Kazakhstan là chủ nhà của cuộc hòa đàm Syria hồi tháng 1 với kết quả các bên đồng ý tăng cường một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, cuộc hòa đàm đã không bao gồm các nhóm Hồi giáo hiếu chiến. Việc đứng ra làm nước chủ nhà cho cuộc hòa đàm không chỉ là vấn đề uy tín đối với Kazakhstan, vì đất nước này cũng tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng của Hồi giáo cực đoan ở ngày trong nước.
Chính quyền Kazakhstan ước tính hàng trăm công dân của họ đã gia nhập các nhóm Hồi giáo hiếu chiến ở Syria và Iraq.
Họ nói rằng các cuộc tấn công khủng bố hồi tháng 7/2016 đã làm theo lệnh từ Syria. Những vụ khủng bố đó là điều bất thường ở Kazakhstan.
Alim Shaumetov, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Akniet, phát biểu: "Nếu hoà bình được lập lại ở các vùng lãnh thổ của Syria và Iraq, điều đó sẽ làm trong sạch tình hình tôn giáo nói chung ở Kazakhstan".
Trung tâm Phục hồi chức năng Akniet của Kazakhstan hoạt động để tái hòa nhập những phần tử cực đoan trở về nước và khuyên bảo đối với những người muốn rời khỏi đất nước.
Alim Shaumetov, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Akniet, nói: "Tư tưởng cực đoan, lan truyền qua các trang web khủng bố quốc tế nước ngoài, ảnh hưởng chủ yếu tới những người trẻ tuổi, những người đó dễ dàng tin những lời tuyên truyền như vậy".
Nhà thờ Hồi giáo trung tâm của Astana có hoạt động truyền thông của riêng họ và phát đi đoạn video lên án những kẻ Hồi giáo cực đoan và khủng bố.
Thày cả Serikbai Haji Oraz tại Nhà thờ Hồi giáo Sultan Khazret nói: "Mục tiêu của chúng tôi là phi cực đoan hóa cộng đồng của chúng tôi. Và để có thể làm điều đó, chúng tôi phải không ngừng theo đuổi một số hoạt động theo hướng này".
Trong khi các mối đe dọa đối với Kazakhstan là tương đối nhỏ, chính quyền ở đây nói việc giáo dục thanh niên về Hồi giáo đích thực chính là điều trọng yếu để ngăn chặn sự lan truyền chủ nghĩa cực đoan.