Một tuần đã trôi qua sau cái chết khả nghi của ông Lý Vượng Dương, một nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc từng bị cầm tù 21 năm về tội âm mưu lật đổ chính quyền và vì đã tham gia phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989. Hàng vạn người Hồng Kông đã tham gia một cuộc biểu tình hồi cuối tuần vừa qua để tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn. Họ cũng tổ chức một buổi lễ truy điệu hồi tối thứ tư để đòi Trung Quốc điều tra về cái chết của ông Lý. Từ Hồng Kông, thông tín viên Ivan Broadhead gởi về bài tường thuật sau đây.
Hôm thứ Tư, các nhân vật tranh đấu nhân quyền đã tụ tập bên dưới bức tượng Nữ thần Công lý tại tòa nhà từng là trụ sở Tối cao Pháp viện Hồng Kông để cử hành lễ truy điệu nhân vật bất đồng chính kiến Lý Vượng Dương.
Buổi lễ được tổ chức bởi Liên minh Hồng Kông Ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước Trung Quốc. Nhà lập pháp Lý Trác Nhân, chủ tịch liên minh này, phát biểu như sau.
Ông Lý nói: "Đây là một vụ ám sát chính trị. Chúng tôi đòi hỏi nhà chức trách tiến hành một cuộc điều tra về vụ án ông Lý Vượng Dương. Nếu vụ án này không được điều tra một cách thỏa đáng, điều đó cho thấy rằng nạn đàn áp ở Trung Quốc giờ đây đã trở nên nghiêm trọng hơn. Nó cho thấy họ có thể cướp đi tính mạng của một con người mà không phải chịu trách nhiệm, không có công lý."
Ông Lý Vượng Dương, 62 tuổi, qua đời tại một bệnh viện ở tỉnh Hồ Nam hôm 6 tháng 6 vừa qua, hai ngày sau lễ tưởng niệm 23 năm ngày xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Ông là tù nhân chính trị Thiên An Môn bị giam cầm lâu nhất và chỉ được thả ra khỏi nhà tù cách nay một năm.
Người ta thấy xác ông Lý Vượng Dương đứng thẳng và một sợi dây quanh cổ ông được buộc vào song sắt của cửa sổ ở đầu giường. Mặc dầu ông Lý là một người đau yếu, bị mù và bị điếc sau nhiều năm bị tra tấn trong nhà tù, nhà chức trách Trung Quốc nói rằng ông đã treo cổ tự tử.
Bà Từ Mỹ Linh, thuộc tổ chức Nhân quyền Trung Quốc ở New York, cho biết cuộc giảo nghiệm tử thi ông Lý được thực hiện bởi vị bác sĩ từng phán định hồi năm ngoái rằng ông Tuyết Tân Ba, một người đại diện cho dân làng ở Quảng Đông, đã chết một cách bình thường trong lúc đang bị công an giam giữ.
Phán định gây tranh cãi đó đã góp phần làm bùng ra vụ nổi dậy hồi tháng 9 của dân làng ở Ô Khảm, một diễn tiến đã trở thành biểu tượng của phong trào tự phát để chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Bà Từ Mỹ Linh cho đài VOA biết thêm như sau về vụ giảo nghiệm tử thi ông Lý Vượng Dương.
Bà Từ cho biết: "Bất chấp sự cam kết của Bộ Công An, họ đã tiến hành cuộc giảo nghiệm mà không sự hiện diện của người trong gia đình ông Lý và sau đó họ mang xác ông ấy đem thiêu, xóa sạch những bằng chứng quan trọng nhất."
Một việc khác nữa làm cho nhiều người không tin ông Lý Vượng Dương tự sát là nhân vật bất đồng chính kiến này có tiếng là người có ý chí rất mạnh mẽ. Hai tuần trước khi ông qua đời, các nhà báo Hồng Kông đã đến phỏng vấn ông, và theo bà Mạch Yến Đình của Hiệp hội Ký giả Hồng Kông, ông Lý đã nói với các nhà báo là ông không hề ân hận về việc đã tham gia cuộc tranh đấu đòi dân chủ.
Ông Mạch nói: "Cá tính của ông ấy thật là mạnh mẽ. Ông ấy đã bị tra tấn, hành hạ trong nhà tù gần 22 năm. Ông ấy nói rằng “dù có bị chặt đầu tôi cũng không chùn bước.” Làm sao quí vị có thể tin được một người có cá tính, có ý chí mạnh mẽ như vậy lại là người có ý định tự sát."
Các nhân vật tranh đấu ở Hồng Kông tuyên bố họ sẽ tiếp tục đòi Trung Quốc điều tra về cái chết của nhà dân chủ kỳ cựu này. Họ cho biết đòi hỏi đó sẽ được trình bày trực tiếp cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi ông đến Hồng Kông vào tháng tới để dự lễ kỷ niệm 15 năm ngày cựu thuộc địa Anh này được giao hoàn cho Trung Quốc.
Hôm thứ Tư, các nhân vật tranh đấu nhân quyền đã tụ tập bên dưới bức tượng Nữ thần Công lý tại tòa nhà từng là trụ sở Tối cao Pháp viện Hồng Kông để cử hành lễ truy điệu nhân vật bất đồng chính kiến Lý Vượng Dương.
Buổi lễ được tổ chức bởi Liên minh Hồng Kông Ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước Trung Quốc. Nhà lập pháp Lý Trác Nhân, chủ tịch liên minh này, phát biểu như sau.
Ông Lý nói: "Đây là một vụ ám sát chính trị. Chúng tôi đòi hỏi nhà chức trách tiến hành một cuộc điều tra về vụ án ông Lý Vượng Dương. Nếu vụ án này không được điều tra một cách thỏa đáng, điều đó cho thấy rằng nạn đàn áp ở Trung Quốc giờ đây đã trở nên nghiêm trọng hơn. Nó cho thấy họ có thể cướp đi tính mạng của một con người mà không phải chịu trách nhiệm, không có công lý."
Ông Lý Vượng Dương, 62 tuổi, qua đời tại một bệnh viện ở tỉnh Hồ Nam hôm 6 tháng 6 vừa qua, hai ngày sau lễ tưởng niệm 23 năm ngày xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Ông là tù nhân chính trị Thiên An Môn bị giam cầm lâu nhất và chỉ được thả ra khỏi nhà tù cách nay một năm.
Người ta thấy xác ông Lý Vượng Dương đứng thẳng và một sợi dây quanh cổ ông được buộc vào song sắt của cửa sổ ở đầu giường. Mặc dầu ông Lý là một người đau yếu, bị mù và bị điếc sau nhiều năm bị tra tấn trong nhà tù, nhà chức trách Trung Quốc nói rằng ông đã treo cổ tự tử.
Bà Từ Mỹ Linh, thuộc tổ chức Nhân quyền Trung Quốc ở New York, cho biết cuộc giảo nghiệm tử thi ông Lý được thực hiện bởi vị bác sĩ từng phán định hồi năm ngoái rằng ông Tuyết Tân Ba, một người đại diện cho dân làng ở Quảng Đông, đã chết một cách bình thường trong lúc đang bị công an giam giữ.
Phán định gây tranh cãi đó đã góp phần làm bùng ra vụ nổi dậy hồi tháng 9 của dân làng ở Ô Khảm, một diễn tiến đã trở thành biểu tượng của phong trào tự phát để chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Bà Từ Mỹ Linh cho đài VOA biết thêm như sau về vụ giảo nghiệm tử thi ông Lý Vượng Dương.
Bà Từ cho biết: "Bất chấp sự cam kết của Bộ Công An, họ đã tiến hành cuộc giảo nghiệm mà không sự hiện diện của người trong gia đình ông Lý và sau đó họ mang xác ông ấy đem thiêu, xóa sạch những bằng chứng quan trọng nhất."
Một việc khác nữa làm cho nhiều người không tin ông Lý Vượng Dương tự sát là nhân vật bất đồng chính kiến này có tiếng là người có ý chí rất mạnh mẽ. Hai tuần trước khi ông qua đời, các nhà báo Hồng Kông đã đến phỏng vấn ông, và theo bà Mạch Yến Đình của Hiệp hội Ký giả Hồng Kông, ông Lý đã nói với các nhà báo là ông không hề ân hận về việc đã tham gia cuộc tranh đấu đòi dân chủ.
Ông Mạch nói: "Cá tính của ông ấy thật là mạnh mẽ. Ông ấy đã bị tra tấn, hành hạ trong nhà tù gần 22 năm. Ông ấy nói rằng “dù có bị chặt đầu tôi cũng không chùn bước.” Làm sao quí vị có thể tin được một người có cá tính, có ý chí mạnh mẽ như vậy lại là người có ý định tự sát."
Các nhân vật tranh đấu ở Hồng Kông tuyên bố họ sẽ tiếp tục đòi Trung Quốc điều tra về cái chết của nhà dân chủ kỳ cựu này. Họ cho biết đòi hỏi đó sẽ được trình bày trực tiếp cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi ông đến Hồng Kông vào tháng tới để dự lễ kỷ niệm 15 năm ngày cựu thuộc địa Anh này được giao hoàn cho Trung Quốc.