Tức giận vì các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các giới chức Nga, liên quan tới việc sáp nhập Crimea, và những xáo trộn tại miền đông Ukraine, phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói rằng Moscow có thể trả đũa bằng cách xem xét lại vấn đề hợp tác không gian giữa hai quốc gia. Nếu lời đe dọa của ông trở thành hiện thực, thì việc đó có thể ảnh hưởng tới các cuộc thăm dò không gian trong tương lai trên Trạm Không gian Quốc tế.
Nga không chính thức cam kết tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trên Trạm Không Gian Quốc Tế cho tới năm 2024, như Hoa Kỳ đề nghị, và giờ đây nói rằng họ có thể rút ra vào năm 2020. Nhưng sự hợp tác trong lãnh vực không gian lớn nhất và quan trọng nhất giữa Hoa Kỳ và Nga dường như không bị ảnh hưởng.
Phi hành gia Rick Mastracchio, người vừa mới trở về trái đất sau hơn sáu tháng trên quỹ đạo, nói rằng bầu không khí trên Trạm Không Gian Quốc Tế vẫn tốt đẹp như từ trước đến nay. Ông nói:
“Quan hệ công việc mà chúng tôi có ở mức độ cá nhân với cá nhân cả trên Trạm Không Gian Quốc Tế và ngay cả ở đây, dưới mặt đất, chúng tôi và các đồng nghiệp Nga giao dịch rất tốt đẹp với nhau, như vậy không có vấn đề gì khi làm việc với họ.”
Các quan hệ cá nhân và nghề nghiệp có lẽ không thay đổi, nhưng ông Scott Pace, Giám đốc Viện chính sách Không Gian tại Trường Đại học George Washington nói rằng môi trường chính trị, và các lý do chiến lược cho việc tiếp tục hợp tác, đã gặp nhiều áp lực:
“Vấn đề là: đây có phải là một tình trạng tạm thời hay đây là một bước ngoặt vĩnh viễn sẽ nêu lên nghi vấn về toàn bộ khu vực hợp tác hậu -Xô Viết mà chúng ta đã có với Nga?”
Ông Pace nói rằng, NASA hy vọng sẽ phóng đi phi thuyền Orion váo năm 2017, để đưa các phi hành gia lên Trạm Không Gian Quốc Tế và xa hơn nữa mà không có sự dự phần của Nga.
Với tình trạng sự ủng hộ của công chúng giảm bớt và ngân sách thâu hẹp nhất từ trước tới nay để gởi các thành viên phi hành đoàn trên các phi vụ đi sâu vào vũ trụ, các giới chức ý thức được rằng sự hợp tác quốc tế là một vấn đề cần thiết.
Tại một cuộc thảo luận mới đây về tương lai của các cuộc thăm dò vũ trụ, được tổ chức ngày 20 tháng Năm trong Cuộc Triển Lãm Hàng Không và Không Gian ở Berlin, Tổng Giám đốc NASA Charles Bolden Jr.,nói rằng cơ quan của ông hiểu điều đó.
“Tôi phải nhấn mạnh rằng không có điều gì trong kế hoạch này mà chúng ta thực hiện một mình.”
Chẳng hạn các hệ thống điện và lực đẩy cho phi thuyền Orion được cung cấp bởi Châu Âu, với nhiều xây dựng được thực hiện tại Đức.
Nhưng, các giới chức không gian Nga không tham gia trong cuộc thảo luận đó. Ông Scott Pace nói rằng Moscow muốn trở lại thăm dò mặt trăng nhưng có thể không có ngân quỹ để tài trợ cho kế hoạch đó. Ông nói:
“Nga sẽ phải quyết định là họ muốn thực sự làm gì trong không gian sau năm 2020.”
Ông Pace nói rằng một sự hợp tác Nga Mỹ được tiếp tục sẽ tốt cho sự hợp tác quốc tế trong lãnh vực không gian, nhưng dường như sức mạnh chính trị vượt quá chương trình không gian.
Trong khi đó, một phi hành đoàn Mỹ-Nga mới lên đường tới Trạm Không Gian Quốc Tế trong tuần này, sẽ được phóng đi vào thứ Tư 28 tháng 5 trên phi thuyền Soyuz do Nga chế tạo.
Nga không chính thức cam kết tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trên Trạm Không Gian Quốc Tế cho tới năm 2024, như Hoa Kỳ đề nghị, và giờ đây nói rằng họ có thể rút ra vào năm 2020. Nhưng sự hợp tác trong lãnh vực không gian lớn nhất và quan trọng nhất giữa Hoa Kỳ và Nga dường như không bị ảnh hưởng.
Phi hành gia Rick Mastracchio, người vừa mới trở về trái đất sau hơn sáu tháng trên quỹ đạo, nói rằng bầu không khí trên Trạm Không Gian Quốc Tế vẫn tốt đẹp như từ trước đến nay. Ông nói:
“Quan hệ công việc mà chúng tôi có ở mức độ cá nhân với cá nhân cả trên Trạm Không Gian Quốc Tế và ngay cả ở đây, dưới mặt đất, chúng tôi và các đồng nghiệp Nga giao dịch rất tốt đẹp với nhau, như vậy không có vấn đề gì khi làm việc với họ.”
Các quan hệ cá nhân và nghề nghiệp có lẽ không thay đổi, nhưng ông Scott Pace, Giám đốc Viện chính sách Không Gian tại Trường Đại học George Washington nói rằng môi trường chính trị, và các lý do chiến lược cho việc tiếp tục hợp tác, đã gặp nhiều áp lực:
“Vấn đề là: đây có phải là một tình trạng tạm thời hay đây là một bước ngoặt vĩnh viễn sẽ nêu lên nghi vấn về toàn bộ khu vực hợp tác hậu -Xô Viết mà chúng ta đã có với Nga?”
Ông Pace nói rằng, NASA hy vọng sẽ phóng đi phi thuyền Orion váo năm 2017, để đưa các phi hành gia lên Trạm Không Gian Quốc Tế và xa hơn nữa mà không có sự dự phần của Nga.
Với tình trạng sự ủng hộ của công chúng giảm bớt và ngân sách thâu hẹp nhất từ trước tới nay để gởi các thành viên phi hành đoàn trên các phi vụ đi sâu vào vũ trụ, các giới chức ý thức được rằng sự hợp tác quốc tế là một vấn đề cần thiết.
Tại một cuộc thảo luận mới đây về tương lai của các cuộc thăm dò vũ trụ, được tổ chức ngày 20 tháng Năm trong Cuộc Triển Lãm Hàng Không và Không Gian ở Berlin, Tổng Giám đốc NASA Charles Bolden Jr.,nói rằng cơ quan của ông hiểu điều đó.
“Tôi phải nhấn mạnh rằng không có điều gì trong kế hoạch này mà chúng ta thực hiện một mình.”
Chẳng hạn các hệ thống điện và lực đẩy cho phi thuyền Orion được cung cấp bởi Châu Âu, với nhiều xây dựng được thực hiện tại Đức.
Nhưng, các giới chức không gian Nga không tham gia trong cuộc thảo luận đó. Ông Scott Pace nói rằng Moscow muốn trở lại thăm dò mặt trăng nhưng có thể không có ngân quỹ để tài trợ cho kế hoạch đó. Ông nói:
“Nga sẽ phải quyết định là họ muốn thực sự làm gì trong không gian sau năm 2020.”
Ông Pace nói rằng một sự hợp tác Nga Mỹ được tiếp tục sẽ tốt cho sự hợp tác quốc tế trong lãnh vực không gian, nhưng dường như sức mạnh chính trị vượt quá chương trình không gian.
Trong khi đó, một phi hành đoàn Mỹ-Nga mới lên đường tới Trạm Không Gian Quốc Tế trong tuần này, sẽ được phóng đi vào thứ Tư 28 tháng 5 trên phi thuyền Soyuz do Nga chế tạo.