Các cường quốc đồng ý theo đuổi các biện pháp mới để chế tài Iran

  • Margaret Besheer
Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cộng với Đức, đã đồng ý bắt đầu phác thảo các biện pháp chế tài mới đối với Iran

Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cộng với Đức, đã đồng ý bắt đầu phác thảo các biện pháp chế tài mới đối với Iran

Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cộng với Đức, đã đồng ý bắt đầu phác thảo các biện pháp chế tài mới đối với Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Quyết định này cho thấy Trung Quốc, nước vốn lâu nay vẫn chống đối các biện pháp trừng phạt mới, cuối cùng đã thôi không chống đối nữa. Từ trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, thông tín viên VOA Margaret Besheer gửi về bài tường thuật sau đây.

Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cộng với Đức, đã đồng ý bắt đầu phác thảo các biện pháp chế tài mới đối với Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Quyết định này cho thấy Trung Quốc, nước vốn lâu nay vẫn chống đối các biện pháp trừng phạt mới, cuối cùng đã thôi không chống đối nữa. Từ trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, thông tín viên VOA Margaret Besheer gửi về bài tường thuật sau đây.

Quyết định được đưa ra trong một cuộc điện đàm chung hôm thứ tư giữa các giới chức cao cấp của 6 cường quốc – Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ và Đức.

Tại trụ sở Liên hiệp quốc, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, người đang đồng chủ tọa một hội nghị gây quỹ cứu trợ cho Haiti, đã được hỏi liệu nhóm các quốc gia vừa kể có nhất trí tiến qua một giai đoạn chế tài mới hay không.

Bà Clinton đáp: “Tôi cho rằng quý vị đã mô tả chính xác lập trường của nhóm 5 thành viên thường trực cộng 1. Đây là một nhóm tham vấn thống nhất từ hơn một năm nay rồi. Nhóm tiếp tục thống nhất với nhau, và sẽ có thêm rất nhiều cuộc hội ý – không phải chỉ trong nhóm mà còn với cả các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong những tuần lễ sắp tới.”

Bà Clinton nói rằng các biện pháp chế tài có thể là một phần thực sự trong cuộc thương nghị.

Bà Clinton nói: “Chúng tôi nghĩ rằng hành động trong Hội đồng Bảo an là một phần của cuộc thương thảo và ngoại giao, và có lẽ sự kiện đó có thể thu hút được sự chú ý của giới lãnh đạo Iran.”

Trong tuần này, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố hy vọng nhìn thấy một nghị quyết chế tài mới – đây sẽ là nghị quyết thứ tư – tại Hội đồng Bảo an, trong thời gian “vài tuần” nữa.

Các biện pháp vừa kể có thể bao gồm những trừng phạt mới đối với các thành viên Vệ binh Cách mạng nhiều thế lực của Iran, cũng như các biện pháp nhắm vào các khu vực bảo hiểm và hàng hải của Iran.

Là nước có quan hệ thương mại chặt chẽ với Iran, Trung Quốc đã do dự không muốn đồng ý với các biện pháp chế tài mới. Nhưng phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Bill Burton hôm qua nói rằng Trung Quốc biết rằng một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông sẽ không có lợi cho họ.