Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường tại Rio de Janero, Brazil, kết thúc hôm thứ Sáu, sau khi đại biểu của hơn 190 quốc gia cam kết thực hiện hành động để thúc đẩy phát triển bền vững và nâng hằng tỉ người ra khỏi tình trạng nghèo khó.
Lên tiếng trong ngày thứ ba và cũng là ngày chót của hội nghị thượng đỉnh Rio+20, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi những tư duy mới và “khác” để bảo tồn tài nguyên của thế giới, và “không thể chấp nhận thất bại.”
Những người hoạt động môi trường đã chỉ trích hội nghị thượng đỉnh, nói rằng văn kiện kết quả hội nghị được các nhà ngoại giao chấp thuận là quá yếu, thiếu những cam kết cụ thể, và không đạt được bao nhiêu tiến bộ.
Bà Clinton nói các giới chức biết là họ sẽ bị phán xét không phải bởi những gì họ nói hay có ý định thực hiện, nhưng bởi họ có tạo ra được kết quả hay không.
Bà nhấn mạnh tới nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề như phá rừng, nước, chất thải rắn, an ninh lương thực, và loan báo tài trợ 20 tỉ đô la để ủng hộ sản xuất năng lượng sạch tại Châu Phi.
Hôm thứ Năm, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói hơn 50 nước đã triển khai các chính sách năng lượng mới, dựa theo kế hoạch Năng lượng Lâu dài cho Tất cả. Theo ông, các nhà đầu tư tư nhân đã cam kết cung cấp 50 tỉ đô la để tài trợ cho những dự án giúp mọi người có điều kiện sử dụng năng lượng, tăng gấp đôi hiệu quả của năng lượng, và chia sẻ năng lượng tái tạo trên thế giới trước năm 2030.
Lên tiếng trong ngày thứ ba và cũng là ngày chót của hội nghị thượng đỉnh Rio+20, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi những tư duy mới và “khác” để bảo tồn tài nguyên của thế giới, và “không thể chấp nhận thất bại.”
Những người hoạt động môi trường đã chỉ trích hội nghị thượng đỉnh, nói rằng văn kiện kết quả hội nghị được các nhà ngoại giao chấp thuận là quá yếu, thiếu những cam kết cụ thể, và không đạt được bao nhiêu tiến bộ.
Bà Clinton nói các giới chức biết là họ sẽ bị phán xét không phải bởi những gì họ nói hay có ý định thực hiện, nhưng bởi họ có tạo ra được kết quả hay không.
Bà nhấn mạnh tới nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề như phá rừng, nước, chất thải rắn, an ninh lương thực, và loan báo tài trợ 20 tỉ đô la để ủng hộ sản xuất năng lượng sạch tại Châu Phi.
Hôm thứ Năm, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói hơn 50 nước đã triển khai các chính sách năng lượng mới, dựa theo kế hoạch Năng lượng Lâu dài cho Tất cả. Theo ông, các nhà đầu tư tư nhân đã cam kết cung cấp 50 tỉ đô la để tài trợ cho những dự án giúp mọi người có điều kiện sử dụng năng lượng, tăng gấp đôi hiệu quả của năng lượng, và chia sẻ năng lượng tái tạo trên thế giới trước năm 2030.