SEOUL —
Các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên đang họp bàn về các kế hoạch của Bình Nhưỡng dường như định phóng một phi đạn đạo đạo bất chấp các biện pháp chế tài quốc tế. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Steve Herman ở Seoul, các nhà ngoại giao của nhiều quốc gia đang thảo luận về cách đáp ứng nếu Bình Nhưỡng xúc tiến điều mà nước này nhất mực cho là một ý đồ hòa bình nhằm đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.
Các vị đại sứ của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đã họp riêng trong ngày hôm nay với các giới chức bộ ngoại giao Nam Triều Tiên để bàn về một sách luợc chung đối với phi đạn của miền Bắc.
Ðại sứ Hoa Kỳ Sung Kim đã rời khỏi cuộc họp mà không đưa ra lời bình nào. Hôm thứ bảy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói một vụ phóng của Bắc Triều Tiên sẽ là “một hành đông mang tính khiêu khích cao đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Các cuộc đàm phán tại Seoul diễn ra vào lúc có tin cho thấy Bắc Triều Tiên đã đưa tầng đầu của phi đạn Unha-3 lên giàn phóng ở cơ sở Tongchang-ri.
Hãng tin bán chính thức Yonhap nói thông tin xuất phát từ một nguồn tin không nêu danh tính của chính phủ Nam Triều Tiên.
Ðại sứ Trung Quốc tại Nam Triều Tiên mô tả các cuộc hội đàm với các giới chức Bộ Ngoại giao ở Seoul là “đi sâu vào chi tiết và bao gồm nhiều vấn đề quan tâm chung” trong đó có “các vấn đề hiện thời trên bán đảo Triều Tiên.”
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên Kim Hyung-suk, nói cộng đồng quốc tế có lập trường thống nhất về vụ phóng đã được hoạch định.
Ông Kim nói Bắc Triều Tiên “phải lập tức rút lại kế hoạch và chú ý đến lời yêu cầu của cộng đồng quốc tế,” bởi vì vụ phóng sẽ là một “hành động khiêu khích nghiêm trọng.”
Tại Trung Quốc, nước duy nhất dành sự ủng hộ đáng kể cho Bắc Triều Tiên, các giới chức có luận điệu nhẹ nhàng hơn. Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh đã bày tỏ mối quan ngại về vụ phóng đã định.
Ông Hồng nói nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có quyền sử dụng một cách hòa bình không gian của mình nhưng vẫn phải bị đặt dưới các nghị quyết có hiệu lực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Một trong các nghị quyết này cấm chỉ Bắc Triều Tiên tiếp tục mọi hoạt động có liên quan đến phi đạn đạn đạo. Mặc dù miền Bắc nói rằng họ chỉ phóng vệ tinh, các chuyên gia về hàng không không gia nói kỹ thuật dành cho các vụ phóng đó cũng giống như kỹ thuật sử dụng cho phi đạn đạn đạo.
Kế hoạch phóng của Bắc Triều Tiên đã khiến Nhật Bản đình hoãn vòng đàm phán thứ nhì với các giới chức Bắc Triều Tiên định tổ chức trong tuần này ở Bắc Kinh. Cuộc thảo luận dự định xoay quanh số phận của các công dân Nhật Bản bị các điệp viên Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những thập niên trước.
Nhật Bản đang chuyển các phi đạn đạn đạo đến các đảo miền nam, trong dãy đảo Ryukyu, để sẵn sàng bắn hạ hoả tiễn của Bắc Triều Tiên trong trường hợp hoả tiễn đi chệch hướng. Các cơ quan truyền thông địa phương nói các chiến hạm Aegis sẽ đi chuyển vào vùng hải phận lân cận. Và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã thông báo lực lượng hải quân, không quân là lục quân đang chuẩn bị bố trí trên đảo Okinawa.
Ðây là những chuẩn bị tương tự như phần chuẩn bị mà Nhật Bản đã làm trước mưu toan lần trước của Bắc Triều Tiên, vào ngày 13 tháng 4, đi đến chỗ chấm dứt bằng sự kiện hoả tiễn Unha-3 bị nổ tung trên hải phận Hoàng Hải, vài phút sau khi cất cánh.
Nhưng Nhật Bản đã không thực hiện được lời hứa sẽ thông báo mau chóng cho công chúng về vụ phóng qua một hệ thống cảnh báo tinh vi mới gọi là J-Alert. Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố sự thất bại đó sẽ không tái diễn.
Ông Noda nói sẽ có biện pháp xử lý khủng hoảng đầy đủ và sự an toàn của đất nước sẽ được bảo đảm bằng cách cung cấp thông tin chính xác mau chóng cho công chúng Nhật.
Một số nhà phân tích tiên đoán một vụ phóng vào ngày 17 tháng này. Ðó là ngày giỗ đầu của lãnh tụ Kim Jong Il.
Nếu vụ phóng thành công, nó sẽ đem lại cho miền Bắc một thắng lợi đáng kể về tuyên truyền, chống lại miền nam giàu có hơn mà cho đến nay đã thất bại không đưa đuợc một vệ tinh của mình vào không gian.
Giáo sư Ryoo Kihl-jae, tại trường Ðại học Nghiên cứu về Bắc Triều Tiên ở Seoul, nói rằng miền Nam không nên quan tâm quá đáng về việc đó.
Giáo sư Ryoo nói nếu Bắc Triều Tiên phóng thành công một vệ tinh, thì họ có thể quảng bá trình độ kỹ thuật không gian của họ cao hơn của miền Nam. Nhưng ông hoài nghi liệu kỹ thuật không giam của miền Bắc có đề ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của miền Nam hay không.
Một tác động có tính cấp thời hơn có phần chắc sẽ là tác động đối với cuộc bầu cử tổng thống Nam Triều Tiên vào ngày 19 tháng 12 để chọn người kế nhiệm cho ông Lee Myung-bak có chủ trương bảo thủ, bị hạn chế chỉ được giữ nhiệm kỳ duy nhất là 5 năm.
Một số chuyên gia coi một hành động khiêu khích khác của Bắc Triều Tiên quá gần với ngày bầu cử sẽ có lợi cho đảng Saenuri đương quyền của bà Park Geun-hye, mà các cuộc thăm dò công luận cho thấy đang dẫn trước xít xao đối thủ Moon Jae-in của đảng Dân chủ Thống nhất có chủ trương cấp tiến.
Tuy nhiên, giáo sư Ryoo không dự kiến hành động của Bắc Triều Tiên sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với cử tri.
Ông Ryoo nói nếu có ảnh hưởng nào đó, thì chắc chắn sẽ có lợi cho ứng cử viên Park.
Các chính phủ cấp tiến của Nam Triều Tiên trước khi ông Lee đắc cử đã theo đuổi chính sách “ánh dương” đối với Bình Nhưỡng, với hy vọng sự giao tiếp sẽ làm bớt đi căng thẳng. Nhưng các chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên đã cô lập hoá họ thêm đối với cộng đồng quốc tế.
Bang giao với Nam Triều Tiên cũng đã xấu đi nhiều vì những vụ tấn công quân sự mà Seoul quy trách cho Bình Nhưỡng.
Hai nước Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao và trên nguyên tắc vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh sau một cuộc hưu chiến năm 1953 không đi đến chỗ ký kết một hòa ước.
Các vị đại sứ của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đã họp riêng trong ngày hôm nay với các giới chức bộ ngoại giao Nam Triều Tiên để bàn về một sách luợc chung đối với phi đạn của miền Bắc.
Ðại sứ Hoa Kỳ Sung Kim đã rời khỏi cuộc họp mà không đưa ra lời bình nào. Hôm thứ bảy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói một vụ phóng của Bắc Triều Tiên sẽ là “một hành đông mang tính khiêu khích cao đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Các cuộc đàm phán tại Seoul diễn ra vào lúc có tin cho thấy Bắc Triều Tiên đã đưa tầng đầu của phi đạn Unha-3 lên giàn phóng ở cơ sở Tongchang-ri.
Hãng tin bán chính thức Yonhap nói thông tin xuất phát từ một nguồn tin không nêu danh tính của chính phủ Nam Triều Tiên.
Ðại sứ Trung Quốc tại Nam Triều Tiên mô tả các cuộc hội đàm với các giới chức Bộ Ngoại giao ở Seoul là “đi sâu vào chi tiết và bao gồm nhiều vấn đề quan tâm chung” trong đó có “các vấn đề hiện thời trên bán đảo Triều Tiên.”
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên Kim Hyung-suk, nói cộng đồng quốc tế có lập trường thống nhất về vụ phóng đã được hoạch định.
Ông Kim nói Bắc Triều Tiên “phải lập tức rút lại kế hoạch và chú ý đến lời yêu cầu của cộng đồng quốc tế,” bởi vì vụ phóng sẽ là một “hành động khiêu khích nghiêm trọng.”
Tại Trung Quốc, nước duy nhất dành sự ủng hộ đáng kể cho Bắc Triều Tiên, các giới chức có luận điệu nhẹ nhàng hơn. Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh đã bày tỏ mối quan ngại về vụ phóng đã định.
Ông Hồng nói nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có quyền sử dụng một cách hòa bình không gian của mình nhưng vẫn phải bị đặt dưới các nghị quyết có hiệu lực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Một trong các nghị quyết này cấm chỉ Bắc Triều Tiên tiếp tục mọi hoạt động có liên quan đến phi đạn đạn đạo. Mặc dù miền Bắc nói rằng họ chỉ phóng vệ tinh, các chuyên gia về hàng không không gia nói kỹ thuật dành cho các vụ phóng đó cũng giống như kỹ thuật sử dụng cho phi đạn đạn đạo.
Kế hoạch phóng của Bắc Triều Tiên đã khiến Nhật Bản đình hoãn vòng đàm phán thứ nhì với các giới chức Bắc Triều Tiên định tổ chức trong tuần này ở Bắc Kinh. Cuộc thảo luận dự định xoay quanh số phận của các công dân Nhật Bản bị các điệp viên Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những thập niên trước.
Ðây là những chuẩn bị tương tự như phần chuẩn bị mà Nhật Bản đã làm trước mưu toan lần trước của Bắc Triều Tiên, vào ngày 13 tháng 4, đi đến chỗ chấm dứt bằng sự kiện hoả tiễn Unha-3 bị nổ tung trên hải phận Hoàng Hải, vài phút sau khi cất cánh.
Nhưng Nhật Bản đã không thực hiện được lời hứa sẽ thông báo mau chóng cho công chúng về vụ phóng qua một hệ thống cảnh báo tinh vi mới gọi là J-Alert. Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố sự thất bại đó sẽ không tái diễn.
Ông Noda nói sẽ có biện pháp xử lý khủng hoảng đầy đủ và sự an toàn của đất nước sẽ được bảo đảm bằng cách cung cấp thông tin chính xác mau chóng cho công chúng Nhật.
Một số nhà phân tích tiên đoán một vụ phóng vào ngày 17 tháng này. Ðó là ngày giỗ đầu của lãnh tụ Kim Jong Il.
Nếu vụ phóng thành công, nó sẽ đem lại cho miền Bắc một thắng lợi đáng kể về tuyên truyền, chống lại miền nam giàu có hơn mà cho đến nay đã thất bại không đưa đuợc một vệ tinh của mình vào không gian.
Giáo sư Ryoo Kihl-jae, tại trường Ðại học Nghiên cứu về Bắc Triều Tiên ở Seoul, nói rằng miền Nam không nên quan tâm quá đáng về việc đó.
Giáo sư Ryoo nói nếu Bắc Triều Tiên phóng thành công một vệ tinh, thì họ có thể quảng bá trình độ kỹ thuật không gian của họ cao hơn của miền Nam. Nhưng ông hoài nghi liệu kỹ thuật không giam của miền Bắc có đề ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của miền Nam hay không.
Một tác động có tính cấp thời hơn có phần chắc sẽ là tác động đối với cuộc bầu cử tổng thống Nam Triều Tiên vào ngày 19 tháng 12 để chọn người kế nhiệm cho ông Lee Myung-bak có chủ trương bảo thủ, bị hạn chế chỉ được giữ nhiệm kỳ duy nhất là 5 năm.
Một số chuyên gia coi một hành động khiêu khích khác của Bắc Triều Tiên quá gần với ngày bầu cử sẽ có lợi cho đảng Saenuri đương quyền của bà Park Geun-hye, mà các cuộc thăm dò công luận cho thấy đang dẫn trước xít xao đối thủ Moon Jae-in của đảng Dân chủ Thống nhất có chủ trương cấp tiến.
Tuy nhiên, giáo sư Ryoo không dự kiến hành động của Bắc Triều Tiên sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với cử tri.
Ông Ryoo nói nếu có ảnh hưởng nào đó, thì chắc chắn sẽ có lợi cho ứng cử viên Park.
Các chính phủ cấp tiến của Nam Triều Tiên trước khi ông Lee đắc cử đã theo đuổi chính sách “ánh dương” đối với Bình Nhưỡng, với hy vọng sự giao tiếp sẽ làm bớt đi căng thẳng. Nhưng các chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên đã cô lập hoá họ thêm đối với cộng đồng quốc tế.
Bang giao với Nam Triều Tiên cũng đã xấu đi nhiều vì những vụ tấn công quân sự mà Seoul quy trách cho Bình Nhưỡng.
Hai nước Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao và trên nguyên tắc vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh sau một cuộc hưu chiến năm 1953 không đi đến chỗ ký kết một hòa ước.