Các đại diện của gần 120 quốc gia, trong đó có mấy chục vị nguyên thủ, sẽ tề tựu tại Tehran trong tuần tới để dự hội nghị thượng đỉnh của Phong trào Phi Liên kết. Diễn biến này đem lại cho Iran một dịp bứt ra khỏi tình trạng cô lập quốc tế, và một cơ hội để phong trào thu hút phần nào sự chú ý hiếm thấy.
Phong trào Phi Liên kết là một tổ chức thời Chiến tranh Lạnh có mục đích cung cấp một diễn đàn cho các nước không liên minh với cả Hoa Kỳ lẫn Liên bang sô viết. Nhưng từ lúc bắt đầu trong thập niên 1950 nhóm này đã có các thành viên không hội đủ tiêu chuẩn, và kể từ khi Liên bang sô viết tan rã vào năm 1991, nhóm này đã chật vật để duy trì cả lai lịch lẫn ảnh hưởng của mình.
Nay, hệ thống lãnh đạo luân phiên đã đưa tổ chức này trở lại sân khấu, vào lúc cuộc họp thượng đỉnh được định tại Tehran vào một thời điểm mà các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc được áp dụng chống lại Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.
Một số nhà lãnh đạo sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh trong khi họ giúp thực thi các biện pháp chế tài đang làm tê liệt nền kinh tế của Iran.
Sự tương phản này tiêu biểu cho phong trào. Giáo sư môn Luật Quốc tế Hennie Strydom tại trường Ðại học Johannesburg nói với số nước tham gia đông như thế, thường có tương đối rất ít vấn đề có thể đồng ý với nhau. Ông nhận định:
“Họ sẽ đồng ý về những vấn đề quan tâm chung, như những vấn đề phát triển kinh tế, lập trường tương đối yếu của họ trong các vấn đề quốc tế, và trong việc thành lập một hình thức nào đó của một khối chống lại các ảnh hưởng Tây phương. Do đó, đây không phải là một cơ sở mạnh để dựa vào, nhưng dù sao các vấn đề ấy cũng đã liên kết họ trong những năm vừa qua.”
Ông Strydom nói nhiều nước trong Phong trào Phi Liên kết có thiện cảm phần nào với quyền của Iran được phát triển chương trình hạt nhân của mình, và với lập trường cứng rắn của nước này chống lại phương Tây.
Ông nói Iran có thể sử dụng cuộc họp này để tìm được hậu thuẫn cho việc nới lỏng các biện pháp chế tài, nhưng ông không tin là Iran sẽ thành công:
“Iran muốn nhân cơ hội này để củng cố hậu thuẫn cho lập trường của mình trên thế giới. Có thể cuộc họp này có tiềm năng đi đến kết quả là một số quốc gia sẽ nói rằng Hội đồng Bảo an sẽ xem xét lại vấn đề. Vào thời điểm này, điều không mấy chắc chắn là cuộc vận động đó sẽ mạnh như thế nào.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Iran sẽ tìm cách lũng đoạn Phong trào Phi Liên kết tại cuộc họp thượng đỉnh, và tìm cách đánh lạc sự chú ý ra khỏi việc họ thách thức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế bởi vì Hội đồng tin rằng chương trình hạt nhân của Iran nhắm vào việc khai triển vũ khí hạt nhân, một cáo buộc mà Iran vẫn phủ nhận. Hội đồng muốn iran ngưng tinh chế uranium lên đến mức có thể chế tạo vũ khí, và cho phép tiến hành các cuộc thanh sát quốc tế.
Gây khó khăn cho nỗ lực của Iran trong việc bãi bỏ chế tài sẽ là sự hiện diện của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Iran muốn ông có mặt ở đó để nâng cao vị thế cuộc họp, nhưng nhiều nước, kể cả Hoa Kỳ và Israel, nói rằng trong tư cách của tổ chức áp đặt các biện pháp chế tài, ông Ban Ki-moon không nên đến Iran.
Tuy nhiên, đồng giám đốc Chương trình về Iran Dana Allin tại Viện Quốc tế về Nghiên cứu Sách lược của London nói rằng sự hiện diện của ông Ban có thể giúp tập trung sự chú ý vào các biện pháp chế tài và lý do áp đặt chúng. Ông nói:
“Tôi không nghi ngờ gì là ông sẽ lên tiếng rất thẳng thắn với giới lãnh đạo Iran về sự kiện họ vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.”
Như vậy, trong khi các nhà lãnh đạo tụ hội tại Tehran, các chuyên gia phân tích sẽ theo dõi xem liệu cuộc họp có cải thiện được vị thế của Iran trong trường ngoại giao toàn cầu hay không.
Nhưng ông Dana Allin nói cho dù có được cải thiện, sự gián đoạn trong những khó khăn của Iran có phần chắc cũng không được bao lâu. Ông nói:
“Họ tổ chức cuộc họp và mọi người đến dự. Vậy là rõ ràng sự cô lập không phải là toàn diện. Sẽ là điều ngu xuẩn nếu giả dụ rằng sự kiện ấy không mang ý nghĩa gì. Lập luận của tôi là chúng ta không nên làm ngược lại và thổi phồng tính quan trọng của nó bởi vì tình hình khá thê thảm của Iran sẽ vẫn y nguyên sau khi cuộc họp kết thúc.”
Hội nghị thượng đỉnh sẽ nhóm họp với một bài phát biểu của lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khameini, người thường chỉ gặp các giới chức Iran. Sự kiện này dường như sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc họp đối với Iran vào một thời điểm mà, nếu không phải vì hội nghị thượng đỉnh này, đa số các nhà lãnh đạo thế giới sẽ không đến thăm, hay thậm chí giao thương với nước này.
Phong trào Phi Liên kết là một tổ chức thời Chiến tranh Lạnh có mục đích cung cấp một diễn đàn cho các nước không liên minh với cả Hoa Kỳ lẫn Liên bang sô viết. Nhưng từ lúc bắt đầu trong thập niên 1950 nhóm này đã có các thành viên không hội đủ tiêu chuẩn, và kể từ khi Liên bang sô viết tan rã vào năm 1991, nhóm này đã chật vật để duy trì cả lai lịch lẫn ảnh hưởng của mình.
Nay, hệ thống lãnh đạo luân phiên đã đưa tổ chức này trở lại sân khấu, vào lúc cuộc họp thượng đỉnh được định tại Tehran vào một thời điểm mà các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc được áp dụng chống lại Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.
Một số nhà lãnh đạo sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh trong khi họ giúp thực thi các biện pháp chế tài đang làm tê liệt nền kinh tế của Iran.
Sự tương phản này tiêu biểu cho phong trào. Giáo sư môn Luật Quốc tế Hennie Strydom tại trường Ðại học Johannesburg nói với số nước tham gia đông như thế, thường có tương đối rất ít vấn đề có thể đồng ý với nhau. Ông nhận định:
“Họ sẽ đồng ý về những vấn đề quan tâm chung, như những vấn đề phát triển kinh tế, lập trường tương đối yếu của họ trong các vấn đề quốc tế, và trong việc thành lập một hình thức nào đó của một khối chống lại các ảnh hưởng Tây phương. Do đó, đây không phải là một cơ sở mạnh để dựa vào, nhưng dù sao các vấn đề ấy cũng đã liên kết họ trong những năm vừa qua.”
Ông Strydom nói nhiều nước trong Phong trào Phi Liên kết có thiện cảm phần nào với quyền của Iran được phát triển chương trình hạt nhân của mình, và với lập trường cứng rắn của nước này chống lại phương Tây.
Ông nói Iran có thể sử dụng cuộc họp này để tìm được hậu thuẫn cho việc nới lỏng các biện pháp chế tài, nhưng ông không tin là Iran sẽ thành công:
“Iran muốn nhân cơ hội này để củng cố hậu thuẫn cho lập trường của mình trên thế giới. Có thể cuộc họp này có tiềm năng đi đến kết quả là một số quốc gia sẽ nói rằng Hội đồng Bảo an sẽ xem xét lại vấn đề. Vào thời điểm này, điều không mấy chắc chắn là cuộc vận động đó sẽ mạnh như thế nào.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Iran sẽ tìm cách lũng đoạn Phong trào Phi Liên kết tại cuộc họp thượng đỉnh, và tìm cách đánh lạc sự chú ý ra khỏi việc họ thách thức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế bởi vì Hội đồng tin rằng chương trình hạt nhân của Iran nhắm vào việc khai triển vũ khí hạt nhân, một cáo buộc mà Iran vẫn phủ nhận. Hội đồng muốn iran ngưng tinh chế uranium lên đến mức có thể chế tạo vũ khí, và cho phép tiến hành các cuộc thanh sát quốc tế.
Gây khó khăn cho nỗ lực của Iran trong việc bãi bỏ chế tài sẽ là sự hiện diện của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Iran muốn ông có mặt ở đó để nâng cao vị thế cuộc họp, nhưng nhiều nước, kể cả Hoa Kỳ và Israel, nói rằng trong tư cách của tổ chức áp đặt các biện pháp chế tài, ông Ban Ki-moon không nên đến Iran.
Tuy nhiên, đồng giám đốc Chương trình về Iran Dana Allin tại Viện Quốc tế về Nghiên cứu Sách lược của London nói rằng sự hiện diện của ông Ban có thể giúp tập trung sự chú ý vào các biện pháp chế tài và lý do áp đặt chúng. Ông nói:
“Tôi không nghi ngờ gì là ông sẽ lên tiếng rất thẳng thắn với giới lãnh đạo Iran về sự kiện họ vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.”
Như vậy, trong khi các nhà lãnh đạo tụ hội tại Tehran, các chuyên gia phân tích sẽ theo dõi xem liệu cuộc họp có cải thiện được vị thế của Iran trong trường ngoại giao toàn cầu hay không.
Nhưng ông Dana Allin nói cho dù có được cải thiện, sự gián đoạn trong những khó khăn của Iran có phần chắc cũng không được bao lâu. Ông nói:
“Họ tổ chức cuộc họp và mọi người đến dự. Vậy là rõ ràng sự cô lập không phải là toàn diện. Sẽ là điều ngu xuẩn nếu giả dụ rằng sự kiện ấy không mang ý nghĩa gì. Lập luận của tôi là chúng ta không nên làm ngược lại và thổi phồng tính quan trọng của nó bởi vì tình hình khá thê thảm của Iran sẽ vẫn y nguyên sau khi cuộc họp kết thúc.”
Hội nghị thượng đỉnh sẽ nhóm họp với một bài phát biểu của lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khameini, người thường chỉ gặp các giới chức Iran. Sự kiện này dường như sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc họp đối với Iran vào một thời điểm mà, nếu không phải vì hội nghị thượng đỉnh này, đa số các nhà lãnh đạo thế giới sẽ không đến thăm, hay thậm chí giao thương với nước này.