Kết quả bầu cử ở Australia rất sít sao, chưa xác định được bên nào chiến thắng

A swarm of starlings flies over the Altare della Patria monument (Unknown soldier) in the city center of Rome, Italy, during sunset.

Cử tri Australia có thể phải chờ thêm mấy ngày nữa mới biết được ai sẽ người lãnh đạo chính phủ kế tiếp vì kết quả bầu cử quá sít sao, chưa thể xác định được bên nào giành chiến thắng.

Ủy ban Bầu cử cho biết trong ngày Chủ nhật họ tập trung kiểm phiếu của một lượng lớn phiếu bầu gởi đến bằng bưu điện, phiếu bầu của cử tri vắng mặt và phiếu bầu sớm. Kết quả chung cuộc chính thức có thể vài ngày nữa mới có được. Việc kiểm phiếu sẽ tiếp tục vào thứ Ba.

Liên minh bảo thủ đương quyền và phe đối lập so kè sít sao với nhau tính đến số phiếu đã kiểm xong trong ngày thứ Bảy, và chưa bên nào giành được đủ ghế để thành lập chính phủ nắm đa số.

Thủ tướng Malcolm Turnbull sáng Chủ nhật nói rằng ông “hoàn toàn tự tin” là liên minh của ông đắc cử và ông sẽ có thể thành lập chính phủ liên minh.

Nhưng thủ lãnh đối lập Bill Shorten vào chiều tối thứ Bảy khi nói chuyện với những người ủng hộ cũng tỏ ra lạc quan khi đảng của ông đang dẫn trước số phiếu.

Các chính đảng cần phải giành được 76 ghế trong Quốc hội có tổng cộng 150 ghế mới thành lập được chính phủ liên minh.

Cho đến giờ, Đảng Lao động trung tả đối lập đang dẫn trước với khoảng 72 ghế, trong khi liên minh bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Turbull giành được 66 ghế -- tức đã mất đi mấy ghế. Các đảng phải nhỏ và ứng cử viên độc lập chiếm được 5 ghế, trong lúc kết quả kiểm phiếu cho 7 ghế khác chưa thể hiện rõ.

Nếu không có đảng nào giành được đa số ghế tại Quốc hội, cả Đảng Lao động lẫn liên minh cầm quyền sẽ buộc phải kết hợp với các nhà lập pháp độc lập để thành lập chính phủ thiểu số.

Do việc đi bỏ phiếu là bắt buộc tại Australia, rất nhiều cử tri đến phòng phiếu hôm thứ Bảy để bỏ phiếu cho cuộc bầu cử liên bang. Cuộc bầu cử lần này có sự tham gia của một số đảng nhỏ, trong đó có một ứng cử viên của đảng Xanh và những đảng độc lập.

Mặc dù biến đổi khí hậu, di dân và giáo dục là những đề tài then chốt trong các cuộc vận động tranh cử, kinh tế dường như là yếu tố quyết định của kết quả bầu cử.

Việc Anh quốc rút khỏi Liên hiệp Âu châu đã gây ra xao động tại Australia, và các thủ lãnh chính trị đặt vấn đề an ninh kinh tế làm trọng tâm của các cuộc vận động tranh cử.