Iran và chấm dứt các biện pháp chế tài kinh tế.
Phiên họp mở đầu với một bên là ngoại trưởng Iran và bên kia là trưởng ban đối ngoại Liên hiệp châu Âu, đứng cạnh các giới chức cấp cao của 6 quốc gia. Cuộc họp được nhiều người trông đợi chỉ kéo dài có 45 phút, sau đó các giới chức bước vào một loạt các phiên nhóm song phương thuờng mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Phát ngôn viên EU Michael Mann đề ra các mục tiêu to lớn:
“Trong các cuộc thương nghị này về một thỏa thuận toàn diện, mọi quan ngại về chương trình hạt nhân của Iran sẽ phải được đề cập tới. Mục tiêu chung vẫn là mưu tìm một giải pháp toàn diện bảo đảm rằng chương trình hạt nhân của Iran phải mang tính tuyệt đối hòa bình.”
Sự kiện này dự trù phải mất nhiều tháng, có thể là cả năm hay hơn nữa, nếu có thể đạt được một thỏa thuận.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hy vọng các cuộc đàm phán chỉ đạt được thành quả không quá 50%.
Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatollah Ali Khameini nói nên tiếp tục nỗ lực, nhưng ông cho rằng nỗ lực ấy sẽ “chẳng đi đến đâu.”
Iran nói họ không chú trọng đến việc chế tạo một vũ khí hạt nhân, nhưng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và nhiều chuyên gia tin rằng Iran đang tiến gần một cách nguy hiểm đến chỗ có khả năng làm được điều đó và muốn có những thay đổi để bảo đảm là Iran không thể làm được.
Tổng thống mới của Iran, ông Hassan Rouhani, lệ thuộc rất nhiều vào các cuộc đàm phán này. Ông muốn đem lại một nền kinh tế tốt đẹp hơn, và ông không thể làm như thế trừ phi các biện pháp chế tài kinh tế được chấm dứt qua một thỏa thuận hạt nhân. Nhưng cộng đồng quốc tế đang đòi hỏi chương trình hạt nhân của Iran phải cắt giảm rất nhiều.
Ðó là điều mà chuyên gia về chính sách hạt nhân Mark Hibbs của Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie không chắc là các nhà lãnh đạo Iran sẽ sẵn sàng chấp nhận.
Ông Hibbs nói: “Họ sẽ yêu cầu Iran phải có những nhượng bộ và cam kết trong một thời gian rất dài là hạn chế và trên thực tế cắt giảm quy mô của chương trình. Một trong những vấn đề sẽ là liệu chính phủ Iran ở cấp rất cao có sẽ cảm thấy thoải mái trong việc đạt một thỏa thuận chủ yếu cắt giảm các hoạt động hạt nhân của họ hay không.”
Hôm thứ ba, phát ngôn viên EU không cung cấp chi tiết của các cuộc đàm phán, và không biết các nhà thương thuyết sẽ theo một lịch trình ra sao.
Một giới chức Iran gọi phiên họp buổi sáng là “một khởi đầu rất tốt” và nói rằng ngay cả việc quyết định về một nghị trình làm việc cho tương lai cũng sẽ là “rất nhiều.”
Một giới chức cấp cao của Hoa Kỳ trước đó cho hay các cuộc đàm phán sẽ “phức tạp, khó khăn và dài dòng,” với nhiều nguy cơ. Giới chức phát biểu với điều kiện không nêu danh tính này kêu gọi một nỗ lực “thận trọng và tập trung.”
Giới chức này cũng nói rằng một quan hệ công tác đã phát triển với các giới chức Iran đã không có trước các cuộc đàm phán năm ngoái, và rằng việc thực thi thỏa thuận tạm thời đạt được hồi tháng 11 năm ngoái đang diễn tiến êm đẹp.
Phiên họp mở đầu với một bên là ngoại trưởng Iran và bên kia là trưởng ban đối ngoại Liên hiệp châu Âu, đứng cạnh các giới chức cấp cao của 6 quốc gia. Cuộc họp được nhiều người trông đợi chỉ kéo dài có 45 phút, sau đó các giới chức bước vào một loạt các phiên nhóm song phương thuờng mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Phát ngôn viên EU Michael Mann đề ra các mục tiêu to lớn:
“Trong các cuộc thương nghị này về một thỏa thuận toàn diện, mọi quan ngại về chương trình hạt nhân của Iran sẽ phải được đề cập tới. Mục tiêu chung vẫn là mưu tìm một giải pháp toàn diện bảo đảm rằng chương trình hạt nhân của Iran phải mang tính tuyệt đối hòa bình.”
Sự kiện này dự trù phải mất nhiều tháng, có thể là cả năm hay hơn nữa, nếu có thể đạt được một thỏa thuận.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hy vọng các cuộc đàm phán chỉ đạt được thành quả không quá 50%.
Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatollah Ali Khameini nói nên tiếp tục nỗ lực, nhưng ông cho rằng nỗ lực ấy sẽ “chẳng đi đến đâu.”
Iran nói họ không chú trọng đến việc chế tạo một vũ khí hạt nhân, nhưng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và nhiều chuyên gia tin rằng Iran đang tiến gần một cách nguy hiểm đến chỗ có khả năng làm được điều đó và muốn có những thay đổi để bảo đảm là Iran không thể làm được.
Tổng thống mới của Iran, ông Hassan Rouhani, lệ thuộc rất nhiều vào các cuộc đàm phán này. Ông muốn đem lại một nền kinh tế tốt đẹp hơn, và ông không thể làm như thế trừ phi các biện pháp chế tài kinh tế được chấm dứt qua một thỏa thuận hạt nhân. Nhưng cộng đồng quốc tế đang đòi hỏi chương trình hạt nhân của Iran phải cắt giảm rất nhiều.
Ðó là điều mà chuyên gia về chính sách hạt nhân Mark Hibbs của Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie không chắc là các nhà lãnh đạo Iran sẽ sẵn sàng chấp nhận.
Ông Hibbs nói: “Họ sẽ yêu cầu Iran phải có những nhượng bộ và cam kết trong một thời gian rất dài là hạn chế và trên thực tế cắt giảm quy mô của chương trình. Một trong những vấn đề sẽ là liệu chính phủ Iran ở cấp rất cao có sẽ cảm thấy thoải mái trong việc đạt một thỏa thuận chủ yếu cắt giảm các hoạt động hạt nhân của họ hay không.”
Hôm thứ ba, phát ngôn viên EU không cung cấp chi tiết của các cuộc đàm phán, và không biết các nhà thương thuyết sẽ theo một lịch trình ra sao.
Một giới chức Iran gọi phiên họp buổi sáng là “một khởi đầu rất tốt” và nói rằng ngay cả việc quyết định về một nghị trình làm việc cho tương lai cũng sẽ là “rất nhiều.”
Một giới chức cấp cao của Hoa Kỳ trước đó cho hay các cuộc đàm phán sẽ “phức tạp, khó khăn và dài dòng,” với nhiều nguy cơ. Giới chức phát biểu với điều kiện không nêu danh tính này kêu gọi một nỗ lực “thận trọng và tập trung.”
Giới chức này cũng nói rằng một quan hệ công tác đã phát triển với các giới chức Iran đã không có trước các cuộc đàm phán năm ngoái, và rằng việc thực thi thỏa thuận tạm thời đạt được hồi tháng 11 năm ngoái đang diễn tiến êm đẹp.