HONG KONG —
Các cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn là một bước ngoặt đối với Hong Kong, vào lúc thành phố này, năm 1989, chỉ còn 8 năm trước khi được trao trả cho Trung Quốc, sau 150 năm là thuộc địa của Anh. Hàng trăm ngàn người dân Hong Kong đã tuần hành để ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối ở Hoa Lục và đã khóc khi người biểu tình bị đàn áp. Thông tín viên VOA Rebecca Valli tường thuật rằng cho đến hôm nay, Hong Kong là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà các biến cố năm 1989 được tưởng nhớ đến một cách công khai.
Năm 1989, nhà thơ Meng Lang đang làm biên tập viên tại Đại học Thâm Quyến. Là một người gốc Thượng Hải, ông đã chuyển đến một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của Trung Quốc. Ông nói thành phố miền nam gần Hong Kong là nơi duy nhất mở cánh cửa sổ cho phong trào sinh viên năm 1989. Ông nói:
“Thâm Quyến là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà chúng tôi có thể tự do xem truyền hình tin tức từ Hong Kong. Nhà nào cũng có thể xem tin tức ở Hong Kong. Các cao ốc đều có ăng-ten, được gọi là “ăng-ten xương cá”, vì vậy chúng tôi biết mọi việc xảy ra cho phong trào sinh viên, từ các chết của ông Hồ Diệu Bang cho đến vụ đàn áp ngày 4 tháng 6.”
Ông Meng nói xem các tin tức truyền hình đó cho thấy sự hỗ trợ của Hong Kong thật không thể nào lầm lẫn:
“Đã có nhiều cuộc biểu tình. Họ quyên góp nhiều tiền để gửi cho sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn. Vào năm 1989 Hong Kong đứng trước thực tế là sẽ được giao lại cho Trung Quốc trong 8 năm nữa, vì vậy dân chúng đã có một câu hỏi về điều đó.”
Ông Meng nói câu hỏi là liệu những quyền tự do mà thành phố này hưởng khi là thuộc địa của Anh có thể được duy trì dưới sự cai trị của Trung Quốc hay không.
21 năm sau, Hong Kong đã chuyển tiếp để trở thành phần đất của Trung Quốc, nhưng đã giữ được hệ thống pháp lý độc lập và tự do báo chí.
Đó cũng là phần đất duy nhất ở Trung Quốc nơi mà các biến cố mùa xuân năm 1989 được tưởng niệm hàng năm.
Hôm Chủ nhật, hàng ngàn người đã tham gia cuộc tuần hành tưởng nhớ biến cố ngày 4 tháng 6. Sin Ka Kuen, một sinh viên ở Hong Kong nói:
“Từ 25 năm nay Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn từ chối nói về ngày 4 tháng 6. Đó là lý do vì sao năm nào chúng tôi cũng đến đây.”
Ông Deng một người đã 60 tuổi cũng tham gia cuộc tuần hành. Ông nói:
“Tôi sẽ dùng sức lực cuối cùng của mình để ghi nhớ phong trào dân chủ Trung Quốc.”
Năm nay Hong Kong sẽ quyết định về các chi tiết của phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 và 2012.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách thông qua một điều luật loại trừ những tiếng nói bất đồng không cho tham gia ứng cử.
Ông Lee Cheuk Yan, một trong những người tổ chức cuộc tuần hành hôm Chủ nhật, nói:
“Ở Hong Kong, nơi chúng tôi vẫn còn chỗ, chúng tôi đến và phản đối. Và đó cũng là về Hong Kong, vì nếu có đàn áp ở Trung Quốc, họ cũng sẽ tìm cách can thiệp vào các quyền tự do của chúng tôi ở Hong Kong.”
Trong những tuần lễ dẫn đến ngày kỷ niệm Thiên An Môn, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bắt giữ các nhà họat động, các học giả và các nhà trí thức, vì những nỗ lực của họ tìm cách bí mật tưởng niệm những người đã chết năm 1989.
Năm 1989, nhà thơ Meng Lang đang làm biên tập viên tại Đại học Thâm Quyến. Là một người gốc Thượng Hải, ông đã chuyển đến một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của Trung Quốc. Ông nói thành phố miền nam gần Hong Kong là nơi duy nhất mở cánh cửa sổ cho phong trào sinh viên năm 1989. Ông nói:
“Thâm Quyến là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà chúng tôi có thể tự do xem truyền hình tin tức từ Hong Kong. Nhà nào cũng có thể xem tin tức ở Hong Kong. Các cao ốc đều có ăng-ten, được gọi là “ăng-ten xương cá”, vì vậy chúng tôi biết mọi việc xảy ra cho phong trào sinh viên, từ các chết của ông Hồ Diệu Bang cho đến vụ đàn áp ngày 4 tháng 6.”
Ông Meng nói xem các tin tức truyền hình đó cho thấy sự hỗ trợ của Hong Kong thật không thể nào lầm lẫn:
“Đã có nhiều cuộc biểu tình. Họ quyên góp nhiều tiền để gửi cho sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn. Vào năm 1989 Hong Kong đứng trước thực tế là sẽ được giao lại cho Trung Quốc trong 8 năm nữa, vì vậy dân chúng đã có một câu hỏi về điều đó.”
Ông Meng nói câu hỏi là liệu những quyền tự do mà thành phố này hưởng khi là thuộc địa của Anh có thể được duy trì dưới sự cai trị của Trung Quốc hay không.
21 năm sau, Hong Kong đã chuyển tiếp để trở thành phần đất của Trung Quốc, nhưng đã giữ được hệ thống pháp lý độc lập và tự do báo chí.
Đó cũng là phần đất duy nhất ở Trung Quốc nơi mà các biến cố mùa xuân năm 1989 được tưởng niệm hàng năm.
Hôm Chủ nhật, hàng ngàn người đã tham gia cuộc tuần hành tưởng nhớ biến cố ngày 4 tháng 6. Sin Ka Kuen, một sinh viên ở Hong Kong nói:
“Từ 25 năm nay Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn từ chối nói về ngày 4 tháng 6. Đó là lý do vì sao năm nào chúng tôi cũng đến đây.”
Ông Deng một người đã 60 tuổi cũng tham gia cuộc tuần hành. Ông nói:
“Tôi sẽ dùng sức lực cuối cùng của mình để ghi nhớ phong trào dân chủ Trung Quốc.”
Năm nay Hong Kong sẽ quyết định về các chi tiết của phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 và 2012.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách thông qua một điều luật loại trừ những tiếng nói bất đồng không cho tham gia ứng cử.
Ông Lee Cheuk Yan, một trong những người tổ chức cuộc tuần hành hôm Chủ nhật, nói:
“Ở Hong Kong, nơi chúng tôi vẫn còn chỗ, chúng tôi đến và phản đối. Và đó cũng là về Hong Kong, vì nếu có đàn áp ở Trung Quốc, họ cũng sẽ tìm cách can thiệp vào các quyền tự do của chúng tôi ở Hong Kong.”
Trong những tuần lễ dẫn đến ngày kỷ niệm Thiên An Môn, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bắt giữ các nhà họat động, các học giả và các nhà trí thức, vì những nỗ lực của họ tìm cách bí mật tưởng niệm những người đã chết năm 1989.